Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “Dao động và sóng điện từ” lớp 12 THPT

MỤC LỤC

Các hình thức kiểm tra đánh giá cơ bản

* Trắc nghiệm khách quan là loại hình câu hỏi, bài tập mà các phương án trả lời đã có sẵn, hoặc nếu HS phải tự viết câu trả lời thì câu trả lời phải là câu ngắn và chỉ duy nhất có một cách viết đúng. + Không cho phép đánh giá năng lực diễn đạt của HS cũng như không cho thấy quá trình suy nghĩ của HS để trả lời một CH hoặc giải đáp một bài tập.

Mục tiêu dạy học .1. Vấn đề mục tiêu

Tầm quan trọng của các mục tiêu dạy học

- Có được phương hướng, tiêu chí để quyết định về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. - Cú được lớ tưởng rừ ràng về cỏi cần kiểm tra đỏnh giỏ khi kết thỳc mỗi mụn học, học phần hay trong quá trình giảng dạy từng kiến thức cụ thể.

Cách phát biểu mục tiêu [20]

Nội dung đánh giá ở mức độ hiểu bao gồm những CH: đòi hỏi HS phải thể hiện ra ở khả năng áp dụng, giải thích, minh họa lại được các hiện tượng, các khái niệm, quy luật, áp dụng được kiến thức đã nhớ lại hoặc đã gợi ra để giải quyết những tình huống tương tự với tình huống đã biết, giải đáp được câu hỏi dạng "A giúp giải quyết X như thế nào ?" (Kiến thức A giúp bạn giải quyết vấn đề này như thế nào?). Nội dung các câu hỏi đánh giá ở mức độ vận dụng: đòi hỏi HS phải tìm được kiến thức thích hợp trong vốn kiến thức đã có để giải quyết tình huống đã cho bằng cách vận dụng các cách giải quyết, các tình huống theo các mẫu đã biết, giải đáp được câu hỏi thuộc dạng " (Các) A nào giúp giải quyết X và giải quyết X như thế nào?" (Bạn biết gì về cái sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này và giải quyết như thế nào?).

Phương pháp và kĩ thuật trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Ví dụ: với công thức chứa căn bặc hai, HS thường quên không khai căn thức hoặc bình phương hai vế (khi đại lượng cần tìm nằm trong căn thức); HS thường nhầm lẫn giữa mối quan hệ về tỉ lệ thuận với hàm bậc nhất; nhầm lẫn khi suy luận từ công thức toán học sang dạng đồ thị tương ứng; không hiểu chính xác về mối quan hệ phần trăm giữa các đại lượng; lẫn lộn giữa giá trị lớn nhất với giá trị cực đại, giá trị nhỏ nhất với giá trị cực tiểu. Phân tích sơ bộ các câu hỏi trước khi đem ra thực nghiệm để phát hiện trước những sai sót có thể có trong quá trình soạn thảo: sự chính xác của các thuật ngữ, cách diễn đạt những câu chưa đảm bảo yêu cầu kiến thức, thời gian làm bài, sự hợp lí của các số liệu, cũng như loại bỏ các từ thừa, các phương án nhiễu không hợp lí.

Cách trình bày và cách chấm điểm một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

+ Để tránh sự gian lận của HS ta có thể in thành những bộ bài trắc nghiệm với những câu hỏi giống nhau nhưng thứ tự các câu hỏi bị đảo lộn. + HS phải được nhắc nhở rằng họ phải đỏnh dấu cỏc cõu lựa chọn một cỏch rừ ràng, sạch sẽ; nếu có tẩy xóa thì cũng phải tẩy xóa thật sạch.

Phân tích câu hỏi

- Mục đích thứ 2 là để xem HS trả lời mỗi câu như thế nào, và từ đó sửa lại các câu hỏi để bài trắc ngiệm có thể đo lường thành quả khả năng học tập một cách hữu hiệu hơn. Trong phương pháp phân tích câu hỏi của một bài trắc nghiệm, thành quả học tập của chúng ta thường so sánh câu trả lời của HS ở mỗi câu hỏi với điểm số chung toàn bài.

Phân tích đánh giá bài trắc nghiệm thông qua chỉ số thống kê 1. Độ khó của bài trắc nghiệm

Tính d: Lập điểm thô cho từng bài, cộng lại chia cho tổng số người là được điểm trung bình cộng của bài trắc nghiệm, lấy điểm thô của từng bài trừ cho điểm trung bình ta có từng độ lệch d; bình phương từng độ lệch ta có d2. Sai số tiêu chuẩn đo lường là một phong cách biểu thị độ tin cậy của bài trắc nghiệm theo ý nghĩa tuyệt đối; nghĩa là không theo ý nghĩa tương đối như hệ số tin cậy đã nêu.

