MỤC LỤC
Trong nhiều trường hợp, cùng với một đồng vốn, thời gian và công sức bỏ ra, lựa chọn phương án sản xuất mặt hàng này thì sẽ phù hợp với nhu cầu của thị trường, hàng hoá sản xuất ra đuợc tiêu thụ hết, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Nhà quản lý doanh nghiệp phải biết phân bổ vốn hợp lý cho các lĩnh vực sản xuất, tài chính, marketing, nghiên cứu..Trong đó, phải đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực quản lý tài chính bởi vì đây là lĩnh vực ảnh hưởng quyết định trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực khác.
Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải tạo được mối quan hệ bền vững với các chủ thể khác trong nền kinh tế thị trường, muốn vậy, doanh nghiệp phải tạo được niềm tin với các đối tác, bạn hàng, Nhà nước, nhà cung ứng, khách hàng… Để thực hiện được điều này, trước hết, doanh nghiệp cần tôn trọng các điều kiện trong hợp đồng, tôn trọng các cam kết kinh doanh, đảm bảo được uy tín của doanh nghiệp; bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tìm cách hạn chế, ngăn ngừa và tỉnh táo đề phòng sự bội tín của các đối tác. Trên đây là các nguyên tắc đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ để đảm bảo hoạt động tài chính được duy trì ổn định và phát triển, bên cạnh đó các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc khác như: nguyên tắc giá trị thời gian của tiền, nguyên tắc chi trả, nguyên tắc thị trường có hiệu quả, nguyên tắc gắn lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông….
Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương. - Ông Nguyễn Hồng Sơn Giám đốc - Ông Nguyễn Thanh Tùng Phó Giám đốc - Ông Lưu Anh Cường Phó Giám đốc - Ông Nguyễn Đình Tuấn Phó Giám đốc - Ông Nguyễn Văn Chính Phó Giám đốc Địa điểm.
Căn cứ vào sự biến động của thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường tài chính. Các kế hoạch tài chính được xây dựng dựa trên định hướng của các chính sách kinh tế xã hội, các chính sách chung của từng ngành và các chính sách cụ thể mà Công ty đặt ra. Cụ thể Phó Giám đốc tài chính của Công ty đã phân tích thực trạng của Công ty trong những năm gần đây, đặc biệt là kết quả hoạt động tài chính năm 2004.
Kiểm tra chính xác, công khai, được tiến hành thường xuyên và mọi cá nhân, phòng ban đều được phổ cập kế hoạch và kết quả kiểm tra. Phạm vi của kiểm tra tài chính rất rộng, bao trùm toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của Công ty, kiểm tra trong mọi khâu, mọi công đoạn của quá trình quản lý tài chính, tuy nhiên có chú ý đến trọng yếu. Công ty tiến hành kiểm tra tài chính cả trước và sau khi thực hiện các kế hoạch tài chính nằm đánh giá các kết quả đạt được về mặt thành tựu cũng như những hạn chế, những bất cập đang tồn tại, để từ đó đúc rút và tích luỹ được các kinh nghiệm trong việc triển khai, xây dựng và thực thi các kế hoạch tài chính tiếp theo, nhằm hướng vào mục đích tối cao của Công ty.
Sau khi xác định chính xác lượng vốn lưu động cần thiết, cần tiến hành tổ chức khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động hợp lý, vì đây là các khoản tài trợ trong ngắn hạn, gấp rút về thời gian nên đảm bảo các nguồn tài trợ là rất cần thiết. Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động bằng cách sử dụng các tỷ số tài chính có liên quan để nhà quản lý phân tích đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho các kỳ sau. Tóm lại, mục đích quản lý vốn luân chuyển của Công ty là làm thế nào để một đồng vốn sinh lời nhiều nhất và làm thế nào để nguồn vốn đó không bị suy giảm do những rủi ro hay cách làm không đúng gây nên.
Xác định chính xác lượng vốn lưu động cần dùng trong một kỳ kinh doanh, thực hiện tốt vấn đề này sẽ tránh thiếu vốn ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hoặc thừa vốn gây nên tình trạng ứ đọng vốn. Đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm, xử lý các hàng hoá, bán thành phẩm bị ứ đọng, áp dụng các hình thức tín dụng thương mại nhằm phát triển và bảo toàn vốn lưu động. Ngoài việc tăng cường đầu tư trong nội bộ Công ty, Công ty đã rất chú trọng đầu tư ra bên ngoài, mở rộng phạm vi hoạt động của mình, tìm kiếm lợi nhuận, bảo đảm an toàn về vốn.
