Chiến lược phát triển kinh tế thông qua quản lý đầu tư trong xây dựng

MỤC LỤC

Quản lý đầu tư

Trong mọi nền kinh tế, đều cần phải có vai trò quan trọng của Nhà nước trong quản lý đầu tư, sự khác nhau chỉ là ở mức độ, phương thức và mục tiêu can thiệp hoặc quản lý của Nhà nước mà thôi. - Quản lý đầu tư phải lấy mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp với từng thời kỳ làm mục đích, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. - Quản lý đầu tư của Nhà nước phải tôn trọng các quy luật khách quan dựa trên các luận chứng khoa học, kết hợp tốt với điều kiện Việt Nam, với kinh nghiệm trên thế giới trong việc lập chiến lược đầu tư.

- Quản lý đầu tư phải kết hợp tốt giữa các mặt kinh tế, kỹ thuật chính trị, xã hội và quốc phòng, kết hợp tốt giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, kết hợp tốt giữa lợi ích của Nhà nước, của các doanh nghiệp và người lao động. -Quản lý đầu tư phải phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đảm bảo tạo ra những sản phẩm được xã hội và thị trường chấp nhận cả về về chất lượng, về giá cả và đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ. - Quản lý đầu tư phải lấy tiêu chuẩn, phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, khai thác tốt mọi tiềm năng phát triển của đất nước.

- Quản lý đầu tư của Nhà nước phải kết hợp giữa quản lý của ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ phải thực hiện thống nhất quản lý của Nhà nước về luật pháp, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật đối với toàn bộ quá trình đầu tư và xây dựng kể từ khâu quy hoạch huy động và sử dụng vốn, lập các phương án đầu tư về mặt công nghệ, kỹ thuật và xây dựng. - Trong quản lý đầu tư phải phõn định rừ chức năng quản lý của Nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh, quy định rừ trỏch nhiệm của cỏc cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư và các doanh nghiệp. Nhà nước thực hiện việc quản lý giá xây dựng thông qua việc ban hành các chế độ chính sách về giá, các nguyên tắc và phương pháplập dự toán, các loại định mức, đơn giá… để xác định tổng mức đầu tư dự án và tổng dự toán công trình, dự toán các hạng mục công trình.

Tổng mức đầu tư là vốn đầu tư dự kiến để chi phí chi toàn bộ quá trình đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đầu tư để đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của dự án (bao gồm cả yếu tố trượt giá). Tổng dự toán công trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật bao gồm các chi phí có liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị, chi phí sử dụng đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình tạm thời chi phí dự phòng và yếu tố trượt giá. Đối với tất cả dự án đầu tư thuộc sở hữu Nhà nước đều phải lập đầy đủ các tài liệu dự toán tổng mức đầu tư và tổng dự toán công trình.

Các chủ đầu tư và các nhà tư vấn phải căn cứ vào những quy định quản lý giá xây dựng của Nhà nước để lập, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình làm căn cứ để xét thầu. Các nhà thầu xây dựng phải căn cứ vào những quy định quản lý giá của Nhà nước để xác định giá bỏ thầu của mình. Nhà nước sẽ lấy đơn giá của tháng 12 làm mốc và so sánh giá của những tháng sau đó với tháng 12 trở đi chỉ được bù giá cho những tháng sau tháng 12 được lấy làm mốc.

Những cơ sở lý luận về kinh tế trong thiết kế xây dựng

- Giới thiệu chung về công trình: vị trí xây dựng, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, quy mô kết cấu công trình và ảnh hưởng của các yếu tố đó đến việc thiết kế tổ chức thi công. -Giới thiệu các phương án thi công có thể sử dụng được phân tích, lựa chọn phương án tốt nhất. - Bản vẽ về các phương pháp thi công công trình (bố trí mặt bằng thi công, ván khuôn, sơ đồ di chuyển thiết bị….

Quản lý nhà nước đối với xây dựng và các vấn đề kinh tế có liên quan

Là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý tác động lên đối tượng bị quản lý (khách thể) dựa trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan, chủ yếu là các quy luật kinh tế phù hợp đặc điểm và điều kiện cụ thể. Là công cụ để chủ thể quản lý điều khiển khách thể bị quản lý. Xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch định hướng, thông tin dự báo trong ngành xây dựng để hướng dẫn kinh doanh trong xây dựng đặc biệt là phải chủ động quy hoạch xây dựng định hướng cho các ngành, các địa phương và các vùng lãnh thổ để làm căn cứ hướng dẫn hoạt động cho các chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng.

Xây dựng luật pháp, quy chế và các chính sách quản lý kinh tế cho ngành xây dựng, nhất là Luật xây dựng và các luật liên quan. Tạo môi trường kinh tế thuận lợi và khuôn khổ pháp lý cho kinh doanh xây dựng thông qua các kế hoạch định hướng, dự báo, thông tin, các dự báo và chính sách kinh tế trong xây dựng. Điều hoà thu nhập giữa chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, người lao động và các tổ chức tư vấn, các lực lượng dịch vụ… phục vụ xây dựng, có chế độ đãi ngộ thích đáng với người lao động trong xây dựng.

Bảo vệ đất đai, tài nguyên và môi trường từ khâu quy hoạch địa điểm xây dựng đến thi công xây dựng và vận hành khai thác công trình. Đề ra các biện pháp chống thất thoát vốn của Nhà nước cấp phát cho xây dựng: từ khâu xây dựng vốn đầu tư, phân phối vốn đầu tư ,quy hoạch, thiết kế và xây dựng các công trình. Quản lý nguồn vốn không chỉ từ ngân sách Nhà nước mà còn cả các nguồn vốn khác nhằm đảm bảo cân đối cho nền kinh tế quốc dân.

Đề ra các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và an toàn cho xã hội. Tổ chức các doanh nghiệp xây dựng Nhà nước để thực hiện xây dựng các công trình mà các thành phần kinh tế khác không đủ năng lực thực hiện hoặc không muốn làm do lợi nhuận thấp và độ rủi ro cao hoặc thực hiện các công trình có tầm quan trọng đến an ninh, quốc phòng. Quản lý đồng bộ ngành xây dựng từ khâu hoạt động đầu tư của chủ đầu tư đến khâu thực hiện xây dựng của các nhà thầu.

Có chủ trương hợp tác kinh tế đúng đắn trong lĩnh vực xây dựng, chuẩn bị lực lượng xây dựng để đủ sức hợp tác, xây dựng các công trình đầu tư nước ngoài với đòi hỏi chất lượng cao. Quy định những nội dung cụ thể về quản lý đầu tư và xây dựng. Tất cả hoạt động kinh tế đều xảy ra thông qua con người với những động cơ về lợi ích vật chất và tinh thần nhất định, với những mức độ giác ngộ về trách nhiệm công dân.