MỤC LỤC
Với những DN SX có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục thì tuỳ theo yêu cầu quản lý, đặc điểm sử dụng bán thành phẩm (bán ra ngoài, nhập kho…) và khả năng tính toán mà đối tượng tính GT có thể chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng và cũng có thể bao gồm cả thành phẩm và bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ. Việc xác định kỳ tính GT hợp lý giúp cho việc tổ chức công tác tính GT kế hoạch, hợp lý, kịp thời cung cấp được số liệu về GT thực tế của SP nhằm phát huy đầy đủ hơn chức năng phản ánh và giám đốc của kế toán đối với công tác kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch GTSP nói riêng, kế hoạch SXKD của DN nói chung.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP
SPSX của XN chủ yếu là gia công cho khách hàng theo các đơn đặt hàng từ nước ngoài, bên cạnh đó XN cũng thực hiện các hợp đồng SX các loại đồng phục cho các lực lượng của Đoàn TNCS HCM như: áo đồng phục thanh niên tình nguyện, đồng phục của Tổng đội thanh niên xung phong, khăn quàng đỏ cho Đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh… Sản lượng hàng năm của XN đạt 1-1,2 triệu SP, trong đó SP may gia công xuất khẩu chiếm tới 90%. Giám đốc có quyền tự chủ về tài chính của XN, chủ động sử dụng các loại vốn có hiệu quả nhất, tích cực cải tiến và tăng thêm TSCĐ cũng như TSLĐ, đầu tư công nghệ mới, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, bảo toàn và phát triển nguồn vốn đáp ứng yêu cầu SXKD của toàn XN. − Phòng Kế hoạch thị trường và Xuất nhập khẩu: Phòng này có nhiệm vụ giỳp Giỏm đốc theo dừi cụng tỏc kế hoạch SXKD của XN quản lý kho tàng, phương tiện vận chuyển bốc xếp; nhận các đơn hàng, tham gia ký kết hợp đồng; lập kế hoạch sản xuất… Ngoài ra, bộ phận này còn chịu trách nhiệm làm mọi thủ tục liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu như: thủ tục Hải quan, xin cấp hạn ngạch, vận đơn, E/L, C/O….
+ Quyết toán tài chính và lập báo cáo hàng quý theo quy định của Nhà nước, thực hiện và kế hoạch vốn phục vụ cho SX, hạch toán kế toán thực hiện và hạch toán nghiệp vụ đầy đủ quá trình vận động về vật tư, tiền vốn, tài sản của XN, lập các báo cáo tài chính kịp thời nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho Ban giám đốc làm cơ sở để đưa ra các quyết định quản lý chính xác, đồng thời nộp các báo cáo tài chính cho Công ty. − Kế toán trưởng: Chỉ đạo chung tất cả các bộ phận kế toán về mặt nghiệp vụ, từ việc ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chứng từ kế toán quy định mối quan hệ phân công hợp tác trong bộ máy kế toán, kiểm tra tình hình biến động các loại vật tư, tài khoản, theo dừi cỏc khoản thu, chi …và hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
Đối với hàng nhận gia công, toàn bộ CPNVLTT thậm chí cả bao bì đóng gói đều do bên đặt hàng cung cấp cho XN theo điều kiện CIF Hải Phòng (CP vận chuyển từ nước đặt hàng đến Cảng Hải Phòng là do bên đặt hàng chịu) hay theo điều kiện trong hợp đồng gia công. Tại phõn xưởng, hàng ngày Quản đốc phõn xưởng theo dừi thực tế chấm cụng, theo dừi số lượng SP hoàn thành trong từng cụng đoạn trong dõy chuyền sản xuất, ghi vào “Bảng kê thanh toán lương SP”, rồi căn cứ vào đơn giá từng công đoạn để tính lương SP cho công nhân. Từ Biểu định mức đơn giá chi tiết tiền lương cho từng công đoạn nói trên, Quản đốc phân xưởng căn cứ vào từng công đoạn SX của từng công nhân để xác định số lượng SPHT hàng ngày, đến cuối tháng lập Bảng kê lương SP theo bước công đoạn hoàn thành của từng công nhân.
