MỤC LỤC
Sự bình đẳng và công bằng được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa những đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau và có thu nhập giống nhau, bảo đảm sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân, không có đặc quyền, đặc lợi bất hợp lý cho bất kỳ đối tượng nào. Trong cỏc chớnh sỏch thuế đều quy định rừ nghĩa vụ khai bỏo, chế độ lưu giữ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ, các quy định về thủ tục thu nộp thuế và đi kèm với nó là các chế độ thưởng phạt nghiêm minh theo đúng luật, đây cũng là những yếu tố quan trọng để chính sách thuế đảm bảo bình đẳng và công bằng xã hội. Nói cách khác, quản lý thuế chính là quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành pháp - được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính Nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành.Quản lý thuế là hoạt động đảm bảo thực thi chính sách thuế trong thực tế, trong đó vai trò của cơ quan thuế rất quan trọng khi tác động lên ĐTNT để đảm bảo tính hiệu lực – đáp ứng mục đích thu cho NSNN.
Mục đích của thanh tra thuế là nhằm phát hiện để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng thất thu về thuế cho Nhà nước, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế cho các ĐTNT và cho người thi hành công vụ trong ngành thuế; phát hiện các nội dung không phù hợp trong các văn bản pháp luật về thuế với thực tiễn nhằm kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống thuế. Sự chuyển đổi này được thấy rừ ở Australia năm 1994 với cỏc chiến lược cho đối tượng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và đối tượng nhận tiền công, tiền lương; hay ở Mỹ năm 2000 với các chương trình chuyên môn hoá theo phân đoạn thị trường theo ngành sản xuất và sau đó là theo đối tượng doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ, đối tượng làm công và những tổ chức thuộc đối tượng miễn giảm thuế. Để thực thi quan điểm và chiến lược nói trên, cơ quan thuế các quốc gia này đã thực hiện các giải pháp đổi mới và tăng cường quản lý thuế khác nhau, trong đó có các giải pháp quan trọng nhằm tác động vào hành vi của doanh nghiệp nộp thuế bao gồm các công việc: Điều tra nhu cầu khách hàng, nghiên cứu quan điểm, thái độ và hành vi tuân thủ thuế của các nhóm đối tượng để có.
Luật Quản lý thuế được ban hành nhằm mục đích nâng cao tính pháp lý của các quy phạm pháp luật, đảm bảo đồng bộ trong quản lý thuế; Luật hoá trách nhiệm của cơ quan thuế, người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có liên quan; Tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của Nhà nước và cộng đồng xã hội trong việc thực hiện pháp luật thuế. Việc xây dựng Luật Quản lý thuế dựa trên quan điểm tách bạch nội dung chính sách thuế và quản lý hành chính thuế phù hợp với nội dung yêu cầu cải cách hành chính nhà nước; thống nhất quy định về quản lý thuế đối với tất cả các sắc thuế vào một văn bản phù hợp với cơ chế giải quyết thủ tục hành chính “một cửa”, hạn chế phiền hà, tiêu cực, giảm chi phí chấp hành nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế và giảm chi phí quản lý thuế đối với cơ quan thuế. Kế thừa các quy phạm pháp luật về quản lý thuế đã có trong các Luật và Pháp lệnh thuế hiện hành, thay thế và sửa đổi những quy định không còn phù hợp, bổ sung những quy định mới phù hợp với mục tiêu, yêu cầu quản lý thuế theo hướng hiện đại hoá công tác quản lý thuế; Tiếp thu những kinh nghiệm quản lý thuế của các nước tiên tiến, các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế, đảm bảo tương đồng với các nước và phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam; Luật Quản lý thuế phải là cơ sở pháp lý cao nhất để tổ chức thi hành tốt các văn bản pháp luật về chính sách thuế; Phù hợp với các nguyên tắc pháp luật cơ bản của Hiến pháp và các luật chuyên ngành như Luật xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Luật tố tụng hình sự, Bộ Luật tố tụng dân sự, Pháp lệnh giải quyết khiếu nại và tố cáo, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, không chồng chéo, không xảy ra xung đột với các luật chuyên ngành khác.[15].
Cục thuế Quảng Bình được thành lập ngày 01/10/1990 theo Quyết định số 314 TC/QĐ/TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ Tài chính trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị là Phòng thu Quốc doanh – bộ phận thuế nông nghiệp của Sở tài chính - Chi cục thuế công thương nghiệp thành một hệ thống hoàn chỉnh từ trung ương xuống địa phương. Ở cấp Cục thuế (Hình 2.1) gồm có Cục trưởng phụ trách chung; một Phó Cục trưởng trực tiếp điều hành chỉ đạo các phòng Tổ chức cán bộ, phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ; phòng Tổng hợp dự toán, phòng Tin học, phòng Kiểm tra nội bộ, phòng Kiểm tra thuế. Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế.
Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục thuế. Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý. Giúp Cục trưởng thực hiện kế hoạch thu hàng năm tại địa phương, là đầu mối giúp UBND cùng cấp chỉ đạo và thực hiện công tác thu ngân sách hàng năm trên địa bàn, quản lý đối tượng nộp thuế trên địa bàn và các ĐTNT khác khi được phân cấp quản lý, triển khai các biện pháp nghiệp vụ thu thuế, giải quyết các vấn đề phát sinh và điều hành tổ chức nhân sự, bộ máy quản lý thuế tại Chi cục theo thẩm quyền.
Trong những năm qua, công tác triển khai nhiệm vụ thu NSNN diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn thách thức: giá cả thị trường thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình luôn biến động, tác động không thuận lợi đến sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân; thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp gây hậu quả nghiêm trọng ở hầu hết các địa bàn dân cư; nền kinh tế tỉnh nhà cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, phát triển chưa đồng đều, thiếu tính bền vững. Bên cạnh đó, để khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng cường xuất khẩu…Nhà nước liên tục có các chính sách điều chỉnh giảm nghĩa vụ thuế, phí và lệ phí cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh nên có ảnh hưởng một phần đến số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo của tỉnh Đảng bộ và các cấp uỷ Đảng, sự điều hành của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành; sự nỗ lực khắc phục khó khăn để duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và cùng với sự nỗ lực của cơ quan thuế nên kết quả số thu ngân sách nhà nước đạt tương đối khả quan, số thu năm sau cao hơn năm trước góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế tỉnh nhà và đáp ứng được nhu cầu chi ngân sách ngày càng tăng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.