Phân tích chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

Vai trò và vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

Để sản xuất nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu của thị trường và của người tiêu dùng, đòi hỏi phải thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, muốn vậy thì không thể dừng lại cơ cấu kinh tế nông nghiệp truyền thống mà đòi hỏi phải thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ (chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo yêu cầu và tác động của thị trường). Bởi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các địa phương đã chú ý khai thác các lợi thế so sánh của địa phương mình để phát triển sản xuất hàng hóa, cho nên ở mỗi vùng, mỗi địa phương đã tạo ra các vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi đặc thù phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu và điều kiện sản xuất ở những nơi.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Kết quả của việc sản xuất tập trung và chuyên môn hóa trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã dẫn đến sự liên kết ngày càng chặt chẽ hơn giữa các ngành, các nghề sản xuất ở nông thôn, do đó đã tạo ra một dây chuyền sản xuất chặt chẽ không thể tách rời nhau. Ngành nghề này hỗ trợ tác động cho ngành nghề kia để cùng nhau phát triển.

Các nhân tố ảnh hưởng

Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên trên tác động một cách trực tiếp tới sự hình thành, vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sự tác động và ảnh hưởng của các điều kiện trên tới cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng không giống nhau trong các nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ chịu sự ảnh hưởng lớn nhất bởi các điều kiện tự nhiên. Giữa các vùng khác nhau với vị trí địa lý khác nhau có điều kiện khí hậu và điều kiện đất đai, các nguồn tài nguyên khác và hệ sinh thái khác nhau dẫn đến sự khác nhau về số lượng và quy mô các ngành kinh tế nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp là những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp hơn cả.

Nhóm nhân tố thuộc điều kiện kinh tế xã hội

Với các công cụ quản lý vĩ mô khác nhau, sự thúc đẩy việc hình thành một cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế hợp lý, trình độ công nghệ ngày càng được nâng cao nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các lợi thế của đất nước và khu vực kinh tế nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng cũng là điều kiện để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và ngược lại, cơ sở hạ tầng yếu kém thì sự hình thành và phát triển của các ngành sản xuất, các vùng kinh tế trên cơ sở chuyên môn hóa cũng như quá trình đưa tiến bộ kỹ thuật công nghệ vào sản xuất bị kìm hãm.

Nhóm nhân tố về tổ chức – kỹ thuật

Những vùng mà cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là các công trình hạ tầng về kỹ thuật thì ở đó có điều kiện để phát triển các ngành sản xuất chuyên môn hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và nguồn lực của vùng. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần quyết định việc hoàn thiện các phương thức sản xuất nhằm khai thác sử dụng hợp lý hiệu quả hơn các nguồn lực xã hội thông qua đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất trong đó có nông nghiệp và các vùng kinh tế, đặc biệt là những vùng có lợi thế.

Các chỉ tiêu đánh giá

Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Do đó các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp với mô hình tương ứng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Như vậy, ta thấy rằng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, hơn nữa các nhân tố đó lại tác động một cách hữu ứng và thay đổi thường xuyên.

Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với quy luật chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Mục tiêu cuối cùng của chuyển dịch cơ cấu ngành là để tăng trưởng cao, cải thiện đời sống nhân dân.

Kinh nghiệm trong nước và ngoài nước về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Kinh nghiệm trong nước

Tất cả các tỉnh đồng bằng sông Hồng trên cơ sở phát triển lương thực thì đều chuyển từ nền sản xuất lúa gạo, từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hóa cùng với việc phát triển các loại rau đậu, cây ăn quả cây công nghiệp giá trị kinh tế cao. Trong cơ cấu sản xuất của mỗi ngành, xu hướng chung là tăng dần tỷ trọng các loại cây trồng, vật nuôi có chất lượng sản phẩm cao, những sản phẩm đặc sản… để tăng giá trị sản lượng, tăng thu nhập cho người nông dân và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường.

Kinh nghiệm ngoài nước

Thành công được như vậy là do Malayxia đã đầu tư những khoản tiền lớn để xây dựng khu vực nông nghiệp hiện đại.Họ đã quyết định chặt những cây cao su,cọ dầu già và thay thế bằng những cây có năng suất cao hơn cùng với việc mở rộng thêm diện tích trồng hai vụ lúa. Từ nhận thức đó,trong khu vực và trên thế giới đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng theo sự kết hợp có hiệu quả kinh tế xã hội với việc bảo vệ, xây dựng nền nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Huyện Kim Thành-Hải Dương

Tài nguyên khí hậu,thủy văn

Kim Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,với đặc trưng nóng ẩm,mưa nhiều vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông.Nhiệt độ trung bình khoảng 23,7°C.Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá lớn,tháng nóng nhất lên tới 37-38°C ( tập trung vào các tháng 7 và 8),tháng lạnh nhất xuống tới 5-6°C ( tập trung vào các tháng 1 và 2).Độ ẩm trung bình hàng năm là 80-90%. Kim Thành nằm ngoài khu vực trị thủy sông Hồng,lại chịu ảnh hưởng của thủy triều,do đó mực nước của 3 con sông là sông Rạng,sông Kinh Môn, và một phần sông Lạch Tray( ở Hải Phòng ) dâng lên cao vào những tháng 7,8 làm cho chênh lệch giữa Phả Lại (đầu nguồn) và Bá Nha (cuối nguồn ) cao,xấp xỉ 3m.Điều này đặt ra nhiệm vụ cho huyện phải thường xuyên đối phó với nguy cơ úng lụt.

