MỤC LỤC
Các phương pháp dạy học truyền thống chỉ yêu cầu sự tác động 1 chiều từ GV đến HS, sự tương tác giữa thầy và trò thì trong tổ chức HĐN xuất hiện nhiều mối liên hệ tương tác, sự tác động đa chiều giữa GV với HS, giữa HS với GV, giữa HS với HS, người học trở thành chủ thể tích cực của quá trình chiếm lĩnh tri thức, HS không thụ động tiếp nhận tri thức một chiều từ GV mà bằng hoạt động tự nghiên cứu, trao đổi thảo luận trong nhóm, thể hiện, rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh…HS sẽ chủ động, sáng tạo tiếp nhận tri thức và rèn luyện những phẩm chất quan trọng trong học tập và cuộc sống. Trong HĐN, GV là người tổ chức và đạo diễn, là người thiết kế các hoạt động theo nhóm: thành lập các nhóm học tập, đề ra nhiệm vụ cho từng nhóm nhỏ và tất cả các nhóm, là người điều hành, giám sát, hướng dẫn để các nhóm tự tiến hành các hoạt động trong nhóm, là người chủ trì hoạt động thảo luận chung toàn lớp và cuối cùng GV là người tổng kết, gợi ý, định hướng kiến thức cho HS. Đây là hình thức GV chia cả lớp thành những nhóm cực nhỏ, khoảng 2-3 người (thường là chia theo bàn) để trao đổi (rì rầm), học sinh sẽ trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình huống lịch sử do giáo viên nêu ra, trong quá trình giải quyết các tình huống, học sinh thu nhận kiến thức một cách tích cực và thống nhất trả lời một câu hỏi, giải quyết 1 vấn đề, nêu lên 1 ý tưởng, thái độ….
Vì thế trong nhận thức lịch sử “Người ta không thể trực tiếp quan sát được lịch sử quá khứ và chỉ nhận thức được một cách gián tiếp thông qua các tài liệu lưu lại, hoặc giả dựa vào các hiện tượng lịch sử tương tự của cái mới, của các dân tộc khác để phân tích, suy nghĩ những vấn đề lịch sử chúng ta đang nghiên cứu, dung các loại tài liệu này để tham khảo chứ không thể thay thế hiện tượng lịch sử khách quan mà chúng ta đang nghiên cứu” [40, tr. Với những đặc điểm trên, GV không thể dạy học theo lối truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt kiến thức, chỉ chú trọng truyền thụ những kiến thức về chính trị quân sự khô khan, những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa …mà phải tổ chức cho HS tự nhận thức, tự tư duy để nắm bắt những kiến thức lịch sử phong phú ở tất cả các lĩnh vực, có sự hiểu biết về tiến trình lịch sử lâu dài của dân tộc và nhân loại.
Qua phần khảo sát ý kiến của 28 GV chúng tôi nhận thấy đa số GV đều cho rằng việc tổ chức HĐN trong dạy học lịch sử là cần thiết, nó tạo điều kiện cho GV phát huy tính tích cực học tập của HS, tạo cơ hội cho các em thể hiện sự hiểu biết của mình, rèn luyện và hoàn thiện kĩ năng trình bày ý kiến, kích thích tư duy sáng tạo của người học. Tuy nhiên, một số GV còn mơ hồ về cách tổ chức HĐN trong giờ lên lớp môn Lịch sử, họ chưa nắm vững những vấn đề như: hình thức, qui trình tổ chức HĐN như thế nào; nhiệm vụ của mỗi nhóm là giống nhau hay khác nhau; những nội dung nào được lựa chọn để tổ chức cho HĐN; trong một tiết học nên tổ chức bao nhiêu HĐN và phải dành bao nhiêu thời gian cho HĐN; số lượng nhóm và số HS trong mỗi nhóm như thế nào; căn cứ vào đâu để chia nhóm; nhóm trưởng có vai trò gì, nhóm trưởng là cố định hay thay đổi. * Về mặt nhận thức, nhiều giáo viên còn mơ hồ về cách thức tổ chức hoạt động nhóm trong giờ lên lớp môn lịch sử xung quanh các vấn đề như: số lượng nhóm và số lượng học sinh trong mỗi nhóm (số lượng này là cố định hay thay đổi qua mỗi hoạt động); nhóm trưởng là người được giáo viên chỉ định sẵn và làm việc vĩnh viễn hay là do các thành viên trong nhóm chọn ra qua mỗi hoạt động, trong một tiết học nên tổ chức mấy hoạt động nhóm….
*Nhược điểm: Dạy học theo nhóm đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt và cần nhiều thời gian, nếu thực hiện thiếu hiệu quả, sẽ cho kết quả ngược lại: một số học sinh sẽ lợi dụng để nói chuyện, làm việc riêng, hoặc một số thành viên nổi trội hơn sẽ áp đặt ý kiến của mình, hoặc một số khác sẽ co lại, ít tham gia vào nhóm… Vì vậy giáo viên cần chia nhỏ nhiệm vụ cho từng thành viên để đảm bảo mọi thành viên đều hoạt động. Giáo viên cũng có thể tận dụng yếu tố này để lôi kéo các em vào hoạt động nhóm bằng cách gần gũi, thân thiện với các em hơn, chú ý sáng tạo những hoạt động vừa học vừa chơi nhưng cũng mang tính đặc trưng của bộ môn lịch sử, tổ chức thi đua giữa các nhóm, tổ với nhau…Điều này sẽ làm không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, các em sẽ yêu thích bộ môn hơn. Qua điều tra thực tiễn cho thấy, mặc dù trang thiết bị ở các trường phổ thông tương đối đầy đủ, Giáo viên đánh giá cao những tác dụng của dạy học theo nhóm…Tuy nhiên với tình trạng lớp chật, người đông, trình độ học sinh chênh lệch, bàn ghế cố định, không đủ thời gian…khiến giáo viên ít sử dụng phương pháp này.
- Thấy được sự hạn chế của phong trào nông dân khi tiến hành đấu tranh giai cấp và dân tộc, phong trào nông dân muốn thành công phải có giai cấp tiên tiến trong cách mạng Việt Nam lãnh đạo. - Giáo dục học sinh trân trọng sự cố gắng phấn đấu của các sĩ phu yêu nước tiến bộ,họ luôn vươn tới những cái mới, muốn vận động cách mạng đi vào quĩ đạo chung của cách mạng thế giới. - Đặc điểm phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong thế chiến thứ nhất (1914- 1918): nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của binh lính, hình thức đấu tranh vũ trang, các cuộc đấu tranh trong thời kỳ này đều thất bại.
(Lịch sử địa phương là bộ phận của lịch sử dân tộc nên phải bám sát nhau, cho nên ở bài này do thời gian có hạn, tôi chỉ giảng dạy từ phần I đến phần IV- phong trào chống Pháp của những người tân học (1858 – cuối TK XIX), riêng phần IVVII khớp với phần sử 9 hơn nên tôi để sang phần lớp 9 dạy. Con đường 2:Nhà Nguyễn vẫn thi hành chính sách như cũ, vẫn tiến hành đối kháng với nhân dân, thậm chí còn tăng các biện pháp áp bức bốc lột tàn bạo: các thứ thuế, kìm hãm các nhân tố kinh tế tư bản chủ nghĩa..Kể từ Gia Long đến Tự Đức đã có hơn 500 cuộc khởi nghĩa nổ ra.Có thể thấy nhà Nguyễn chỉ vì quyền lợi ích kỉ củagiai cấp mình mà hi sinh quyền lợi của cả dân tộc nên đã tổ chức chống lại sự xâm lăng của Pháp nhưng không còn khả năng tập hợp, lãnh đạo nhân dân kháng chiến như trước. Trong quá trình đấu tranh chống lai sự xâm lược của Pháp triều đình nhà Nguyễn đã mắc phải một sai lầm không thể tha thứ là: đã từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống mà đi theo con đường thương lượng ( Dẫn chứng: Khi Pháp đánh Đà Nẵng,.
Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức này, giáo viên không phải phó mặc hết cho học sinh mà trái lại để đảm bảo cho hoạt động nhóm của học sinh đạt hiệu quả thì giáo viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng (về nội dung thảo luận, dự kiến cách chia nhóm, chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng cần thiết cho việc tổ chức hoạt động nhóm…), giao nhiệm vụ cho các nhóm, tổ chức quản lý nhóm, tổ chức báo cáo, và tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động nhóm của học sinh. Hướng dẫn nhóm trưởng các hoạt động để nhóm trưởng giúp giáo viên quản lý toàn lớp, còn giáo viên thì quản lý hoạt động của nhóm trưởng, khi thuần thục, giáo viên sẽ không vất vả để quản lý toàn lớp trong tình trạng lớp học đông như hiện nay. Chính việc học sinh tương tác trực tiếp sẽ tạo nên những tác động tích cực đối với học sinh, như: Làm nảy sinh những hứng thú khi trao đổi bình đẳng với nhau; Tăng cường sự tương tác giữa các cá nhân với nhau thông qua cử chỉ, ánh mắt, lời nói; Phát triển mối quan hệ gắn bó, hợp tác; Các thành viên được thể hiện mình.
Tổ chức hoạt động nhóm kết hợp với phương pháp thuyết trình Khi dạy bài 26, mục II, 3 “Khởi nghĩa Hương Khê”, GV tổ chức HĐN bằng cách trên cơ sở đã chuẩn bị ở tiết trước, HS sẽ thảo luận và lên thuyết trình câu hỏi sau: “Trên cơ sở đã sưu tầm tư liệu, các nhóm hãy lên thuyết trình những hiểu biết của mình về nhân vật Phan Đình Phùng, Cao Thắng?. Đối với tiết học theo dự án, GV phải chuẩn bị máy vi tính, màn hình chiếu để các em có thể thuyết trình kết hợp minh họa bằng tranh ảnh, lược đồ dễ dàng hơn, nếu cần trang bị thêm cả âm thanh, loa để các em dựng tiểu phẩm lồng nhạc vào sẽ làm cho sản phẩm dự án thêm hoàn thiện. Tổ chức hoạt động nhóm kết hợp với phương pháp kể chuyện Khi dạy bài 30, mục II, 3 “Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước”, GV tổ chức HĐN bằng cách trên cơ sở đã chuẩn bị ở tiết trước, HS sẽ thảo luận và lên kể chuyện: “Kể lại 1 số mẫu chuyện của Bác Hổ mà em thích".
Để kiểm chứng một cách khoa học về giá trị của các biện pháp sư phạm đã được tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với từng trường, chúng tôi dựa vào các tham số trung bình cộng và phương sai đã tính được để tìm giá trị (t ) làm cơ sở so sánh với giá trị (tα) để rút ra kết luận về ý nghĩa của các biện pháp sư phạm mà luận văn đề xuất. Tóm lại, trên cơ sở nắm vững yêu cầu, xác định các biện pháp, thao tác sư phạm tổ chức HĐN trong giờ học lịch sử ở trên lớp; đồng thời tiến hành thực nghiệm các biện pháp đó qua dạy học một số tiết tại 2 trường THCS ở quận 11 và quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, bước đầu chúng tôi thu được kết quả đáng khích lệ. Từ việc phân tích kết quả thực nghiệm trên cả hai mặt: định lượng và định tính, cho phép chúng tôi khẳng định: Các biện pháp sư phạm tổ chức HĐN trong dạy học lịch sử được sử dụng thực sự đem lại sự chuyển biến về mặt nhận thức của HS, đặc biệt là phát huy mạnh mẽ tích tích cực học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS.