MỤC LỤC
Kết quả thực hiện:. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta là phát triển kinh tế theo mô hình phát triển toàn diện, đi đôi với tăng trưởng kinh tế phải đẩy mạnh giảm nghèo,. bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội trong quá trình phát triển giữa các vùng, miền trong cả nước, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách giàu, nghèo. Thực hiện chủ trương đó, trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác xóa đói, giảm nghèo:. Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã giảm nghèo cho hơn 42% dân số, tương đương với 35 triệu người. Tỷ lệ hộ nghèo một số năm theo chuẩn nghèo của Bộ LĐTBXH. Tổng cục Thống kê). • Hệ thống chính sách, cơ chế, giải pháp xoá đói giảm nghèo bước đầu được hoàn thiện và đi vào cuộc sống như: Tín dụng ưu đãi, hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ về giáo dục, y tế, hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, định canh định cư, di dân, kinh tế mới.. tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho xoá đói giảm nghèo và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các xã nghèo để phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. • Nhiều mô hình hộ gia đình, thôn, bản, xã, huyện xoá đói giảm nghèo có hiệu quả được nhân rộng như: Mô hình tiết kiệm tín dụng của hội phụ nữ, mô hình xoá đói giảm nghèo theo hướng tự cứu của các tỉnh miền trung; mô hình xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ở Lai Châu, Điện Biên; mô hình phát triển cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo ở Tuyên Quang, Thái Nguyên,Thừa Thiên -Huế; mô hình gắn kết với các hoạt động của Tổng công ty Tổng công ty thuốc lá, Cao su) với huyện, cụm xã phát triển sản xuất xoá đói giảm nghèo ở Cao Bằng, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum. • Nguồn lực đầu tư trực tiếp từ trung ương cho chương trình hàng năm còn hạn chế, chưa cân đối với mục tiêu chung giữa các vùng và nội dung của từng dự án; cấp vốn chưa đảm bảo được tiến độ thực hiện, Một số địa phương chưa huy động được nguồn lực tại chỗ cho xoá đói giảm nghèo, còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của trung ương. • Tính bền vững của xoá đói giảm nghèo chưa cao, một bộ phận dân cư có nguy cơ tái nghèo do sinh sống ở vùng thường xuyên bị thiên tai mất mùa, do thhiếu việc làm và việc làm không ổn định, thu nhập thấp, không có tích luỹ, mức sống cao không hơn nhiều so với chuẩn nghèo, trong khi hệ thống quỹ an sinh xã hội chưa được thiết lập.
• Công tác xoá đói giảm nghèo trong những năm qua chưa được quan tâm đúng mức, chưa tạo điều kiện tối cần thiết cho xoá đói giảm nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng… ở những nơi này cơ sở hạ tầng còn yếu kém, háàu như chưa có, trình độ dân trí thấp nên chưa thể tiến hành công tác xoá đói giảm nghèo có hiệu quả.
Ở các huyện này, trên 50% dân số chưa được sử dụng điện, nước sạch sinh hoạt; sản xuất nông nghiệp chậm phát triển, năng suất chỉ đạt trên 30 tạ/ha, thu nhập bình quân đạt 120 USD/năm. Bên cạnh đó người dân ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước, cán bộ thiếu sự năng động, không phát huy nội lực và nỗ lực vươn lên, nhiều người không muốn vươn lên để thoát nghèo. Theo kết quả khảo sát hộ nghèo cuối kỳ năm 2009 trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Sở Lao động – TB&XH tổng hợp được kết quả về sự phân bố đói nghèo trên địa bàn tỉnh như sau: (đồng thời so sánh với năm 2005).
(Nguồn: Sở Lao động – TB&XH Tỉnh Điện Biên). STT Huyện, txã, tp. Tổng số hộ. 1 TP Điên Biên Phủ. Hộ nghèo phân bố ở cả 9 đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh hiện nay. Mường Lay).
- Ở những xã nghèo, trình độ dân trí thấp, đặc biệt là những bản làng vùng cao, tỷ lệ người mù chữ cao, phong tuc tập quán còn lạc hậu, nên việc tiếp thu chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế, do đó người dân chậm thoát nghèo. - Những hộ nghèo thường là những hộ đẻ dày, đẻ nhiều, thiếu sức lao động (tỷ lệ tăng dân số trung bình của tỉnh rất cao: 17-18%/ năm, và còn cao hơn nhiều so với mức trung bình ở những xã, huyện nghèo, vùng cao, vùng sâu). - Một bộ phân người dân lười lao động hoặc mắc các tệ nạn xã hội (nghiện hút) cũng dẫn đến đói nghèo, tình trạng này còn tồn tại nhiều ở các bản người dân tộc vùng cao trong tỉnh.
