Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện qui trình sản xuất phân bón vi sinh vật đa chủng chức năng chăm sóc cây trồng vùng sinh thái cạn

MỤC LỤC

NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ THỰC HIỆN

Ngay sau khi Dự án được phê duyêt cơ quan chủ trì dự án đã tổ chức hội thảo kế hoạch triển khai dự án với sự tham gia của các cán bộ khoa học chủ chốt về các lĩnh vực có liên quan. - Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất chế phẩm VSV vật đa chủng, chức năng đậm đặc từ tổ hợp các VSV cố định đạm, phân giải lân, sinh tổng hợp kích thích sinh trưởng thực vật và đối kháng VSV gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn bằng phương pháp nuôi cấy chìm ở qui mô công nghiệp (công suất 1500 lít/mẻ).

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Kết quả khoa học công nghệ

    Kết quả đánh giá khả năng sinh IAA của các chủng Azotobacter được trình bày trong bảng 2 cho thấy, các chủng Azotobacter sử dụng trong nghiên cứu đều cú khả năng sinh IAA thụ, hàm lượng đạt từ 3-430 àg/ml, hàm lượng IAA đạt cao nhất sau 5 ngày nuôi cấy các chủng vi khuẩn trong môi trường dinh dưỡng có bổ sung DL- triptophan 1%. Để xác định khả năng bền vững của hoạt chất sinh học phân giải hợp chất photpho, dự án tiến hành đánh giá mức độ hoạt tính của vi khuẩn trong điều kiện ly tâm và xử lý nhiệt độ, trong đó vi khuẩn được nuôi trên môi trường có bổ sung Ca3(PO4)2 trong 3 ngày sau đó tiến hành ly tâm hoặc xử lý nhiệt độ và đo vòng phân giải lân trên môi trường đặc. Kết quả xác định hàm lượng IAA sau thời gian nuôi cấy từ 2-6 ngày được trình bày trong bảng 9 cho thấy tất cả các chủng vi khuẩn nghiên cứu đều có khả năng sinh IAA với hàm lượng đạt từ 35-352 àg/ml mụi trường, trong đú hàm lượng IAA đạt cao nhất sau 4 ngày nuôi cấy các chủng vi khuẩn trong môi trường dinh dưỡng có bổ sung DL- triptophan 1%.

    “Nghiên cứu công nghệ sản xuất phân bón VSV đa chủng, phân bón chức năng phục vụ chăm sóc cây trồng cho một số vùng sinh thái” mã số KC 04.04, dự án đã tiến hành xác định tên các chủng vi sinh vật chưa được xác định tên bằng kỹ thuật 16S ARN riboxom, kết quả xác định được tập hợp trong bảng 13. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các nguồn nitơ khác nhau đến sinh trưởng phát triển của chủng Azotobacter trình bày trong bảng 18 cho thấy mặc dầu Azotobacter là loại vi sinh vật cố định nitơ tự do có thể tự tổng hợp nitơ cho nhu cầu của cơ thể từ không khí, song sự phát triển của Azotobacter sẽ mạnh hơn nếu môi trường được bổ sung nitơ. Kết quả kiểm tra mật độ tế bào vi sinh vật trên các môi trường lên men vi khuẩn đối kháng vi khuẩn gây bệnh héo xanh được tổng hợp trong bảng 29 cho thấy chủng B16, B17 đều có khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt trên cả 4 loại môi trường thử nghiệm, mật độ tế bào đạt cao tại thời điểm 48 giờ và sau đó tương đối ổn định.

    Trên cơ sở kết quả hoàn thiện công nghệ về đánh giá tuyển chọn bộ giống vi sinh vật đa hoạt tính sinh học, nghiên cứu môi trường lên men phù hợp, nghiên cứu bổ sung điều kiện lên men tối ưu trên thiết bị lên men chìm, kỹ thuật xử lý sinh khối sau lên men nhằm tạo chế phẩm VSVĐCCN (có mật độ vi sinh vật hữu ích cao) và kế thừa các kết quả đã được của đề tài KHCN cấp Nhà nước KC.04.04 giai đoạn 2001-2005, dự án đã xây dựng quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm VSVĐCCN đậm đặc. Với mục tiêu sản xuất sản phẩm phân VSVĐCCN đảm bảo chất lượng trên cơ sở chế phẩm đậm đặc và cơ chất đã xử lý, dự án đã triển khai nghiên cứu về tỷ lệ phối trộn chế phẩm vi sinh vật đậm đặc và cơ chất hữu cơ, đánh giá chất lượng sản phẩm tạo ra theo thời gian bảo quản và nghiên cứu hiệu lực của phân HCVSVĐCCN đối với một số cây trồng ở các vùng sinh thái khác nhau.

