MỤC LỤC
Các cây ngập mặn khác: Một số loài thực vật ngập mặn phân bố thành từng cụm ven sông, rạch và ao nuôi thủy sản trong khu vực Cẩm Thanh được ghi nhận: Ráng Đại (Acrostichum aureum L.), Tra (Thespesia populnea), Bình Bát (Annona reticulata), Ô Rô (Acanthus ebracteatus), Ráng Chó Chanh (Pityrogramma calomelanos). Đước Đôi Rhixhophora apiculata Bl.) được ghi nhận có sự phân bố xen kẽ trong vạt cây ngập mặn ở khu cù lao giữa sông. Mặt khác, xã Cẩm Thanh cũng có những nỗ lực để khôi phục làng nghề của xã đó là khuyến khích bà con trở lại nghề, đăng ký chứng nhận nhãn hiệu tre dừa Cẩm Thanh, xây khu tập trung cho làng nghề và vận động bà con tham gia vào khu tập trung để xây dựng hình ảnh đặc trưng của làng nghề.
Xã Cẩm Thanh vốn có nghề truyền thống là nghề làm nhà Tre-Dừa (tre được nhập từ nhiều nơi khác như Duy Xuyên, Tiên Phước…, lá dừa nước được sử dụng làm mái, cọng dừa cũng được tận dụng để làm phên liếp). Ngoài ra, một thực tế rất cụ thể đó là chủ trương “xóa nhà tạm” của Nhà nước cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc người dân “xóa” dần nhà tre-dừa và thay bằng nhà bê tông, mái tôn hoặc các dạng nhà ống khác.
Hiện nay, việc đi lại bằng các thuyền nhỏ trên các con lạch là một hình thức đang được ưa chuộng của các du khách tham quan Rừng dừa Bảy Mẫu và khu sinh thái Thuận Tình. Tuy nhiên, việc lưu thông của xã cũng đang chịu ảnh hưởng từ các dự án đường giao thông đã và sẽ thực hiện như các đê ngăn mặn, dự án cầu Cửa Đại….
Giáo dục, y tế
Cấp nước
Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường
Việc này đã và đang làm thay đổi đáng kể hình ảnh làng quê đặc trưng của xã.
Đầu năm 2016, Dự án trồng phục hồi rừng dừa nước Cẩm Thanh kết hợp đầu tư cở hạ tầng phục vụ du lịch cộng đồng từ nguồn kinh phí Biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và môi trường tài trợ đã trồng thêm được 26ha dừa nước con. Thôn Thanh Tam Tây cũng là thôn có diện tích dừa nước khá lớn 16,37 ha, tuy nhiên phần lớn diện tích của thôn Thanh Tam Tây cũng như diện tích dừa nước của thôn đều nằm tách biệt (khu vực Thuận Tình).
Hiện nay tại xã Cẩm Thanh có một số hoạt động du lịch sinh thái khám phá Cẩm Thanh bằng xe đạp kết hợp chèo thúng tham quan rừng dừa, quăng lưới cùng ngư dân, trồng lúa cùng nông dân, làm đồ thủ công mỹ nghệ, tham quan các di tích lịch sử, các bia chiến tích, các hộ gia đình làm nghề thủ công và các hoạt động du lịch khác của du khách như chèo thuyền và câu cá trong rừng dừa, ở trong nhà làm bằng dừa nước. Trên đường đi, du khách có thể ghé thăm các di tích lịch sử, cũng như các hộ gia đình làm nghề thủ công như làm tre dừa nước, làm mắm..Trung tâm Hành động vì Đô thị cũng kết hợp với chính quyền xã thực hiện khảo sát tuyến tour, lập tuyến tour tham quan, cắm bảng hướng dẫn tour, in tờ rơi hướng dẫn, in bảng quảng cáo tour, bản đồ tour, lập website, thành lập tổ thuyền thúng cộng đồng với mục đích quảng bá về du lịch địa phương….
Thành lập các Tổ cộng đồng quản lý, bảo vệ và khai thác rừng dừa nước: Tổ được ủy ban nhân dân xã thành lập theo quyết định số 56/2008/QĐ – UBND ngày 09 tháng 9 năm năm 2008 với 14 thành viên (có danh sách kèm theo) để tuần tra quản lý những đối tượng khai thác bằng xung kích điện, khai thác trong thời gian cấm khai thác (theo quy chế) khu vực từ thôn 1 đến đuôi thôn 2 (hạ lưu sông Thu Bồn) của người dân địa phương và người dân của các khu vực lân cận. Qua rà soát của phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hội An thì có 16 hộ lấn chiếm đất nuôi trồng thủy sản, đất dừa nước để xây dựng cổ hạ tầng, kinh doanh du lịch sinh thái mà không được cấp phép (chưa kể 02 trường hợp xây dựng trái phép và phá dừa nước san lấp mặt bằng trái phép chuẩn bị xây dựng tại thôn Thanh Tam Đông và thôn Thanh Tam Tây do UBND xã Cẩm Thanh chủ trì kiểm tra), diện tích dừa nước bị chặt phá khoảng 7000m2 dừa nước.