Thực trạng của hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh trong hoạt động dạy học vật lí ở một số trường THPT tại Hải Dương

Trong những năm gần đây, cùng với việc Bộ giáo dục và đào tạo chủ trương đưa hình thức kiểm tra TNKQ vào kì thi tốt nghiệp THPT và thi đại học ở một số môn học (trong đó có môn Vật lí) thì việc kiểm tra đánh giá ở THPT cũng đã có sự đổi mới. Tất cả những điều trình bày ở trên, chúng tôi vận dụng để xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức chương"Dao động và sóng điện từ"của học sinh lớp 12 THPT mà nội dung nghiên cứu cụ thể sẽ được trình bày ở chương sau.

Đặc điểm cấu trúc nội dung chương "Dao động và sóng điện từ" ở lớp 12 THPT

SOẠN THẢO HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG "DAO ĐỘNG VÀ SểNG ĐIỆN TỪ". Từ khái niệm điện từ trường sẽ hình thành khái niệm sóng điện từ qua đó hình thành khái niệm sóng vô thuyến và các ứng dụng của nó trong thông tin liên lạc.

Nội dung về kiến thức, kĩ năng học sinh cần có sau khi học

* Định nghĩa dao động điện từ tự do: sự biến thiên điều hòa theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i (hoặc cường độ điện trường. E→ và cảm ứng từ →B) trong mạch dao động được gọi là dao động điện từ tự do. - Mỗi biến thiên theo thời gian của từ trường đều sinh ra trong không gian xung quanh một điện trường xoáy biến thiên theo thời gian và ngược lại, mỗi biến thiên theo thời gian của điện trường cũng sinh ra một từ trường biến thiên theo thời gian trong không gian xung quanh.

Dao động điện

+ Nhớ được năng lượng điện trường tập trung tại tụ điện, năng lượng từ trường tập trung trong ống dây. + Vẽ và khai thác được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc WC và WL theo thời gian.

Sóng điện từ

Câu 8: Dao động tự do trong hai mạch dao động có các giá trị L và C giống nhau nhưng lúc đầu tích điện cho tụ bằng những bộ nguồn một chiều có suất điện động khác nhau thì khi hai tụ cùng phóng điện, dao động điện từ ở hai mạch dao động sẽ khác nhau về. Nếu không hiểu về dao động tự do có chu kì không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài và cho rằng vì được nạp điện bằng các nguồn điện có suất điện động khác nhau thì chu kì dao động khác nhau, HS sẽ chọn phương án sai C. ,và vận dụng được kiến thức: "điện áp cực đại giữa hai bản tụ bằng suất điện động của nguồn điện không đổi tích điện cho tụ điện" và đổi đúng đơn vị, tính đúng sẽ chọn được phương án đúng B.

CWCq

Mục đích của thực nghiệm sư phạm (TNSP)

TNSP (kiểm tra HS bằng hệ thống câu hỏi đã soạn thảo), nhằm mục đích đánh giá từng câu trắc nghiệm về phương diện: độ khó, độ phân biệt và các phương án nhiễu. Đánh giá độ tin cậy của bộ câu hỏi đã soạn thông qua các công thức thống kê.

Phương pháp thực nghiệm

HS làm một bài kiểm tra là toàn bộ hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn chương "Dao động và sóng điện từ" đã được chỉnh lí và bổ sung sau đợt một. Thời gian làm bài là 110 phút, trước ngày kiểm tra một tuần HS được thông báo về nội dung và cách thức kiểm tra để ôn tập. Kết quả thực nghiệm được sử lí theo phương pháp thống kê, từ đó rút ra nhận xét và đánh giá cần thiết.

Các bước tiến hành thực nghiệm .1.Nội dung các bài kiểm tra

- Đảm bảo tính trung thực của bài trắc nghiệm, hạn chế tối đa sự nhìn nhau bằng cách in ra bốn mã đề từ đề gốc, và các câu hỏi trong từng đề đã được sáo trộn, do đó HS ngồi gần nhau không làm cùng đề. - HS trả lời trên một tờ phiếu riêng, mỗi tờ sẽ ứng với một phiếu trả lời và trên phiếu đã ghi sẵn kí hiệu của mã đề đó. - Phân tích kết quả trên 353 bài, từ đó rút ra nhận xét đánh giá hệ thống câu hỏi và đưa ra những nhận định về chất lượng kiến thức chương " Dao động và sóng điện từ" của nhóm HS thực nghiệm.

Kết quả thực nghiệm và nhận xét 1 Kết quả thực nghiệm

* Nhận xét: Bảng phân bố các loại điểm cho thấy số HS đạt yêu cầu của bài thực nghiệm là 58,36%, đồ thị phân bố có dạng hình chuông chuẩn Gauss, số HS đạt điểm trung bình là cao nhất. Nguyên nhân gây ra các sai lầm của HS là do không nhớ cách tạo dao động điện từ duy trì trong mạch LC là có thể dùng đặc tính tự điều khiển của Tranzito. Nguyên nhân gây ra các sai lầm của HS là nhớ không đầy đủ tính chất của các loại sóng vô tuyến hoặc lẫn lộn giữa sóng ngắn và sóng cực ngắn vô tuyến.

Bảng 3.2. Tần số, tần suất điểm chuẩn bài làm của học sinh
Bảng 3.2. Tần số, tần suất điểm chuẩn bài làm của học sinh