Vai trò của các tổ chức quần chúng: Ủy ban mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân được phát huy hiệu quả với những nội dung và phương thức tham gia thiết thực như: phối hợp chặt chẽ với chính quyền để bình xét, đánh giá hộ nghèo; quản lý nguồn kinh phí đầu tư xây dựng các công trình tại địa bàn…trên cơ sở qui chế dân chủ. Tóm lại, công tác XĐGN giai đoạn I đã góp phần tích cực làm chuyển biến nền kinh tế, văn hóa-xã hội trong Tỉnh, đời sống nhân dân các dân tộc từng bước ổn định và nâng lên; chính trị, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; lòng tin của đồng bào dân tộc đối với đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước được củng cố. - Công tác XĐGN đã giải quyết được những vấn đề cấp bách nhất của các xã đặc biệt khó khăn về đường giao thông, trường học, trạm xá, điện, nước, sinh hoạt, thủy lợi… góp phần giải quyết khó khăn về đời sống và sản xuất, thực hiện xóa đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu giữa các vùng, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo lập lòng tin của đồng bào dân tộc đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất đã góp phần nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào, kỹ thuật canh tác mới với các giống cây trồng, vật nuôi mới năng suất cao, chất lượng tốt đã dần dần thay thế cho tập quán sản xuất lạc hậu, đã hình thành một số vùng kinh tế hàng hóa, ngày càng có nhiều hộ làm ăn giỏi, mô hình sản xuất có hiệu quả. - Các huyện, thị xã, thành phố tập trung xây dựng kế hoạch, phê duyệt và tổ chức thực hiện các nội dung của dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất như: hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng các mô hình sản xuất, phổ biến quy trình kỹ thuật sản xuất, bảo quản, chế biến nông, lâm sản; mua sắm trang thiết bị máy móc, xây dựng quy chế quản lý sử dụng các loại máy móc, công cụ sản xuất và chế biến sản phẩm đối với nhóm hộ và thôn bản, nhằm phảt huy hiệu quả vốn đầu tư. Các cấp, các ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của công tác XĐGN, kịp thời phát hiện những sai sót để xử lý, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực; kiên quyết xử lý những công trình không đảm bảo yêu cầu về chất lượng; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư; phối hợp lồng ghép các chương trình, dự án trên cùng địa bàn, tránh việc đầu tư dàn trải, chồng chéo, kém hiệu quả.
- Nhận thức đúng đắn đầy đủ để khai thác vận dụng tối đa hệ thống các chính sách liên quan đến Đất đai và rừng, Định canh định cư , Hỗ trợ hộ dân tộc đặc biệt khó khăn đi đôi với XĐGN tạo việc làm, Nước sạch và vệ sinh môi trường, Giáo dục, Khoa học, công nghệ và phát triển sản xuất nông nghiệp, Dân số và kế hoạch hoá gia đình…. Để đạt hiệu quả cáo trong công tác XĐGN, cần tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức: XĐGN là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược ổn định, phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các nghành; kế tục và phát huy truyền thống tương thân, tương ái của đồng bào các dân tộc trong Tỉnh; đồng thời phải làm cho người nghèo có nhận thức đúng đắn về XĐGN, từ đó khơi dậy và thôi thúc ý chí vươn lên, không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. - Kiện toàn Ban Chỉ đạo và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo làm công tác XĐGN từ cấp tỉnh tới cấp xã, đặc biệt là hình thành hệ thống cơ quan giúp việc chuyên trách 2 cấp: tỉnh, huyện và cán bộ chuyên trách ở cấp xã để bảo đảm hiệu lực chỉ đạo điều hành và sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý các hợp phần của công tác XĐGN.
+ Thứ hai, phõn cụng nhiệm vụ rừ ràng giữa cỏc cấp, cỏc ngành: Sở Lao động-Thương binh xã hội là cơ quan thường trực có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các ngành, thành viên Ban Chỉ đạo Tỉnh hướng dẫn và đôn đốc UBND các huyện, thị, thành phố tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu XĐGN của Tỉnh giai đoạn 2010-2015.