Bộ phận kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào biểu định mức đơn giá tiền lương, Bảng kê lương của các tổ gửi lên, Bảng xác định quỹ lương SX kế hoạch và số lượng SPHT của từng tổ để tính lương cho từng tổ và kiểm tra lại lương của từng công nhân. Theo chế độ này, từng tổ, bộ phận các tổ SX vào cuối tháng sẽ tiến hành bình xét chế độ thưởng ABC, cơ sở để bình xét bao gồm nhiều yếu tố nhưng trước hết là các “Bảng chấm công”, ý thức trách nhiệm của họ…Sau khi bình xét xong, các tổ tiến hành gửi các bảng bình xét lên Phòng tổ chức xét duyệt, sau đó gửi các bảng đó lên Phòng kế toán tài chính để lĩnh thưởng. Kế toán tiền lương sau khi nhận được các bảng bình xét sẽ tiến hành tính lương thưởng cho công nhân theo tỷ lệ: Loại A thưởng 15% theo lương SP, Loại B thưởng 10% theo lương SP, Loại C thưởng 5% theo lương SP, chế độ lương thưởng được áp dụng cho mọi lao động có thời gian làm việc tại Xí nghiệp từ 3 tháng trở lên.
CP nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của các nhân viên phân xưởng, đây là bộ phận gián tiếp phục vụ cho SX trực tiếp, bao gồm: Quản đốc, thủ kho, tạp vụ, nhà bếp…được tính lương gián tiếp căn cứ vào SP bình quân ngày công của CNTTSX.
Sở dĩ Xí nghiệp xác định đối tượng tính GTSP như vậy là do SP SXHT là các SP thuộc các mã hàng, nhưng trong mỗi mã hàng các SP lại có các kích cỡ khác nhau. Bên cạnh đó, trong hình thức may gia công thì không có sự phân biệt đơn giá gia công theo kích cỡ SP, nghĩa là các SP có kích cỡ khác nhau nhưng cùng một mã gia công thì có đơn giá gia công như nhau. Hàng tháng, căn cứ vào Báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu trực tiếp, Bảng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán lập Bảng tính giá thành sản phẩm từng mã hàng (Biểu số 2.32).
Sản phẩm sản xuất dở dang cuối kỳ tại Xí nghiệp may Vạn Xuân bao gồm: SP chưa cắt hoặc cắt chưa đồng bộ (dưới dạng nguyên liệu); SP chưa may xong (bán thành phẩm cắt); SP chưa là xong (bán thành phẩm may); SP chưa đóng gói (bán thành phẩm là). Tuy nhiên, trong thực tế tại Xí nghiệp, do áp dụng chế độ lương SP đối với lực lượng CNTTSX cho nên đã khuyến khích công nhân tích cực nâng cao năng suất chất lượng SP.
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
− Việc thực hiện chế độ khoán quỹ lương theo tổng sản lượng thực tế đối với các phân xưởng thực sự đã kích thích được công nhân sản xuất quan tâm đến kết quả và chất lượng lao động của mình, thúc đẩy năng suất lao động của từng phân xưởng nói riêng và của toàn XN nói chung. − Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung: Hiện tại ở XN, khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ, kế toán XN hạch toán trực tiếp vào TK 627 mà không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, điều này sẽ gây ra sự biến động về giá thành và cũng gây bất lợi không nhỏ cho XN. Chế độ kế toán mới được áp dụng chưa lâu và vẫn còn nhiều điểm hạn chế đang được tiếp tục sửa đổi và bổ sung, trong khi hoàn cảnh cụ thể của Xí nghiệp là mới chuyển sang thành một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, mọi nghiệp vụ kế toán CPSX và GTSP thay đổi rất nhiều so với trước đây.
Với phạm vi của đề tài lựa chọn, qua ba chương của khoá luận tốt nghiệp này, em đã trình bày những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, cũng như tình hình thực tế về việc kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Vạn Xuân trực thuộc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân. Để hoàn thành được Khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm may gia công tại Xí nghiệp may Vạn Xuân - Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân”, cá nhân em đã nhận đựơc sự tận tình chỉ bảo, hướng dẫn chi tiết, cụ thể của Thạc sỹ Nghiêm Thị Thà và sự giúp đỡ của các cô chú cán b ộ công nhân viên Xí nghiệp may Vạn Xuân - Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân.