Nâng cao năng lực quản lý tài chính tại Công ty Xây dựng Lũng Lô

MỤC LỤC

Các nhân tố bên trong

Trong giai nền kinh tế ổn định, doanh nghiệp thường đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết nhưng trong những giai đoạn nền kinh tế gặp phải khó khăn, mục tiêu an toàn được doanh nghiệp chú trọng, cũng có thể mục tiêu của doanh nghiệp là tăng trưởng doanh thu, chiếm lĩnh thị trường …. Một người quản lý doanh nghiệp có tầm nhìn xa, trông rộng, có ý chí và quyết tâm can đảm theo đuổi mục tiêu, có ý thức sáng suốt, biết mạo hiểm có những quyết định tài chính đúng đắn trong những tình huống nan giải, trong lúc đó, người kém bản lĩnh, không đủ can đảm sẽ không thể đưa ra quyết định đúng đắn.

Nội dung quản lý tài chính doanh nghiệp 1. Lập kế hoạch tài chính

Phân tích tài chính

Phân tích tài chính có thể được hiểu như là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, xem xét và dự tính các rủi ro, tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai làm cơ sở cho việc ra quyết định tài chính và đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác. Nhà quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ sử dụng kết quả phân tích tài chính để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán, rủi ro tài chính để điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp, định hướng cho việc ra các quyết định đầu tư, tài trợ, chiến lược phát triển sản phẩm, thị trường và phân chia lợi tức. - Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh nhằm xác định, đánh giá mối liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp với số liệu trung bình của ngành (nếu có) để đánh giá xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.

- Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu: Phân tích nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp; Phân tích nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính để đánh giá mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp; Phân tích nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp; Phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời để đánh giá một cách tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Quản lý tài sản

- Duy trì khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu khi có những biến cố bất ngờ xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động thu chi bình thường của doanh nghiệp, chẳng hạn do ảnh hưởng của yếu tố thời vụ khiến doanh nghiệp phải chi tiêu nhiều cho việc mua hàng dự trữ trong khi tiền bán hàng chưa thu hồi kịp. Tiền mặt ở đây hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp và tiền gửi trên tài khoản thanh toán ở ngân hàng, còn các loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao xem như là tài sản tương đương tiền mặt. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu só thể kích thích được nhu cầu, dẫn đến gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu nhiều làm cho các khoản phải thu tăng lên và bao giờ cũng làm cho chi phí thu hồi nợ và rủi ro thu hồi nợ tăng lên, do vậy, doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này.

Quyết định việc có sử dụng dịch vụ bao thanh toán hay không phải xem xét và so sánh giữa chi phí thu hồi nguyên giá một khoản phải thu kèm theo rủi ro và tốn kém chi phí với việc thu ngay ở hiện tại một khoản bằng nguyên giá nợ trừ đi chi phí dịch vụ bao thanh toán. Ý tưởng về một dự án đầu tư thường xuất phát từ mục đích của dự án đó, tuy nhiên, khi phân tích xem có nên đầu tư vào một dự án hay không, ta không chỉ xem xét đến mục đích mà còn phải xem xét về hiệu quả về mặt tài chính của dự án đó. Với dự án có NPV = 0, với tỷ suất chiết khấu r, hiện giá của dòng tiền thu nhập từ dự án bằng chi phí đầu tư cho dự án, do đó, dự án tạo ra cho doanh nghiệp tỷ suất sinh lời đúng bằng tỷ suất chiết khấu, nên doanh nghiệp cũng có thể chấp nhận đầu tư dự án.

