MỤC LỤC
Năm 1989, Chính phủ Việt Nam đã có những nhận thức cơ bản trong chính sách lãi suất, lần đầu tiên đã phân biệt được lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa (lãi suất thực tế. = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát; nếu lãi suất danh nghĩa = tỷ lệ lạm phát thì lãi suất thực tế = 0, điều này đồng nghĩa với việc gửi tiền không được lãi ), lãi suất tiền gửi nội tệ đã được nâng rất cao vào tháng 3 năm 1989 (12%/tháng) và đã thu hút được một lượng tiền mặt lớn vào ngân hàng, sự sụt giá tiền đồng Việt Nam được. Song dù thế nào đi nữa thì trong điều kiện kinh tế bình thường, lãi suất và tỷ giá luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc điều hành chính sách lãi suất không hiệu quả có thể gây ra những bất lợi như nội tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát chảy máu ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ… Mặc dù có thể xem lãi suất luôn như là một công cụ hữu hiệu để chuyển hướng tỷ giá theo mục tiêu các nhà quản lý song lãi suất chỉ phát huy hiệu quả của nó trong ngắn hạn.
Lạm phát càng tăng, sức mua thực tế đồng nội tệ càng giảm, dân chúng sẽ tìm mọi cách “vứt” đồng tiền của mình đi càng nhanh càng tốt, họ tích trữ vàng, động sản thay vì cầm trong tay một đống giấy lộn và thế là đồng nội tệ bị cuốn trong vòng xoáy giảm giá. Việt Nam hiện nay cũng đang có nguy cơ phải trải qua tình trạng giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng sụt giảm, tính đến tháng 9 năm 2003, trung bình lạm phát mới chỉ ở mức 1,5% cùng với việc đồng Việt Nam bị định giá cao hơn giá trị thực thì nguy cơ tăng tỷ giá có thể xem là rất gần.
Nếu cán cân thương mại thâm hụt, đồng nghĩa với việc nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, cung nội tệ để nhập hàng sẽ tăng lên vượt quá cầu nội tệ, phá vỡ mức cân bằng ngắn hạn, nếu các biến số vĩ mô khác là không đổi, thì đồng nội tệ sẽ bị đặt trước sức ép giảm giá, ngược lại nếu xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu tức cán cân thương mại thặng dư thì đồng nội tệ sẽ đứng trước sức ép tăng giá, nếu trong cơ chế thả nổi tỷ giá, hiệu ứng này sẽ xảy ra, tức thì, đồng nội tệ tăng giá kéo theo nhập khẩu tăng…Chúng ta có thể khái quát tác động của cán cân thương mại lên tỷ giá là như sau. Bên cạnh yếu tố kim ngạch xuất nhập khẩu, các yếu tố tác động lên cầu xuất nhập khẩu cũng được xem là gián tiếp gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ví dụ như mức giá cả tương đối, chính sách bảo hộ, sở thích người tiêu dùng trong việc sử dụng hàng nội và hàng ngoại…Những năm 1970, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Nhật của những người dân Mỹ tăng mạnh, cán cân thương mại Nhật Bản thặng dư, chính quyền Nhật Bản đã buộc phải tăng tỷ giá đồng Yên so với đô la Mỹ lên 5%.
Trong thương mại quốc tế, với giả thiết việc mua sắm sẽ được thanh toán bằng đồng tiền của nước bán thì một sự giảm đi trong nhu cầu người tiêu dùng sẽ khiến nhu cầu mua ngoại tệ giảm, trên thị trường ngoại hối, cầu ngoại tệ giảm, trong khi trong ngắn hạn cung ngoại tệ không đổi, đồng ngoại tệ có xu hướng giảm giá. Một ví dụ cụ thể: Giả sử dịch bệnh SARS khiến người dân Mỹ đi du lịch sang Trung Quốc ít đi, có nghĩa là số người dân Mỹ phải đổi USD lấy CNY (Nhân dân tệ) giảm xuống, điều này sẽ làm giảm cầu CNY trên thị trường ngoại hối, khiến đường cầu nhân dân tệ dịch sang trái, đồng nhân dân tệ xuống giá trong khi đồng đô.