Mặt khỏc, theo dừi bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 ta thấy doanh nghiệp phải giảm giá hàng bán 5000000 và hàng bán bị trả lại 95.238.095, điều này đã phản ánh chất lượng của hàng hóa giảm sút, một trong những nguyên nhân của vấn đề này là lượng hàng trong kho quá nhiều, bảo quản không tốt, làm chất lượng hàng trở nên xấu hơn. Công tác tiêu thụ của Công ty chưa được thực hiện tốt, thể hiện trong báo cáo kinh doanh năm 2005, Công ty phải giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại lên tới 95.238.095, nguyên nhân của vấn đề này có thể là do Công ty chưa tạo lập, duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng, với thị trường tiêu thụ sản phẩm và công tác bảo quản hàng tồn kho của Công ty không được tổ chức tốt. Vấn đề này đòi hỏi các nhà quản lý Công ty phải tìm biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả hơn, tức là cần phải nghiên cứu nên đầu tư vào mặt hàng nào để đảm bảo đầu ra tiêu thụ được cũng như đảm bảo lợi nhuận, có nghĩa là các nhà quản lý phải ra các quyết định đầu tư tài chính hợp lý hơn nữa, nên lựa chọn đầu tư vào những mặt hàng sản phẩm thừa món nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tu Thái Dương nói riêng còn phải đối mặt với các quy luật khắt khe của thị trường thế giới, nếu không tuân thủ được các đòi hỏi của thị trường thì tất yếu sẽ bị đào thải, đứng ra ngoài vòng của sự phát triển. Do đó, hoạt động của doanh nghiệp này đôi khi còn xâm phạm đến quyền lợi của các doanh nghiệp khác, xâm phạm đến lợi ích quốc gia, các doanh nghiệp hầu như chưa chú ý xây dựng cho mình một chữ tín trên thương trường, tạo dựng lòng tin để giữ vững các mối quan hệ lâu dài với đối tác. Bên cạnh những bất lợi, thị trường trong nước cũng tạo ra những thuận lợi nhất định cho Công ty như các đối thủ cạnh tranh quá lớn tồn tại chưa nhiều, thị trường đầu tư tương đối rộng, các mặt hàng xuất nhập khẩu phong phú và đa dạng, có khả năng tận dụng triệt để lợi thế so sánh của đất nước.
Như vậy, để cũng cố mối quan hệ với Nhà nước, Công ty phải nộp thuế đầy đủ và đúng kỳ hạn, nhanh chóng giải quyết thuế còn ứ đọng để tạo sự tin tưởng với Nhà nước, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của hiến pháp và pháp luật, tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả để đóng góp vào sự tăng trưởng GDP, giải quyết các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện mức sống cho người lao động. Tóm lại, quản lý vốn lưu động có hiệu quả đang còn là một vấn để rất lớn đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương, trong đó mục tiêu là phải giảm thiểu số hàng tồn kho, tăng số vòng quay của vốn tạo tỷ suất lợi nhuận cao, việc trước mắt Công ty cần phải quyết là giải quyết các khoản phải thu của khách hàng bằng hình thức chiết khấu, tiến hành các biện pháp chiết khấu thương mại để tiêu thụ lượng hàng còn ứ đọng. Để đầu tư vào tài sản cố định có hiệu quả hơn nữa, Công ty cần phải tuân thủ một số yêu cầu từ khi mua sắm cho đến khi thanh lý tài sản cố định như mua sắm tài sản cố định phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, sử dụng tài sản cố định phải trong giới hạn định mức kỹ thuật cho phép, tránh tình trạng sử dụng quá công suất, các máy móc quá cũ không còn thích hợp với công nghệ hiện tại thì nên thanh lý để giảm trừ khấu hao, thường xuyên đổi mới, nâng cấp các máy móc thiết bị, vì các máy móc quá cũ sẽ gây nên sự lãng phí nguyên nhiên liệu, chất lượng sản phẩm không cao.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, Nhà nước cần xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia quản lý để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý và năng lực lãnh đạo điều hành, bởi lẽ khi đội ngũ cán bộ quản lý vững mạnh thì nó như nguồn lực vô hình thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, từ đó gián tiếp đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bộ nên ban hành những chính sách để tiếp tục đổi mới, điều chỉnh hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng : phải nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, thấm nhuần chính sách của Nhà nước của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ thẩm định trong các ngân hàng thương mại để đảm bảo các khoản cho vay được đến với người cần sử dụng và biết cách sử dụng có hiệu quả, tránh tình trạng cho vay theo ý chí chủ quan, gây nên hiện tượng sử dụng vốn với hiệu quả không cao. Do đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp bằng cách thực hiện chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán, tăng cường phát triển mạng lưới thông tin trên phạm vi toàn quốc và hệ thống đào tạo để giỳp cỏc doanh nhõn hiểu rừ hơn việc tham gia vào các giao dịch trênthị trường này, giúp họ có được các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết để có thể huy động vốn và kinh doanh chứng khoán.