Tổ cộng đồng quản lý, bảo vệ và khai thác rừng dừa nước: Tổ được ủy ban nhân dân xã thành lập theo quyết định số 56/2008/QĐ – UBND ngày 09 tháng 9 năm năm 2008 với 14 thành viên tổ có nhiệm vụ tuần tra giám sát hoạt động khai thác thủy hải sản của người dân địa phương và các khu vực lõn cận theo dừi xử lý cỏc đối tượng khai thỏc rừng dừa nước bừa bói, khai thác thủy hải sản bằng phương pháp hủy diệt như: trủ điện, xung điện, lưới mắt nhỏ,… trường hợp vi phạm quy chế khai thác, quản lý nguồn lợi thủy hải sản của địa phương. Tổ cộng đồng quản lý, bảo vệ và khai thác rừng dừa nước hoạt động không hiệu quả do nhiều nguyên nhân: vẫn chưa hoạt động thường xuyên do chưa lực lượng còn quá mỏng và công tác tổ chức tuần tra vẫn chưa được đưa vào hệ thống, không phụ cấp tiền lương cho các thành viên trong tổ quản lý, khi phát hiện người dân vi phạm thì chỉ nhắc nhở, nhưng không lập biên bản để giao cho công an xã xử phạt.
Phân vùng chức năng để bảo vệ, phục hồi và khai thác hợp lý: Hiện nay trên toàn xã đã có quy hoạch chung về từng khu vực dừa phục vụ cho du lịch, vùng bảo tồn khai thác thủy hải sản tuy nhiên để xây dựng được bản đồ chung về phân vùng chức năng cho rừng dừa là một vấn đề phức tạp, khó khăn đòi hỏi các chuyên gia đầu ngành tuy nhiên chưa có kinh phí để thực hiện. Nuôi trồng thủy hải sản được xác định là một ngành nghề chủ yếu của địa phương, là ngành nghề mang lại nguồn thu nhập tương đối ổn định cho bà con nhân dân do vậy việc vận động bà con nhân dân chuyển đổi diện tích nuôi tôm sang trồng dừa nước là một vấn đề rất khó khăn phức tạp đòi hỏi mất rất nhiều kinh phí để giải tỏa đền bù.
Đồng thời, bà con cũng mong muốn khôi phục lại các căn cứ địa Cách Mạng để con cháu đời sau ghi nhớ mãi những chiến công của ông cha trên mảnh đất Cẩm Thanh này; nhưng hiện nay rừng dừa nước không còn bạt ngàn như trước đây, làm giảm sự thu hút của khách du lịch. Rừng dừa nước Cẩm Thanh là một bộ phận cực kỳ quan trọng để hướng tới xây dựng Hội An thành phố sinh thái trong tương lai theo Nghị quyết số 11/2009/NQ-HĐND ngày 15/12/2009 của HĐND thành phố Hội An về “Xây dựng thành phố Hội An-Thành phố sinh thái.
Ngoài ra cần nâng cao nhận thức, năng lực cộng đồng dưới nhiều hình thức phong phú như hội thảo, hội họp cấp cộng đồng; điều tra khảo sát nguồn lợi, TNMT, kinh tế xã hội, truyền thông giáo dục, cung cấp thông tin, dữ liệu được tổ chức thường xuyên cho người dân trực tiếp tham gia các vấn đề trồng phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước cụ thể như: Công tác truyền thông, giáo dục môi trường nhằm trang bị những kiến thức cần thiết cho cộng đồng về giá trị của hệ sinh thái dừa nước; cũng như các biện pháp quản lý, bảo tồn; tập huấn các kỹ thuật về sử dụng, khai thác hợp lý hệ sinh thái dừa nước; nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ của cộng đồng nói chung và Tổ bảo vệ nguồn lợi thủy sản nói riêng. Hơn nữa, hiện nay vẫn còn nhiều người sử dụng các dụng cụ đánh bắt mang tính hủy diệt như te điện, trũ điện, lờ trung quốc, các công cụ đánh bắt có kích thước mắc lưới quá nhỏ, nên bên cạnh công tác tuần tra xử lý vi phạm bằng biện pháp hành chính cũng cần tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân bảo vệ nguồn lợi rừng dừa nước, song song với đó là các chính sách cải thiện sinh kế, đào tạo nghề để người dân giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn lợi rừng dừa nước. Việc tổ chức các luồng giao thông đường bộ và đường thủy cũng như việc tổ chức không gian dọc các tuyến giao thông này phục vụ khai thác dịch vụ du lịch phải đảm bảo không những không gây tác động xấu đến hệ sinh thái, mà còn là không gian để du khách có thể chiêm ngưỡng, cảm nhận về cảnh quan sinh thái của toàn khu vực, thông qua đó, có thể tạo ấn tượng sinh thái đặc trưng và tổng thể của toàn khu sinh thái rừng dừa nước cẩm Thanh.
Ban điều hành