Trường hợp này chỉ đúng trong điều kiện mức sản lượng toàn bộ nền kinh tế chưa đạt đến mức tiềm năng, một khi mức tiềm năng đã được nền kinh tế đạt tới thì một sự tăng lên trong năng suất lao động lại dẫn đến chi phí sản xuất tăng, đội giá hàng tiêu dùng trong nước lên cao, sức mua thực tế giảm sút, đồng nội tệ sụt giá kèm theo nó là nạn thất nghiệp trầm trọng do việc cắt giảm chi phí lao động, bảo tồn lợi nhuận từ phía các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tăng năng suất lao động trong chừng mực nào đó sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế đến lượt nó lại thúc đẩy tăng trưởng trong hoạt động đầu tư đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút các luồng vốn quốc tế chảy vào trong nước, cung ngoại tệ tăng, giá ngoại tệ giảm, đồng nội tệ có xu hướng tăng giá.
Một số nhà đầu cơ nước ngoài vì mục đích lợi nhuận đã sẵn sàng tung toàn bộ số peso trong tài khoản ra bán, điều này kéo theo hiệu ứng đám đông trong dân chúng và kết quả là đồng peso sụt giá thảm hại; Chính phủ Achentina đã buộc phải từ bỏ chế độ ấn định tỉ giá cố định 1/1 đối với đồng đô la sau khi dự trữ ngoại hối cạn kiệt. Tháng 5/1997, tỷ phú George Soros (Mỹ) đã dùng các hợp đồng tiền tệ mua 2 tỷ bạt, đến thời điểm thực hiện hợp đồng, cùng với sự mua vào như đã định sẵn, tỷ phú Soros đã kí hợp đồng giao ngay bán ngay 2 tỷ bạt ra thị trường với mục đích ăn chênh lệch tỷ giá, các nhà đầu tư trước nguy cơ giảm giá đồng bạt cũng đã liên tiếp bán tống bán táng mọi chứng khoán, chuyển mọi khoản cho vay bằng đồng bạt sang USD rút về nước và kết quả là đồng bạt sụt giá thê thảm, từ 26 bạt/USD xuống 80 bạt/USD, Chính phủ Thái Lan buộc phải thả nổi tỷ giá.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, có thể nói chính sách tiền tệ các quốc gia có đồng tiền mạnh, có tỷ trọng thương mại quốc tế lớn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia khác, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Giao lưu thương mại quốc tế càng được mở rộng, vấn đề tỷ giá sẽ càng được quan tâm, việc hoạch định một chính sách tiền tệ sao cho tạo được một mức tỷ giá có lợi cho tổng thể nền kinh tế do vậy phải được xây dựng dựa trên những biến động trong tiền tệ cũng như quản lý tiền tệ của các quốc gia khác.
Dưới chế độ tỷ giá cố định hoàn toàn, nhà nước can thiệp để giữ tỷ giá ở mức không thay đổi, dưới chế độ tỷ giá tự do thả nổi, nhà nước không can thiệp vào thị trường ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ cần thiết giảm tới mức tối thiểu, điều này có thể làm mất cân đối cung cầu ngoại hối, dẫn đến hiện tượng tỷ giá tăng giảm đột ngột chỉ trong thời gian ngắn. Cho dù ở loại hình can thiệp nào thì sự can thiệp của ngân hàng trung ương lên thị trường ngoại hối luôn nằm trong hai động thái chính sau đây: một là tác động trực tiếp vào khối lượng ngoại tệ trên cơ sở mua vào hoặc bán ra, hai là trực tiếp gây biến động lên mức lãi suất trong nước, gián tiếp làm tăng hoặc giảm tỷ giá nội tệ.
Đối với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng nông sản, thô sơ chế dường như nhạy cảm hơn đối với mọi biến động tăng, giảm của tỷ giá hối đoái so với các mặt hàng như máy móc, thiết bị toàn bộ, xăng dầu…Lý do được đưa ra nhằm giải thích cho vấn đề này đó là độ co giãn của các mặt hàng nông sản, thô sơ chế đối với giá xuất khẩu hoặc tỷ giá hối đoái áp dụng là rất cao, do đây là các mặt hàng có thể thay thế được trong khi độ co giãn của các mặt hàng máy móc, thiết bị toàn bộ, các mặt hàng không thể thay thế được như xăng, dầu … là rất thấp. Xu hướng này hầu như đúng đối với các quốc gia thực thi chế độ tỷ giá thả nổi hoặc thả nổi có quản lý, nơi tỷ giá danh nghĩa sát hoặc tiến sát giá trị thực, còn đối với các quốc gia theo chế độ tỷ giá cố định, việc giảm, tăng tỷ giá chính là giảm, tăng tỷ giá danh nghĩa, không phải tỷ giá thực, do đó nếu một sự giảm tỷ giá mà vẫn khiến tỷ giá danh nghĩa cao hơn tỷ giá thực thì đồng nội tệ vẫn bị xem là định giá cao hơn giá trị thực, tác dụng thúc đẩy xuất khẩu sẽ không nhiều.