Sơ đồ 1.1 mô tả tổng chi phí giữ tiền mặt nhỏ nhất tại điểm C*, cho nên C* là điểm tồn quỹ tiền mặt tối ưu
Sơ đồ 1.1 mô tả tổng chi phí giữ tiền mặt nhỏ nhất tại điểm C*, cho nên C* là điểm tồn quỹ tiền mặt tối ưu

Quản lý nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn a. Quyết định nguồn vốn

- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu: Với tư cách là nhà phát hành trên thị trường, doanh nghiệp không ngừng phát triển ra những công cụ huy động vốn mới tung ra thị trường: Trái phiếu không trả lãi định kỳ, kỳ phiếu, trái phiếu có quyền chọn bán… Những loại chứng khoán mới này không chỉ đơn thuần là sự gộp đôi lại của những chứng khoán hiện hữu mà thỏa mãn được sở thích của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính. - Nhu cầu vốn ngắn hạn thời vụ do đặc điểm thời vụ của ngành sản xuất kinh doanh quyết định, xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khiến cho nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến trong một giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn, tùy theo đặc điểm, tình hình cụ thể từng doanh nghiệp, người quyết định nguồn vốn phải phân tích, cân nhắc từng yếu tố tác động để quyết định lựa chọn nguồn tài trợ là vốn vay ngân hàng hay sử dụng tín dụng thương mại bởi lẽ mỗi hình thức tài trợ đều có những mặt khó khăn và thuận lợi của nó.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường phát sinh nhu cầu đầu tư dự án, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thay thế, mua sắm mới tài sản cố định, cải tiến quy trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc cắt giảm chi phí giá thành. Nguồn vốn vay có ưu điểm chi phí sử dụng vốn được tính vào chi phí khấu trừ thuế thu nhập, có thể tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính để gia tăng cổ tức cho cổ đông nhưng cũng có nhược điểm bắt buộc phải trả gốc và lãi khi đến hạn, gây nên áp lực về tài chính cho doanh nghiệp và làm tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp, các hệ số nợ của doanh nghiệp trở nên xấu hơn khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này. Khi có nhu cầu sử dụng vốn dài hạn, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng các nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu, vốn cổ phần ưu đãi, vốn vay dài hạn, trong đó, vốn vay dài hạn có thể lựa chọn giữa vay ngân hàng và phát hành các công cụ nợ dài hạn trên thị trường vốn.

Quản lý lợi nhuận, cổ tức

Nếu sử dụng phù hợp, doanh nghiệp có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định bằng cách phát hành trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí trả cho việc huy động thêm vốn. Tuy nhiên, khi sử dụng đòn bẩy tài chính, người quản lý phải cân nhắc rủi ro tài chính, tức rủi ro biến động cổ tức kết hợp với rủi ro mất khả năng thanh toán do việc sử dụng đòn bẩy. Khi doanh nghiệp gia tăng tỷ trọng nguồn tài trợ có chi phí cố định trong cơ cấy nguồn vốn thì dòng tiền tệ cố định chi ra để trả lãi hoặc cổ tức cũng gia tăng.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên chọn phương án đi vay hay phát hành cổ phiếu mới hơn là cắt giảm cổ tức.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ GIAI ĐOẠN 2007 -:- 2009

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG LŨNG LÔ 1. Quá trình hình thành và sự phát triển

    - Các Phòng - Ban: 09 phòng ban chức năng: Phòng Chính trị, Phòng Tài chính, Phòng Kế hoạch, Phòng Kỹ thuật, Phòng Tổ chức Lao động Tiền lương, Phòng Vật tư Trang bị, Phòng Hành chính, Ban Quản lý Rà phá Bom mìn, Ba Kiểm toán nội bộ. - Xí nghiệp trực thuộc: 08 Xí nghiệp: Xí nghiệp Khảo sát thiết kế và Tư vấn xây dựng, Xí nghiệp Xử lý môi trường và ứng dụng vật liệu nổ, Xí nghiệp Xây lắp Phía Bắc, Xí nghiệp Cầu đường 25/3, Xí nghiệp Công trình ngầm, Xí nghiệp Sân Đường Cảng, Xí nghiệp Xây lắp Phía Nam, Xí nghiệp xây lắp Miền trung. Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty đã trải qua rất nhiều khó khăn thách thức trong quá trình hoạt động của mình.

    Tuy nhiên, công ty thường xuyên được sự quan tâm của Thường vụ Đảng uỷ, thủ trưởng Bộ Tư lệnh Công binh và các cơ quan cấp trên cộng với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng của Ban Giám đốc Công ty cũng như sự nhiệt tình và đồng lòng nhất trí của toàn thể nhân viên, đến nay Công ty đã đạt được những kết quả hết sức đáng khích lệ.