MỤC LỤC
Điều này chủ yếu đạt được do sự hưởng ứng và tham gia của Thanh niên đối với AYIP, là kết quả của việc họ được tiếp sức để giúp đỡ chính cộng đồng của họ, cũng như bản thân quá trình giúp đỡ trực tiếp đó, cộng với việc họ thực sự thấu hiểu các vấn đề Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố, được tạo điều kiện để ghi hình trực tiếp những nỗ lực của mình trong quá trình xây dựng Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố, và được giúp đỡ để liên lạc với các Thanh niên khác trong thành phố, và rất có thể là thanh niên ở nhiều nước khác nữa – những người cũng đang tham gia vào những sáng kiến tương tự. Sự hiện diện của bản thân Chương trình ACCCRN, cùng một loạt những đối tác khác nhau của ACCCRN - những đối tác đang hỗ trợ trực tiếp hoặc đang thực hiện những can thiệp tương tự vào Khả năng chống chịu BĐKH tại khu vực đô thị ở cùng thành phố, đặc biệt là công việc của CCCO, và sự tương tác thường xuyên với ISET cũng sẽ đem đến môi trường hiệu quả và gần gũi cho AYIP để đạt được tiềm năng tối ưu.
Các CCCO sẽ được hưởng lợi từ sự tương tác với các nhóm thanh niên, tham khảo các Đề án của họ, lắng nghe ý tưởng của họ trong các diễn đàn/hội thảo, trong chương trình này, đồng thời liên hệ giữa chương trình này với chương trình Xây dựng năng lực CCCO cũng nằm trong khuôn khổ ACCCRN. Tuy nhiờn mục tiờu này rừ ràng gắn liền với kết quả phụ là “tạo ra mạng lưới thực sự của các thành viên ACCCRN, bằng cách làm việc với những mạng lưới Thanh niên sẵn có” bởi Kết quả này là đóng góp mạnh mẽ nhất cho Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố dài hạn, dựa theo hiểu biết của chúng tôi về việc nhìn nhận Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố như “một vấn nạn khó chế ngự” (xem đoạn cuối ở mục 1.3.1, điểm 1 ở trên).
Các đơn vị đối tác ACCCRN khác, trong đó có CtC sẽ hưởng lợi từ việc học hỏi từ Thanh niên, đặc biệt là qua việc nhìn nhận những góc cạnh về sự tổn thương tại thành thị và Năng lực thích ứng với BĐKH tại các thành phố qua góc nhìn của giới trẻ. • Các chương trình tương tự có thể được cân nhắc áp dụng cho những nhóm đối tượng khác, chẳng hạn một CCCO đã đề xuất trong dự án AYIP rằng có lẽ người già nên có chương trình tương tự của riêng họ.
Rủi ro này được giảm thiểu bằng cách cung cấp những chương trình đào tạo nhỏ nhưng tập trung (về các quá trình tham gia, vận động chính sách, và quản lý dự án) tới tất cả các YGG cùng với hỗ trợ mạnh về kỹ thuật và quản trị từ CtC và PCYU, cũng như sự sẵn sàng của một Quỹ Dự phòng cho các Sáng kiến Thanh niên với mức 5000 USD mỗi thành phố. Năng lực đạt được mục tiêu của chương trình sẽ được cung cấp bởi sự tham gia của Quản lý chương trình thanh niên (Vũ Thị Mỹ Hạnh), Các chuyên gia cấp cao (Nguyễn Thị Phúc Hòa và Lê Quang Duật), Cán bộ truyền thông tại Anh (Sophie Kemsley), Quản lý chương trình và Trưởng đại diện tại Việt Nam (Nguyễn Trí Dũng) và Giám đốc CtC tại Anh (Graham Adutt).