Xét về tính cạnh tranh nhập khẩu, không một quốc gia nào muốn sản phẩm nhập khẩu lại có tính cạnh tranh cao hơn sản phẩm trong nước, khi tỷ giá tăng lên, sản phẩm nhập khẩu có lợi thế trong khi sản phẩm trong nước lại bất lợi về giá, khi tỷ giá giảm, cạnh tranh về giá của sản phẩm nhập khẩu không còn, việc tỷ giá giảm tương đương với việc đánh thuế lên hàng nhập khẩu do đó hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, nếu tình trạng này kéo dài, hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này có thể được thay thế bằng hàng hóa thị trường khác hoặc sản phẩm trong nước. Xuất khẩu và nhập khẩu là hai bộ phận vô cùng quan trọng trong hoạt động ngoại thương, tuy nhiên tác động của tỷ giá hối đoái lên hai hoạt động then chốt này lại vận động ngược chiều nhau, nếu tỷ giá có lợi cho xuất khẩu sẽ hạn chế nhập khẩu còn nếu tỷ giá vận động theo chiều hướng có lợi cho nhập khẩu sẽ kìm hãm xuất khẩu.Việc lựa chọn sách lược sử dụng công cụ tỷ giá nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương từ đó phải hài hòa hóa được lợi ích cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu, phải được xây dựng dựa trên tác động của tỷ giá hối đoái lên tổng thể hoạt động ngoại.
Người viết tán thành với ý kiến của các chuyên gia nước ngoài trong công tác cố vấn hoạch định, quản lý tỷ giá tại Việt Nam năm 1999 rằng “bất cứ một nước nào muốn trở thành một nước xuất khẩu đều phải thận trọng để tránh một tỷ giá bị nâng cao và nếu Chính phủ mắc sai lầm khi tác động vào tỷ giá hối đoái thì thà phạm sai lầm giảm giá, chứ tuyệt đối không được tăng giá đồng tiền trong nước”(42). Giai đoạn ngắn hạn, cán cân thương mại vẫn thặng dư do giá trị xuất khẩu giảm ít hơn so với giá trị nhập khẩu, số người biết đến và tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu do lợi thế về giá đang trong diện hẹp; giai đoạn dài hạn, xuất-nhập khẩu trở nên co giãn hơn, tốc độ tăng giá trị nhập khẩu nhanh hơn so với tốc độ giảm giá, số người tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu tăng lên trên diện rộng dẫn đến cán cân thương mại thâm hụt.
Nguyên nhân chủ yếu của tăng kim ngạch xuất khẩu là do giá một số mặt hàng chủ lực tăng cao như giá gia công hàng dệt may xuất khẩu tăng khoảng 10-20%, giá dầu vẫn giữ ở mức cao 31 USD/thùng…Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân đã được bình đẳng hơn khi tham gia xuất khẩu, chế độ quản lý ngoại hối được nới lỏng với tỷ lệ kết hối giảm xuống còn 0% khiến các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kí kết hợp đồng cũng như thu mua hoặc nhập khẩu hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Việc tốc độ tăng nhập khẩu luôn lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu gây ra tình trạng nhập siêu một phần do các mặt hàng xuất khẩu của ta đa số cần nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu trong khi giá nguyên vật liệu lại liên tục tăng ví như giá nhập khẩu năm 2003 tăng trung bình 15% so với cùng kì năm 2002, trong đó: xăng dầu tăng 22,9%, giá phân bón tăng 18,2%, giá phôi thép tăng 34,6%.
Mọi nỗ lực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vẫn chỉ dừng ở việc xuất khẩu những gì sẵn có, thiếu một chiến lược chủ động xuất khẩu phát triển những ngành, những lĩnh vực sản xuất, những nhóm hàng phục vụ xuất khẩu dựa trên việc tìm hiểu nhu cầu thực sự của thị trường và lợi thế so sánh của Việt Nam. Danh mục mặt hàng chủ lực đã dài thêm do xuất hiện những mặt hàng có kim ngạch khá như sản phẩm gỗ: 393 triệu USD, dây điện và dây cáp điện 204 triệu USD…Tuy nhiên sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu của đa số mặt hàng chủ lực là chưa vững chắc do hàng xuất khẩu Việt Nam còn đang phải chịu sức ép cạnh tranh từ nhiều quốc gia đặc biệt là Trung Quốc và các quốc gia trong ASEAN.
Mặt hàng thủy sản vẫn tỏ ra ưu thế vượt trội với việc lượng xuất khẩu tăng liên tiếp vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU đến mức một số chuyên gia kinh tế đã tỏ ra hoài nghi rằng liệu con số xuất khẩu sang các thị trường đó là có thực, liệu một số doanh nghiệp có thực hiện việc “xuất khẩu không hàng” để chiếm đoạt tiền từ ngân sách thông qua hoàn thuế?. Hiện chúng ta đang trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, một chặng đường đầy khó khăn với sự phản đối của không ít các quốc gia, thời gian gia nhập dự tính sẽ còn 2 năm, trong khoảng thời gian đó, Việt Nam cần tích cực chủ động hơn trong công tác xúc tiến thương mại của mình để có thể cạnh tranh và cạnh tranh được với các quốc gia trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung.
Rừ ràng nhận thấy cỏch tớnh tỷ giỏ như trờn bộc lộ rất nhiều nhược điểm, trong đó nhược điểm lớn nhất là tỷ giá bị cố định cứng nhắc do đó không phản ánh được cung cầu thị trường, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thực doãng ra, các chức năng của tỷ giá như thúc đẩy hoạt động ngoại thương bị hủy hoại, cán cân thanh toán mất cân đối nghiêm trọng khiến nền kinh tế lâm vào tình trạng đói kém triền miên. Việc áp dụng tỷ giá kết toán nội bộ đã làm cho việc bù lỗ nhập khẩu vượt quá mức chịu đựng của ngân sách, thủ tiêu động lực xuất khẩu, càng xuất càng lỗ, ấy là chưa kể đến hàng loạt tỷ giá mặt hàng riêng lẻ thuộc tỷ giá kết toán nội bộ như tỷ giá bông, tỷ giá sắt, tỷ giá xăng dầu…áp đặt theo tư duy chủ quan duy ý chí khiến hoạt động ngoại thương bị xé lẻ, manh mún, lâm vào tình cảnh nhập siêu trầm trọng.
Trong suốt thời kỳ 93-96, tỷ giá danh nghĩa (USD/VND) liên tục bị ép ở mức cao tương đối so với tỷ giá thực. Trong khi tỷ giá thực giảm đáng kể thì tỷ giá danh nghĩa hầu như khụng đổi. Cú thể thấy rừ điều này trong biểu đồ 5, khoảng cỏch giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa ngày càng doãng rộng ra, năm có độ doãng cao nhất chính là 1996, đây cũng là năm tổng kim ngạch nhập khẩu tăng đột biến do nhập siêu đạt mức kỷ lục. Xét trên góc độ tài chính-tiền tệ, cách điều hành tỷ giá trong giai đoạn đầu thập niên 90 còn mang nặng tính chủ quan, việc ấn định tỷ giá còn quá đơn giản, xa rời thực tế bởi ngân hàng trung ương đã coi việc giảm tỷ giá danh. nghĩa là phá giá đồng tiền mà không tính đến tương quan chỉ số giá tiêu dùng cũng như mức lạm phát giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Việc giảm 1,8% được giải thích là đã phá giá nhẹ tiền ta, một ảo ảnh trông tỷ giá danh nghĩa thành tỷ giá thực tiếp tục tồn tại, bóp méo cơ chế điều hành tỷ giá vốn dựa trên qui luật thị trường và tiếp tục tác động xấu đến hoạt động thương mại. Những năm 90, có ý kiến cho rẳng tỷ giá không hề ảnh hưởng gì đến hoạt động xuất-nhập khẩu nói riêng cũng như ngoại thương nói chung, rằng hoạt động này chịu sự chi phối hoàn toàn của các chiến lược phát triển ngoại thương, cách quản lý hạn ngạch, cách áp đặt thuế suất và nhất là chất lượng sản phẩm. Song thực tế cho thấy trong khi Bộ Thương Mại cùng các cơ quan chức năng đang ra sức củng cố, mở rộng thị trường xuất khẩu, đầu tư mới dây chuyền-công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu thì mức tăng kim ngạch xuất khẩu lại sụt giảm. Việc tham gia hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng với sự kiện Mỹ bãi bỏ cấm vận thương mại năm 1995 xem ra cũng không phải là liều thuốc hiệu quả tuyệt đối như người ta mong đợi khi nhập siêu liên tục gia tăng. Chỉ trong một thời gian ngắn việc mức thâm hụt thương mại đạt đến con số hàng tỷ đô la quả là một điều đáng buồn đối với ngoại thương Việt Nam. Ấy thế nhưng người ta đã đem Hàn Quốc ra để biện hộ cho tác động tiêu cực của chính sách nâng giá nội tệ lên hoạt động ngoại thương thời kỳ này. Với lý luận rằng Hàn Quốc thời kỳ bắt đầu mở cửa cũng nhập siêu liên tục, tổng mức nhập siêu tăng lên qua các năm nên từ đó kết luận ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ lên ngoại thương không phải hoàn toàn tiêu cực. Thế nhưng thực tế cho thấy tình hình nhập siêu của Hàn Quốc hoàn toàn khác với nhập siêu của Việt Nam giai đoạn 93-96. song tỷ giá ngoại tệ USD tại Việt Nam chỉ tăng 2%). Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tình hình cũng không mấy khả quan hơn; giá đồng Việt Nam định cao hơn giá đô la 20% đã khiến doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thiệt thòi gần 2000 đồng với mỗi đô la xuất khẩu thu về, từ đó vốn đầu tư phục vụ việc mở rộng thị trường trong nước bị thu hẹp thậm chí một số doanh nghiệp đã phải đi vay VND với lãi suất cao để thực hiện được các dự án của mình, đây là trường hợp xảy ra với Mecanimex Saigon (Công ty xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí tại thành phố Hồ Chí Minh) (xem (52) ).
Xuất phát từ chủ trương cố định tỷ giá với đô la nhằm tăng tính ổn định của đồng bạt, yên tâm với lượng dự trữ ngoại hối được xem là cao thứ hai Đông Nam Á, Chính phủ Thái Lan đã nâng dần giá trị đồng bạt so với đô la và kết quả là NHTW Thái Lan đã không thể kiểm soát được hiện tượng đầu cơ đồng bạt một cách ồ ạt. Nói tóm lại, có rất nhiều căn cứ lựa chọn các giải pháp, song căn cứ chủ đạo vẫn là các giải pháp phải được xây dựng phù hợp với thực tiễn cũng như các chính sách của Việt Nam, phù hợp với sự vận động trong lĩnh vực thương mại, tiền tệ thế giới và nhất là phải có tính áp dụng thực tiễn cao.
Đến nay, Nhà nước cũng đã hỗ trợ một phần tài chính cho một số doanh nghiệp trong việc tham gia triển lãm và hội trợ quốc tế, song biện pháp này cần được mở rộng về cả phạm vi và hình thức hỗ trợ như khấu trừ một phần thuế thu nhập doanh nghiệp theo một tỷ lệ nhất định với chi phí tham dự hội chợ, triển lãm nước ngoài hoặc hỗ trợ thêm một phần tài chính nếu doanh nghiệp ký kết được hợp đồng cho sản phẩm mới, thị trường mới. Lời khuyên truyền thống đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương chính là nếu nhập khẩu, nên thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng xuống giá còn nếu xuất khẩu, nên thanh toán bằng đồng tiền có xu hướng lên giá, tuyệt đối tránh những đồng tiền biến động thất thường trong khoảng thời gian cực ngắn, không theo chu kỳ, khó dự đoán hoặc đồng tiền của các quốc gia đang trong tình trạng bất ổn về chính trị.