MỤC LỤC
• Đối với khách hàng là tổ chức và cá nhân nước ngoài: phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật Dân sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc Điều Ước Quốc tế mà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Là chỉ tiêu phản ánh những khoản nợ vay (bao gồm vốn gốc và lãi) không trả nợ đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì toàn bộ số dư nợ vay của hợp đồng tín dụng đó được coi là nợ quá hạn. • Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: là việc ngân hàng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi.
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản thu nợ gốc mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả các khoản vay của năm nay và những năm trước đó, kể cả thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần. Nợ quá hạn làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút, đôi khi dẫn đến thua lỗ, ngân hàng bị mất khả năng thanh toán cho khách hàng… Nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.
Sacombank chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; đồng thời tăng nhanh quy mô nguồn vốn huy động, đẩy nhanh nhịp độ phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng phi truyền thống, nhất là các dịch vụ tài chính ngân hàng hiên đại. Mục tiêu chung của chiến lược phỏt triển là phải đạt được những giỏ trị cốt lừi: Ngõn hàng phỏt triển nhanh, ổn định và bền vững trên cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch tài chính của khách hàng; đảm bảo được các lợi ích cộng đồng và xã hội; tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, cổ đông và các nhà đầu tư; tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên. Hoàn thiện bộ máy điều hành theo dòng sản phẩm hướng về khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên theo hướng chuyên nghiệp hóa, tăng cường kỹ năng quản trị – điều hành – giám sát, đồng thời trong năm 2007 hoàn tất chương trình chuẩn mực hóa, mô hình hoá các quy trình tác nghiệp để nâng cao năng suất lao động và chăm sóc tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng.
Mặc dù Sacombank Chi nhánh An Giang là chi nhánh còn non trẻ mới đi vào hoạt động đến nay trên hai năm và phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt (An Giang là nơi có nhiều Tổ chức tín dụng nhất so với các tỉnh khác trừ các thành phố trực thuộc Trung Ương), bằng sự tâm quyết và nổ lực phấn đấu không mệt mỏi của tập thể CBCNV, chi nhánh An Giang đã từng bước củng cố ổn định và gặt hái được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ: là Chi Nhánh có mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Miền tây nam bộ (có thể xếp loại là một trong ba chi nhánh đầu đàn trong khu vực); Được khách hàng đánh giá là một trong những Ngân hàng có cung cách phục vụ tốt nhất tại địa phương. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng chuẩn bị kế hoạch mở rộng và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ nhằm tiếp tục đưa các tiện ích ngân hàng đến tận tay mọi doanh nghiệp và cá nhân, cùng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân An Giang trong thời kỳ hội nhập và góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận chung của khu vực miền Tây Nam Bộ. Để có được điều này là do Ngân Hàng đã có chiến lược kinh doanh hiệu quả, xỏc định rừ đối tượng khỏch hàng mục tiờu: với lượng khỏch hàng ban đầu chỉ giới hạn ở một vài đối tượng và số lượng nhỏ nhưng đến nay đối tượng khách hàng của Chi nhánh rất đa dạng như: các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng hệ thống, khách hàng cá nhân ổn định, gắn bó hoạt động trong các lĩnh vực nông, ngư nghiệp và sản xuất kinh doanh….
Thị trường Xuất nhập khẩu tiếp tục được mở rộng, đặc biệt hoạt động xuất khẩu đã có bước tiến triển mạnh, đạt mức kỷ lục trong vòng 32 năm qua với kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 540 triệu USD, vượt 20,1% so với kế hoạch và tăng 21,62% so với cùng kỳ, trong đó hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là cá tra chiếm 61%, và gạo chiếm 28% đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Việc tại 1 địa bàn tỉnh có quá nhiều tổ chức tín dụng (là tỉnh có nhiều tổ chức tín dụng chỉ đứng sau các thành phố trực thuộc TW, tính đến 16/01/2008 tại An Giang có tổng cộng 47 TCTD bao gồm 8 NHTMQD, 01 NH chính sách, 14 NHTMCP, 24 QTD và nếu tính điểm giao dịch Ngân Hàng là gần 110 điểm) với nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng và nguồn nhân sự có kinh nghiệm sẽ làm cho một số nhân viên bị giao động và có thể sẽ bị lôi kéo. Qua bảng số liệu thì nguồn vốn hoạt động của chi nhánh qua 3 năm đều tăng, mặc dù trong năm 2005 lượng vốn huy động chỉ đạt ở mức gần 35 tỷ đồng đó là do đây là năm Chi nhánh mới thành lập, Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 8/2005 nên chưa có được lượng khách hàng ổn định và chưa thu hút nhiều khách đến với Ngân hàng, hơn nữa các sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng chưa đa dạng, không thể cạnh tranh được với các Ngân hàng đã thành lập trước, nhất là các Ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm và lượng khách hàng ổn định.
Năng lực làm việc của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao nên đã giúp cho họ trong việc quan sát và lựa chọn khách hàng cho vay: trước, trong và sau khi cho vay, cỏn bộ tớn dụng luụn quan sỏt theo dừi việc cho vay, họ luụn nhắc nhở khách hàng khi đến hạn trả nợ bằng những câu giao tiếp thận thiện tạo thuận tiện hơn trong công tác thu nợ. Để phát sinh thường xuyên nợ quá hạn là do nguyên nhân khách quan như: do trể lương CBCNV, hoặc do một số người gặp khó khăn riêng nên không trả nợ đúng hạn được, một mặt là do nguyên nhân chủ quan: cán bộ tín dụng không có kiên quyết lập biên bản đối với những trường hợp trể hạn, không ghi nhận các cam kết trả nợ của khách hàng nên khách hàng cứ tiếp tục trể hạn rồi biện hộ bằng những lý do hoàn cảnh khó khăn, và do một số sai sót khi chuyển nợ quá hạn của Giao dịch viên đã gây khó khăn cho việc quản lý, dể xảy ra sai sót.
Thông qua đó Chi nhánh nên áp dụng việc cho vay theo lãi suất thỏa thuận và kết hợp nhiều phương thức cho vay vì điều đó vừa đảm bảo được việc uyển chuyển được lãi suất cho phù hợp đem lại thuận lợi cho khách hàng vừavẫn mang lại nguồn thu ổn định cho Chi nhánh. Trong qui trình cho vay thì công tác thẩm định được coi là giữ vị trí quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng và phòng ngừa rủi ro, nếu công tác thẩm định không chính xác, đầy đủ thì rủi ro của Ngân hàng không thể tránh khỏi. Đi sâu phân tích hiệu quả tín dụng phục vụ đời sống, từ đó phát hiện những thuận lợivà khó khăn của hoạt động tín dụng này, để đề ra những giải pháp phát huy nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đồng thời khắc phục những mặc yếu kém.