Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam: kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho Việt Nam

MỤC LỤC

RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

-Rủi ro thanh khoản: là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các cam kết khi đến hạn bởi thiếu tiền (tài sản nợ) để tài trợ cho các hoạt động sử dụng vốn (tài sản có) do lạm phát, mức lãi suất thực không hấp dẫn hoặc người gửi tiền rút tiền ồ ạt…; hay bởi quản lý chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ yếu kém, đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản kém như trái phiếu của các công ty phát hành…. Nhóm 2 : Nợ xấu không có tài sản đảm bảo và không có đối tượng để thu, gồm có: nợ xóa thiên tai chưa có nguồn và còn hạch toán nội bảng; nợ khoanh doanh nghiệp đã giải thể, phá sản; nợ khoanh doanh nghiệp thuộc các vụ án; nợ khoanh do thiên tai của hộ sản xuất….

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

+ Cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao, tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn. Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi cho vay bất động sản đồng nghĩa với việc lấy ngắn nuôi dài, không thẩm định nguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, đến khi giá bất động sản tụt dốc không phanh, các khoản nợ không thu hồi được, ngân hàng mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm đến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn phá sản, các khoản đầu tư của ngân hàng cũng từ đó thua lỗ,…. Từ cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ, cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán còn yếu kém, chất lượng tín dụng không được coi trọng, có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn, không thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản nên không.

TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN QUA

Trước tình hình đó, ngân hàng tạm ngưng giải ngân cho các doanh nghiệp, những khách hàng của ngân hàng, kéo theo đình trệ dây chuyền sản xuất, hệ thống kinh doanh của các doanh nghiệp: không có tiền thanh toán cho đối tác, đầu tư sản xuất, đối tác không thanh toán được tiền cho khách hàng, hay thanh toán tiền mua bất động sản trả góp… nguy cơ khách hàng sẽ không trả được nợ vì không có nguồn thu. Ngân hàng Phương Nam ngày nay, do sự sáp nhập của ngân hàng Đại Nam và ngân hàng Phương Nam xưa, sau một thời gian hoạt động và khắc phục hậu quả của sự thua lỗ mà ngân hàng Đại Nam để lại vẫn chưa thật sự hiệu quả, công tác quản lý rủi ro tín dụng vẫn chưa được chú trọng và còn yếu kém, đây là dấu hiệu cảnh báo đòi hỏi cần phải được thúc đẩy tăng cường kiểm soát rủi ro hơn nữa đối với bản thân ngân hàng Phương Nam và cả hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam. PHƯƠNG NAM 2,741.24 2,947.68 3,098.78 (Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính các ngân hàng) Từ những phân tích trên cho thấy, tuy hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang nghiên cứu là có hiệu quả, tăng trưởng dần qua các năm đặc biệt là đột biến trong năm 2007, song vẫn không tránh khỏi những khoản nợ xấu, những khoản nợ có vấn đề, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngày càng tăng.

Bảng 2.1: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các ngân hàng
Bảng 2.1: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các ngân hàng

NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO KHOẢN VAY Cể VẤN ĐỀ

Đến năm 2006 thay đổi công ty kiểm toán từ công ty kiểm toán A&C sang công ty kiểm toán AISC, đây là điểm nhấn quan trọng cần phải chú ý, xem xét đến của các nhân viên ngân hàng khi thẩm định hồ sơ vay vốn cũng như kiểm soát hồ sơ sau khi cho vay. Trong năm 2007, tình hình công ty ngày càng xấu hơn, thiếu vốn ngày càng trở nên trầm trọng, không còn tài sản thế chấp để vay vốn, tình hình tài chính không minh bạch, không phát hành được cổ phiếu tăng vốn, trong khi đó nợ phải trả tăng cao, nợ phải thu khó đòi cũng nhiều không kém. Thị trường đầu ra không được cải thiện do đã mất từ trước, nguyên liệu đầu vào tăng làm cho giá vốn hàng bán tăng đáng kể, có sự thay đổi lớn trong tình hình nhân sự, từ cán bộ quản lý cho đến lãnh đạo, chỉ trong 1 năm, công ty đã thay Kế toán trưởng, rồi đến Giám đốc sản xuất, Giám đốc R&D, đặc biệt hơn nữa là thay Tổng giám đốc vào giữa năm 2007.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG

Thị trường bất động sản và chứng khoán Việt Nam đang trong tình cảnh khó khăn, khả năng các khoản nợ đầu tư vào hai thị trường đó khó có thể thu hồi, giá nhà đất và chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, việc mua bán diễn ra khó khăn hơn, các khách hàng sẽ không có nguồn trả nợ, đồng thời tỷ lệ tài sản đảm bảo không đủ đảm bảo cho dư nợ còn lại,… làm cho hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn của rủi ro tín dụng xuất hiện. Cụ thể có nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tiền vốn ngân hàng nguyên nhân xuất phát từ sự tiếp tay của các nhân viên ngân hàng như làm giả hồ sơ, lập khống chứng từ, định giá tài sản đảm bảo cao hơn nhiều so với thực tế, như Nguyễn Lê Việt – cán bộ ngân hàng Eximbank, hay Phạm Nhật Hồng – phó giám đốc ngân hàng Công thương chi nhánh TPHCM… Riêng nhân viên yếu kém thiếu năng lực không nhận biết được thật giả trong hồ sơ giấy tờ, gây thiệt hại cho ngân hàng. Từ những số liệu thống kê phân tích trên, những nguyên nhân dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng, ví dụ điển hình về chất lượng tín dụng tại ngân hàng Việt Nam cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn, rủi ro luôn bao vây rình rập chúng ta, nếu không có chính sách quản lý tốt, giải pháp hạn chế hữu hiệu thì không ít trường hợp công ty Bông Bạch Tuyết còn tiếp diễn và những khoản nợ trở nên khó thu hồi.

VĨ MÔ

Mặc dù đã có nhiều kênh cung cấp thông tin, nhưng vẫn không tránh khỏi thiếu sót như tình hình dư nợ, vay nợ của khách hàng, tình trạng thế chấp bất động sản ở nhiều nơi,… Do vậy, việc nâng cấp hệ thống thông tin minh bạch chính xác là rất cần thiết và hữu ích, các kênh cung cấp thông tin cần phải cập nhật thường xuyên, cẩn thận, có kế hoạch lưu trữ thông tin hợp lý, hiệu quả. Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT- NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC giữa Liên bộ Ngân hàng Nhà nước, Bộ tư pháp, Bộ công an, Bộ tài chính, Tổng cục địa chính ngày 29.4.2001 (sau đây gọi tắt là Thông tư 03) quy định TCTD không được trực tiếp bán hay được trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Và theo Khoản 2 – Mục III của thông tư này, nếu không đạt được sự thỏa thuận của các bên thì TCTD phải đưa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra Tòa: “Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không xử lý được theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng thì tổ chức tín dụng đưa tài sản ra bán đấu giá để thu hồi nợ hoặc khởi kiện ra tòa án”.

VI MÔ

Sau khi rà soát thẩm định lại khoản vay, khả năng trả nợ của khách hàng, nếu khoản vay vẫn còn có khả năng thu hồi, bộ phận xử lý nợ hoạch định kế hoạch và biện pháp thu hồi; nếu các khoản vay có nguy cơ mất khả năng thu hồi nợ, bộ phận xử lý nợ sẽ chuẩn bị phương án xử lý nội bộ, sau đó chuyển hồ sơ sang các cơ quan hữu quan có thẩm quyền thụ lý. Từ trước đến nay, đã có rất nhiều vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gây hậu quả nghiêm trọng trong hệ thống ngân hàng mà xuất phát từ cán bộ, nhân viên ngân hàng như Phạm Nhật Hồng, Nguyễn Lê Việt… Họ lợi dụng sơ hở trong các quy định, quy trình cấp tín dụng, thông đồng với khách hàng để làm giả giấy tờ rút vốn ngân hàng, nhận tiền của khách hàng gửi trả nợ ngân hàng khi đến hạn bỏ vào túi riêng,… gây rủi ro thiệt hại cho ngân hàng. Do vậy ngân hàng cần phải làm trong sạch hoá đội ngũ cán bộ, nhân viên bằng nhiều biện pháp như tăng cường công tác quản trị điều hành, kiểm tra kiểm soát, thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình cấp tín dụng; rà soát chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ, chọn người có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt bố trí vào các bộ phận thiết yếu quan trọng, giao dịch trực tiếp với khách hàng.

Bảng 3.1: Xếp hạng khách hàng
Bảng 3.1: Xếp hạng khách hàng

ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 1. Đối với Nhà nước

Hoạt động tín dụng là hoạt động chính, nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, do đó việc nâng cao chất lượng, quản lý rủi ro tín dụng càng phải được thắt chặt hơn nữa trong tình hình kinh tế có nhiều biến động bất lợi và môi trường cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nước ngoài.  Trong chương 3, tác giả đã đề ra một số giải pháp cần thiết quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó, có các giải pháp liên quan đến các cơ quan hữu quan như hoàn thiện hệ thống thông tin minh bạch kịp thời đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của ngân hàng, rút ngắn quy trình xử lý phát mãi tài sản để thu hồi nợ,… và các giải pháp liên quan trực tiếp đến bản thân các ngân hàng như thực hiện tốt việc báo cáo, thực hiện nghiêm quy trình cấp tín dụng, trong sạch hoá đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng,…. Nhà nước, Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng hoạt động và kiểm soát rủi ro tín dụng, đồng thời các ngân hàng cũng cần cố gắng xây dựng cho riêng mình quy trình quản lý rủi ro tín dụng sao cho có hiệu quả.