Tài nguyên nước

• Nguồn nước mặt của 3 con sông,cùng với nguồn nước mặt ao hồ,đầm ngòi và nguồn nước ngầm chưa khai thác là nguồn nước rất dồi dào,có thể dùng cho sản xuất nông nghiệp,công nghiệp,sinh hoạt hiện tại và tương lai. • Theo tài liệu điều tra sơ bộ,nguồn nước ngầm trên địa phận huyện là có tiềm năng với trữ lượng khá lớn,song để sử dụng nguồn nước này cần có những đầu tư lớn về thăm dò và xử lý làm sạch nguồn nước.

Tài nguyên du lịch

• Mặc dù có nguồn nước mặt phong phú của 3 con sông chảy qua,nhưng các sông này cũng là nguy cơ đe dọa lũ lụt hàng năm vào mùa mưa bão đối với huyện,cần chủ động phòng ngừa.

Tài nguyên thủy sản

Hiện nay,Kim Thành có gần 370ha diện tích nuôi trồng thủy sản;20,68ha đất có mặt nước chưa sử dụng và diện tích sông ngòi tự nhiên 921,5 ha, với quy mô mặt nước như vậy ngành thủy sản có thể đầu tư từng bước phát triển,cùng với sự chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng những vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cá chim trắng,cá rô phi đơn tính và đặc biệt là ba ba,… Tiềm năng nuôi trồng thủy sản của huyện còn rất lớn,trong tương lai cần phải đầu tư lớn cả về vốn và kỹ thuật nuôi trồng. Nhìn chung,huyện Kim Thành có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản với quy mô lớn.Tuy nhiên,trong phát triển ngành thủy sản,đặc biệt là nuôi trồng thủy sản cần có sự quan âm đúng mức đến vấn đề môi trường sinh thái,đảm bảo phát triển hiệu quả và bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển thủy sản và các ngành kinh tế khác.

Các điều kiện kinh tế- xã hội huyện Kim Thành

    Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Kim Thành Giai đoạn 2001-2005: tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 9,06%/năm.Trong đó,nông lâm thủy sản tăng 5,43%/năm,công nghiệp- xây dựng tăng 27,13%/năm,thương mại-dịch vụ tăng 10,63%/năm.Như vậy,giai đoạn này khu vực công nghiệp- xây dựng có bước tăng trưởng mạnh.Phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong đường lối phát triển kinh tế của huyện Kim Thành. Trong giai đoạn 2000-2010 do thực hiện đường lối công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong phát triển kinh tế,huyện Kim Thành đã có nhiều chủ trương thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn huyện.Vì vậy,kinh tế huyện đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng,thương mại-dịch vụ,giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản.

    Bảng 1 : Các chỉ tiêu tăng trưởng KT huyện Kim Thành giai đoạn 2000-2010
    Bảng 1 : Các chỉ tiêu tăng trưởng KT huyện Kim Thành giai đoạn 2000-2010

    Mức sống dân cư

      Công tác giải quyết việc làm cho người lao động được tích cực triển khai thực hiện bằng nhiều chủ trương giải pháp đồng bộ với sự tham gia của các thành phần kinh tế.Chú trọng phát triển ngành nghề,mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,nhất là sản xuất nông sản để giải quyết lao động khu vực nông thôn.Hàng năm tạo việc làm mới cho 1700 lao động. * Về hệ thống trạm bơm tưới tiêu:Toàn huyện có 52 trạm bơm tưới và tiêu.Trong đó xí nghiệp khai thác quản lý công trình thủy lợi quản lý 15 trạm bơm,6 trạm bơm tiêu với công suất 137.000m3/h,8 trạm bơm tưới với tổng công suất 25.200m3/h,còn lại các trạm bơm do các hợp tác xã nông nghiệp quản lý.

      Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện 1 Tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp Huyện giai đoạn 2006-2011

      • Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

        Sản xuất lúa nếp ở Phúc Thành, Cổ Dũng, Tuấn Hưng…Cơ cấu giống có thêm nhiều giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt đã được đưa vào sản xuất như là: Lúa lai ( Bắc ưu 903KBL, Syn 6, Thục Hưng 6…); lúa chất lượng cao: SH2, bắc thơm số 7 và các giống nếp…Thực hiện chuyển đổi 310 diện tích đất cấy lúa sang nuôi thủy sản và trồng cây ăn quả. Với cơ chế chính sách và các giải pháp đồng bộ như: tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, vốn vay tín dụng, công nghệ, kĩ thuật, vệ sinh phòng trừ dịch…Vì vậy, giai đoạn vừa qua ngành chăn nuôi tuy gặp nhiều yếu tố bất lợi như dịch bệnh, giá thức ăn tăng cao nhưng vẫn đạt được những thành tựu khả quan.

        Bảng 6: Cơ cấu GTSX khu vực nông lâm thủy sản ( giá thực tế)
        Bảng 6: Cơ cấu GTSX khu vực nông lâm thủy sản ( giá thực tế)

        Đánh giá chung 1. Những thành tựu

          Việc chuyển đổi từ diện tích đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủ sản : 1 vụ lúa + nuôi cá, kết hợp nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả… đã mở ra một hướng đi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích. Chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa chú trọng đến sản xuất theo hướng an toàn ( VietGAP, GlobalGAP…) chưa chú trọng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp, vì vậy mà tính cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định.

          Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành

          Phương hướng phát triển kinh tế nói chung

          - Phát huy cao độ khả năng, tiềm lực sẵn có của huyện , tận dụng mọi cơ hội đầu tư từ bên ngoại cũng như các tác động ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng bắc bộ, phấn đấu phát triển nhanh và có hiệu quả, lực lượng sản xuất đưa tổng sản lượng các ngành sản xuất lên cao, gắn mục tiêu phát triển kinh tế với ổn định xã hội, an ninh quốc phòng và cải thiện môi trường sinh thái, đưa huyện Kim Thành trở thành một huyện giàu mạnh về vật chất, lành mạnh về xã hội, vững bước trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa. - Chủ động tạo tỷ lệ tích luỹ cao so với GDP, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất kinh doanh khắc phục tình trạng thiếu nguồn vốn đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý vĩ mô, đặc biệt là các lĩnh vực tài chính - tiền tệ nhằm xử lý tốt việc thu chi hợp lý và tăng cường cho đầu tư cơ bản, tạo dựng cơ sở vật chất cho phát triển toàn diện.

          Phương hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 1. Quan điểm phát triển

            Đồng thời, nó tạo nên một cơ cấu kinh tế linh hoạt mềm dẻo thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi, tạo điều kiện cho Kim Thành có thể bắt nhịp nhanh với sự phát triển chung của tỉnh và cả nước. Như vậy, đến 2020 và định hướng đến năm 2030 trong khối nông lâm thủy sản thì nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất lớn nhất, trong nội bộ ngành nụng nghiệp thỡ cơ cấu chuyển dịch nhanh, rừ nột theo hướng tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, dich vụ và giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.

            Bảng 12: Cơ cấu GTSX NLTS đến 2020, định hướng 2030 ( giá thực tế)
            Bảng 12: Cơ cấu GTSX NLTS đến 2020, định hướng 2030 ( giá thực tế)

            Mục tiêu phát triển từng ngành

              Công tác giống: Đầu tư ,hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức,cá nhân xây dựng trại nuôi: Lợn nái bố mẹ ngoại;bò đực giống ngoại để phối cho đàn bò địa phương;giống gia cầm bố mẹ với các loại gà vịt,giống ngan mới chất lượng cao phục vụ cho thị trường. Tăng cường công tác thú y.Kiểm ,phòng ngừa và khống chế dịch bệnh.Đảm bảo xử lý chất thải chăn nuôi ( xây dựng hầm Biogas),đảm bảo vệ sinh môi trường. II Sản lượng. 4 Thịt g.cầm hơi bán giết. Ngành thủy sản. a,Mục tiêu phát triển. TT).Trong đó ngành nuôi trồng vẫn chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất cao nhất.

              Bảng 13: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính đến 2020
              Bảng 13: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính đến 2020

              Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành

                Các chủ đầu tư và các hộ dân tăng cường đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn đồng thời áp dụng đầy đủ tiến bộ khoa học kỹ thuật để có hiệu quả cao trong nuôi trồng thủy sản.Huyện cũng hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng hạ tầng như: hệ thống thủy lợi,hệ thống điện hạ thế,hệ thống giao thông tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Phát triển trang trại nhằm khai thác,sử dụng có hiệu quả đất đai,vốn,kỹ thuật,kinh nghiệm quản lý,góp phần phát triển nông nghiệp bền vững;tạo việc làm,tăng thu nhập;khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo;phân bổ lại lao động,dân cư,xây dựng nông thôn mới.Phát triển kinh tế trang trại không chỉ đơn thuần tăng về số lượng mà phải chú trọng đến quy mô và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,trong tương lai sẽ hình thành các trang trại ứng dụng công nghệ cao.