• Việc cỏc nhúm YGG cú thể cung cấp cỏc kết quả UCCR rừ ràng theo đỳng trỡnh tự thời gian hay không bị thách thức bởi một sự thật là Thanh niên là nhóm đối tượng không có kinh nghiệm trong quản lý dự án, và họ làm việc với những sáng kiến của họ trên tinh thần tình nguyện, trong khi rất nhiều người vẫn còn phải đi học cả ngày. Sự thành công (hoặc ngược lại) của cách tiếp cận này có lẽ cần được xem xét bằng những chỉ số định tính sẽ được trình bài trong phần đánh giá sau cùng ở Phần 2.3.2 dưới đây. Cơ chế nào được xây dựng để kiểm soát và thu nhận những bài học từ quá trình thực hiện dự án để tiếp tục chia sẻ với một nhóm công chúng rộng hơn, và đóng góp vào nền tảng kiến thức và thực hành UCCR?. Có ba cơ chế như sau:. i) Một cơ chế đánh giá nội bộ giữa kỳ sẽ được tiến hành ngay sau khi cung cấp hỗ trợ cho các Đề án thành công. Quá trình đánh giá này diễn ra thông qua sự tư vấn giữa CtC với các đối tác và những lãnh đạo Thanh niên tại các thành phố. Mục tiêu là xác định xem chương trình có đang “đi đúng hướng” để đạt được kết quả mong muốn; liệu có sai sót gì đã mắc phải; nếu có, thì sửa chữa bằng cách nào, đồng thời, làm sao để tăng cường kết quả dự kiến cuối cùng của chương trình. Điều này sẽ tạo điều kiện để những bài học thu nhận được một cách nội bộ được sử dụng để đảm bảo chương trình thành công. ii) Bản thân các Sáng kiến Thanh niên cần được lưu thành dữ liệu dưới dạng chuẩn và được chia sẻ trên Internet dưới dạng tiếng Anh, trên ACCCRN website tại Việt Nam và quốc tế. Các Sáng kiến Thanh niên sẽ được ghi lại qua video, và được tải lên Youtube hoặc qua các kênh truyền thông khác. iii) Một quá trình đánh giá sau cùng được thực hiện bởi một nhà đánh giá độc lập có kinh nghiệm làm việc với Thanh niên tại Việt Nam sẽ được tích hợp để đánh giá chương tình với cách tiếp cận mang tính tham gia của nó, với sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
Những quá trình truyền thông này sẽ được phát triển từ những phần tài liệu về các Sáng kiến Thanh niên do YGG và Đoàn Thanh niên thực hiện dưới dạng viết và dạng video. CtC cung cấp khả năng chuyên môn trong việc dịch những bài học này thành tư liệu tốt bằng tiếng Anh, rồi tiến hành xuất bản và phát hành để tới được với cộng đồng quốc tế có quan tâm thông qua mạng Internet và các diễn đàn liên quan khác.
Trong những năm tới, khu vực đô thị sẽ đứng trước nhiều thách thức và có vai trò lớn hơn trong bất kỳ chiến lược nào liên quan tới Biến đổi khí hậu, đặc biệt tại những thành phố chịu tác động to lớn do đồng thời đói nghèo và những nguy cơ do BĐKH gây ra. Mạng lưới các thành phố châu Á có khả năng chống chịu với Biến đổi khí hậu (ACCCRN) muốn hướng tới việc thu hút nhiều hơn sự quan tâm, nguồn kinh phí và hành động để nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho những người nghèo và dễ bị tổn thương bằng cách tạo ra những mô hình và phương pháp để đánh giá và xác định những rủi ro thông qua phân tích và huy động sự tham gia tích cực của nhiều thành phần khác nhau.
Mạng lưới các thành phố châu Á có khả năng chống chịu với Biến đổi khí hậu (ACCCRN) muốn hướng tới việc thu hút nhiều hơn sự quan tâm, nguồn kinh phí và hành động để nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho những người nghèo và dễ bị tổn thương bằng cách tạo ra những mô hình và phương pháp để đánh giá và xác định những rủi ro thông qua phân tích và huy động sự tham gia tích cực của nhiều thành phần khác nhau. Những hậu quả tàn khốc nhất của biến đổi khí hậu sẽ xuất hiện trong 10-50 năm tới, khi thanh thiếu niên bây giờ trở thành người trưởng thành. Những quyết định và hành động để giảm thiểu tối đa những tác động đó cần phải được thực thi càng sớm càng tốt ngay từ bây giờ. Thanh niên ngày nay là những người sẽ chịu tác động mạnh nhất trong tương lai, do đó họ có quyền và trách nhiệm tham gia vào quyết định và hành động trong hiện tại trong việc xây dựng và nâng cao khả năng thích ứng của địa phương. Các nhóm thanh niên tại thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn và Cần Thơ được mời tham gia gửi đề xuất xin tài trợ và kỹ thuật nhằm mục đích xây dựng và nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho thành phố của họ. Đề xuất tham gia phải được gửi tới địa chỉ ayip@challengetochange.org, trước 24h ngày 30/9/2011. Để hoàn thiện đơn đăng ký, người đăng ký cần đọc kỹ và tuân thủ theo hướng dẫn. Quyết định xem đề xuất nào thỏa mãn được những tiêu chí của. Khung đề xuất. Các đề xuất cần được thể hiện trên Đơn đăng ký đính kèm và được viết bằng tiếng Việt. Người đăng ký cần tuân thủ số lượng từ được quy định trong mỗi phần nội dung và trả lời tất cả các câu hỏi. Sáng kiến phải do một nhóm thanh niên hợp lệ đề xuất - xem trong phần Yếu tố hợp lệ bên dưới. Sáng kiến phải đóng góp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với Chiến lược Ứng phó với Biến đổi khí hậu của thành phố. Bản chiến lược được đính kèm tại đây. Những sáng kiến đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc xây dựng tính thích ứng cho người nghèo và người dễ bị tổn thương tại thành phố của bạn sẽ được ưu tiên. Nguồn kinh phí này có thể bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện sáng kiến, nhưng sẽ không bao gồm các khoản sau: a) mua sắm trang thiết bị như máy tính, xe máy… ; b) lương hoặc phụ phí cho những người thực hiện. • Khởi động một sáng kiến ứng phó, thiết lập mạng lưới hoặc hỗ trợ mang tính dài hạn để có thể tiếp tục được triển khai và phát huy hiệu quả sau khi kết thúc thời gian tài trợ, đảm bảo tính bền vững mà không còn những trợ giúp tài chính của ACCCRN.