    Bảng 8. Khả năng hoà  tan lân của các chủng Bacillus trong môi trường nuôi  cấy lỏng sau thời gian nuôi cấy 10 ngày
    Bảng 8. Khả năng hoà tan lân của các chủng Bacillus trong môi trường nuôi cấy lỏng sau thời gian nuôi cấy 10 ngày

    Kết quả sản xuất và phát triển phân HCVSVĐCCN 1. Sản xuất phân HCVSVĐCCN

    Để nhanh chóng phát triển phân HCVSVĐCCN vào sản xuất và giúp đỡ người sử dụng những thông tin cơ bản về sản phẩm trên các đối tượng cây trồng ở các địa phương, trong thời gian qua dự án đã xây dựng nhiều mô hình diện rộng sử dụng phân HCVSVĐCCN tại các tỉnh Hoà Bình, Hà Nội, Nam Định, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quảng Trị, Đắc Lắc, Đắc Nông (bảng 74). Hiệu quả của phân HCVSVĐCCN tại các mô hình trình diễn được tập hợp tại bảng 75 cho thấy, sử dụng phân HCVSVĐCCN đã có hiệu quả nhất định trong việc làm tăng năng suất cây trồng đồng thời hạn chế được một số loại bệnh vùng rễ do vi sinh vật gây ra. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế được tập hợp tại bảng 76 cho thấy, mức độ tăng lợi nhuận đối với các loại cây trồng khác nhau thì khác nhau, trong đó lợi nhuận cao nhất được xác định đối với cà phê và rau cải ngọt (>10 triệu đồng/ha).

    Trong thời gian triển khai, dự án đã tổ chức tập huấn cho 6 cán bộ kỹ thuật thuộc Công ty TNHH Hữu cơ, Công ty Cổ phần đầu tư và khai thác mỏ, Trung tâm Ứng dụng KHCN Đăklăk về công nghệ sản xuất phân HCVSVĐCCN. Để giúp nông dân nắm được kỹ thuật sử dụng phân HCVSVĐCCN dự án đã Phối hợp với các công ty sản xuất, Viện BVTV, chi cục BVTV và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hoà Bình, Hà Tây, Nghệ An, Quảng Trị, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Tây Ninh tổ chức hơn 20 lớp tập huấn với số lượng gần 1000 nông dân tham gia. Nhằm mở rộng diện tích sử dụng phân HCVSVĐCCN, và trả lời các thắc mắc của người sử dụng, cán bộ khoa học của dự án đã phối hợp cùng các đài truyền hình địa phương tổ chức 3 buổi giao lưu trực tuyến với nông dân các tỉnh Ninh Thuận, Đồng Nai.

    Các kết quả khoa học công nghệ khác

    Dự án cũng phối hợp với các đơn vị tham gia dự án tổ chức tập huấn cho hơn 20 kỹ thuật viên, công nhân về vệ sinh an toàn lao động, vận hành thiết bị, máy móc trong sản xuất phân HCVSVĐCCN. Thông qua các đơn vị phối hợp ở địa phương các kết quả sử dụng phân HCVSVĐCCN đã được phát sóng trên các đài truyền hình tỉnh Quảng Trị và Bình Dương.

    Kết quả hoạt động tài chính

    Một số kết quả khác của dự án Kết quả Số lượng Địa điểm Đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật. 26 người Công ty TNHH Hữu cơ, Công ty Cổ phần đầu tư và khai thác mỏ, Trung tâm ứng dụng KHCN Dăklăk. 8 Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Đại học mở Hà Nội, Đại học khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà nội.

    TỔNG KẾT HOÁ CÁC KẾT QUẢ DỰ ÁN

    Trong quá trình triển khai dự án, chủ nhiệm dự án đồng thời là điều phối trưởng phía Việt Nam của dự án bón vi sinh vật (Biofertilizer project Leader) trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác nguyên tử của các nước châu Á (Forum for nuclear cooperation in Asia –FNCA). Hoàn thiện được qui trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật chức năng đậm đặc trên thiết bị lên men chìm và qui trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh vật đa chủng chức năng trên cơ sở qui trình xử lý nguyên liệu hữu cơ cải tiến. Phân hữu cơ vi sinh vật chức năng có chất lượng bảo đảm tiêu chuẩn Việt Nam và có hiệu quả tốt trong chăm sóc sức khoẻ cây trồng, giảm 20% phân khoáng, tăng năng suất cây trồng trên 15% và giảm tỷ lệ bệnh vùng rễ trên 60%.

    Xây dựng được qui trình sử dụng và triển khai 9 mô hình trình diễn hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh vật chức năng đối với cà chua, lạc, khoai tây, dưa hấu, hồ tiêu, bông, cà phê và tổ chức giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn tập huấn nông dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong quá trình thực hiện dự án chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ tận tình của Bộ Khoa học và công nghệ, Ban chỉ đạo, Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình KC.04, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban giám đốc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Viện Thổ nhưỡng nông hoá cùng các phòng ban chức năng của 2 Viện. Kết quả khoa học thể hiện trong báo cáo tổng kết này là thành quả lao động của tập thể các cán bộ khoa học tham gia thực hiện dự án, đồng thời là kết quả của sự phối hợp, cộng tác chặt chẽ, có hiệu quả của cơ quan chủ trì dự án với Viện Công nghệ sinh học, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Hoá học công nghiệp, Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các công ty TNHH Hữu cơ, Polyfa, Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật tỉnh Đắc Lắc, Công ty Cổ phần đầu tư khai thác mỏ và các Sở nông nghiệp, Chi cục bảo vệ thực vật các tỉnh Hà Nội, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Đăc Nông và Bình Dương.

    Bảng 78. Tổng hợp kết quả thực hiện dự án KC04.DA11
    Bảng 78. Tổng hợp kết quả thực hiện dự án KC04.DA11