MỤC LỤC
Để nắm được thực trạng dạy và học khái niệm Sinh học, chúng tôi tiến hành quan sát sư phạm, tham khảo giáo án, dự giờ, trao đổi ý kiến với một số giáo viên bộ môn; dùng phiếu thăm dò ý kiến giáo viên, phiếu điều tra học sinh ở một số trường trung học phổ thông. Ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc kết hợp rèn luyện các kỹ năng xây dựng bản đồ khái niệm với hệ thống hóa kiến thức và lĩnh hội kiến thức mới. Để giảng dạy một khái niệm Sinh học giáo viên đã sử dụng rất nhiều các biện pháp như thảo luận theo nhóm hợp tác, hỏi đáp- tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề, sử dụng sơ đồ hóa… song một số giáo viên vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống như đọc chép, giáo viên đặt câu hỏi- HS trả lời sau đó giáo viên hệ thống lại bài học nên không phát huy được tính tích cực cho HS.
Việc sử dụng bản đồ khái niệm vào giảng dạy các khái niệm còn rất hạn chế do trong công tác giảng dạy còn nhiều vấn đề bất cập. Sau khi thực nghiệm một số GV cho rằng việc sử dụng bản đồ khái niệm mang lại hiệu quả trong phát huy tính tích cực cho HS nên có thể sẽ nghiên cứu và đưa vào giảng dạy để giúp HS làm quen với phương pháp học khái niệm mới. Mục tiêu, cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức phần chuyển hoá vật chất và năng lượng – sinh học 11 (NC) ở trường THPT.
- Kĩ năng tư duy: Tiếp tục kĩ năng tư duy phân tích - quy nạp, chú trọng phát triển tư duy lí luận ( phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá,… đặc biệt là kĩ năng suy luận để giải quyết các hiện tượng liên quan gặp phải trong học tập và thực tiễn cuộc sống). - Kĩ năng học tập: đặc biệt là tự học, biết thu thập và xử lí thông tin, lập bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị, biết làm việc theo cá nhân và nhóm, biết làm các báo cáo nhỏ, biết trình bày trước tổ, lớp…. - Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức và giải thích bản chất, tính quy luật về các hiện tượng của thế giới sống.
Nội dung: giới thiệu về sự chuyển hoá VC - NL ở cơ thể thực vật (trao đổi nước và khoáng, quang hợp, hô hấp và các yếu tố ảnh hưởng đến các chức năng đó, sự ứng dụng kiến thức đó vào trồng trọt). - Trình bày vai trò của nước ở thực vật: đảm bảo hình dạng nhất định của tế bào, tham gia vào các quá trình sinh lí của cây và ảnh hưởng sự phân bố thực vật trong tự nhiên. - Trình bày được cơ chế trao đổi nước: 3 quá trình liên tiếp (hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước); ý nghĩa thoát hơi nước với đời sống của thực vật.
- Trình bày quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh - Giải thích được quá trình quang hợp quyết định năng suất cây trồng, từ đó đưa ra biện pháp nâng cao năng suất cây trồng qua quang hợp và triển vọng năng suất cây trồng. - Trình bày được ý nghĩa của hô hấp: giải phóng năng lượng và tạo các sản phẩm trung gian dùng cho mọi quá trình sinh tổng hợp. - Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá và hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau.
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM ĐỂ DẠY HỌC CHƯƠNG “CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG”.
Bản đồ khuyết có thể là bản đồ chỉ có khái niệm, bản đồ chỉ có đường nối hoặc bản đồ hỗn hợp. Bản đồ khuyết có thể được dùng ở khâu dạy bài mới, khâu củng cố, ôn tập và khâu kiểm tra, đánh giá. - Giáo viên: Cung cấp bản đồ khuyết kèm theo hệ thống các hoạt động (có thể kèm các hình ảnh hoặc phim minh họa).
Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khái niệm khuyết Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động. Bước 3: Học sinh tự lực làm việc, hoàn chỉnh từng phần của bản đồ Bước 4: Giáo viên kết luận và hoàn chỉnh bản đồ khái niệm. Bước 3: Học sinh quan sát hình ảnh, nghiên cứu sách giáo khoa, bản đồ hấp thụ các nguyên tố khoáng và trả lời các câu hỏi.
Bước 1: Giáo viên cung cấp bản đồ khuyết về khái niệm hô hấp động vật yêu cầu học sinh điền những khái niệm và từ nối thích hợp để hoàn chỉnh bản đồ. Bước 2: Học sinh vận dụng kiến thức đã học hoàn chỉnh bản đồ khuyết về khái niệm hô hấp động vật. Bản đồ câm là bản đồ không có khái niệm và từ nối, chỉ có cấu trúc bản đồ được cho sẵn.
Dạng bản đồ này có thể sử dụng ở khâu dạy bài mới, khâu củng cố, ôn tập và khâu kiểm tra, đánh giá. - Giáo viên: Cung cấp một danh sách các khái niệm và các từ nối, một cấu trúc bản đồ với các khoảng trống tương ứng với các khái niệm và các từ nối được cho sẵn (có thể kèm theo các hình ảnh hoặc phim minh họa). Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm và từ nối, cấu trúc bản đồ khái niệm về tuần hoàn máu.
Bước 2: Học sinh vận dụng kiến thức đã học, sử dụng danh sách các khái niệm và từ nối đã cho để hoàn chỉnh bản đồ. Bước 1: Giáo viên cung cấp danh sách khái niệm và từ nối, cấu trúc bản đồ về khái niệm quang hợp ở thực vật. Bước 1: Học sinh tự lực xây dựng bản đồ khái niệm - Xác định chủ đề, khái niệm trọng tâm.
Bước 1: Học sinh tự xây dựng bản đồ khái niệm về hấp thụ nước ở rễ dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Xác định các khái niệm trọng tâm về hấp thụ nước ở rễ - Xác định mối liên quan giữa các khái niệm.
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng BĐKN để chương 1 Sinh học 11 trung học phổ thông. - Xác định tính khả thi của việc sử dụng phương pháp trên theo mục đích đề ra. - Sau mỗi bài học tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp ĐC và TN với cùng một đề, cùng thời gian.
- Hệ số biến thiên Cv%: Biểu thị mức độ biến thiên trong nhiều tập hợp có.