MỤC LỤC
Một biểu hiện dị thường gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu là đợt KKL gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa mùa khô ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Trung Bộ, Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ có thể tăng hay giảm 5%, riêng ở Bắc và Trung Trung Bộ tăng 0-5%. Vùng đồng bằng sông Hồng nằm ở phía Nam của đờng chí tuyến Bắc, vùng bao gồm đòng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.
Trong cơ cấu các thành phần kinh tế: kinh tế t nhân ở vùng đồng bằng sông Hồng đợc phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Từ những định hớng đó, đã tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trờng nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo.
BĐKH và nước biển dâng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đến các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu vực dân cư ven biển. Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học. Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại và cực tiểu, cùng với biến đổi của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực.
Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao làm gia tăng làm gia tăng sức ép về nhiệt độ với cơ thể động vật và con người, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn trùng và vật mang bệnh, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh môi trường suy giảm. BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mùa như thời tiết khô nóng, lũ, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi.
Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên.
Nhiệt độ tăng cùng với biến động về các yếu tố khí hậu và thời tiết khác có thể làm giảm sức đề kháng của vật nuôi đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra những đại dịch trên gia súc, gia cầm, kiểu thời tiết thay đổi thất thường đã làm tăng nguy cơ xuất hiện các loài dịch bệnh, cơ cấu cây trồng bị đảo lộn, năng suất cây trồng giảm dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực. Nhiệt độ tăng làm gia tăng bốc hơi và nhu cầu nước của cây trồng (theo IPCC nhiệt độ tăng lên 10C thì nhu cầu nước tưới sẽ tăng lên 10%) => nhu cầu nước trong nông nghiệp và một số ngành tăng lên, các công trình thuỷ lợi khó đáp ứng yêu cầu dùng nước. Xói lở bờ biển do thay đổi chế độ động lực sóng và dòng chảy ven bờ, làm gia tăng đỉnh lũ do giảm khả năng tiêu thoát nước của các con sông, gia tăng xâm nhập mặn vùng cửa sông và các tầng nước dưới đất ven biển, an toàn của hệ thống đê sông, đê biển bị ảnh hưởng, hệ thống tưới tiêu khó tự chẩy nhất là vào thời gian triều cường gây ngập úng, hệ thống tưới nước và cấp nước giảm khả năng cung cấp nước do xâm nhập mặn.
Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ven biển. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển quan trọng, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nước bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hoá chất nông nghiệp từ cửa sông đổ ra.
Có bộ khung văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư vào các dự án Cơ chế phát triển sạch và các dự án ứng phó với BĐKH, chuyển giao công nghệ thân thiện với khí hậu, môi trường được bổ sung và hoàn thiện nhằm tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài đầu tư vào các dự án này tại Việt Nam. Xây dựng hệ bản đồ các khu vực dễ bị tổn thương: lập bản đồ về thiên tai như bản đồ phân vùng ngập lụt theo tần suất, bản đồ các vùng sạt lở bờ sông, xâm thực bờ biển, trượt lở đất, bản đồ về phân vùng nguy cơ hạn hán,… ;bản đồ hiện trạng và quy hoạch kinh tế xã hội; lập bản đồ đánh giá tổng hợp vùng dễ bị tổn thương bằng cách kết hợp bản đồ thiên tai với bản đồ về kinh tế xã hội về cơ sở hạ tầng, xác định vùng có độ rủi ro cao do thiên tai. Căn cứ quy hoạch, các ngành, địa phương lập kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước trên phạm vi của mình; Việc xây dựng, nâng cấp các công trình khai thác, sử dụng nước phải bảo đảm nguyên tắc sử dụng tổng hợp, tuân theo quy hoạch khung của toàn lưu vực và của từng tiểu lưu vực để bảo đảm công bằng và nâng cao hiệu quả trong sử dụng nước, góp phần phát triển bền vững tài nguyên nước trên lưu vực sông.
Lập kế hoạch điều hoà, phân phối tài nguyên nước cho từng lưu vực sông trên cơ sở cân đối khả năng nguồn nước và nhu cầu khai thác, sử dụng theo lưu vực sông, các ngành, địa phương phải tuân thủ kế hoạch điều hoà phân phối tài nguyên nước trong lưu vực; Tăng cường công tác quản lý nhu cầu dùng nước; có cơ chế để bảo đảm dùng nước có hiệu quả cao nhất và đủ nguồn nước trong năm. Ngoài ra cần giới thiệu các vụ mùa mới, thay đổi thời gian trồng trọt và thu hoạch, chuyển đổi loại cây trồng, cần nghiên cứu sàng lọc các loại giống cây trồng chủ lực như: lúa, ngô chịu được với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt của lũ lụt, hạn hán hoặc thay đổi nhiệt độ bất thường. Trên cơ sở quy hoạch, đối với những vùng đất cao sẽ chuyển sang trồng cây chịu hạn, giống chịu hạn để giảm áp lực về nước tưới, ngược lại với vùng thường xuyên xảy ra úng ngập chuyển sang loại cây trồng chịu úng, phèn, nhiễm mặn.
Xây dựng hệ thống đê bao kết hợp hệ thống cống và trạm bơm ở các vùng ven biển để tránh ngập lụt, kiên cố hoá kênh mương; xây dựng hồ chứa nước ngọt ngay trong các vùng ngập hay bán ngập để trữ nước, tránh tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp.