Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững - Các mục tiêu và công cụ

MỤC LỤC

ĐỊNH LƯỢNG HểA CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Mặc dù môi trường và phát triển là những vấn đề có quy mô toàn cầu hoặc quốc

    Có thể tiến đến mục tiêu này thông qua phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, đưa môi trường vào giáo dục phổ thông và đào tạo, sử dụng rộng rãi các phương tiện truyền thông và các dịch vụ của các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên lĩnh vực môi trường. Các chỉ số do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra dùng cho đánh giá nhanh sự phát triển cộng đồng, hoặc là chỉ đánh giá mặt thành công của phát triển (như chỉ số HDI, GDI), hoặc chỉ đánh giá mặt thất bại của phát triển (ví dụ chỉ số HPI, CPM).

    Hình 2.1. Mức đánh giá độ bền vững của phương án phát triển  Ví dụ: Áp dụng thước đo BS để so sánh độ bền vững của 2 xã A và B
    Hình 2.1. Mức đánh giá độ bền vững của phương án phát triển Ví dụ: Áp dụng thước đo BS để so sánh độ bền vững của 2 xã A và B

    CÁC MỤC TIÊU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

      Trong số đó, nổi lên hai xu hướng chính: (l) công nghệ gây nhiều tác hại hơn là ích lợi cho nhân loại thì cần phải bị loại bỏ; (2) công nghệ, tuy có hại trong một số lĩnh vực (ví dụ như có hại cho môi trường, vấn đề công ăn việc làm và chất lượng cuộc sống) nhưng vẫn đem lại những lợi ớch kinh tế rừ ràng thỡ nờn sử dụng nhưng với điều kiện phải định ra những giới hạn để loại trừ hoặc ít nhất là hạn chế được các tác hại và phải tuân theo những kế hoạch đã định cho phát triển bền vững. Để tiến tới phát triển bền vững ở vùng miền núi và vùng đồng bào các dân tộc ít người, cần ưu tiên cho các hoạt động sau: tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng (điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, thuỷ lợi..); gắn đầu tư cho sản xuất với đầu tư cho chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua việc mở mang ngành nghề dịch vụ, công nghiệp chế biến, mạng lưới thông tin, thu mua tiêu thụ có định hướng, có tổ chức để khuyến khích sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống cho người sản xuất….

      QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

      CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

        Các bộ phận chức năng của ngành môi trường bao gồm: bộ phận nghiên cứu đề xuất kế hoạch, chính sách, các quy định pháp luật dùng trong công tác BVMT; bộ phận quan trắc, giám sát, đánh giá thường kỳ chất lượng môi trường; bộ phận thực hiện các công tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ môi trường; bộ phận nghiên cứu, giám sát việc thực hiện công tác môi trường ở các địa phương, các cấp, các ngành. Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Nhiều khía cạnh BVMT được đề cập trong các văn bản khác như Luật khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và Bảo vệ rừng, Luật bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Pháp luật bảo vệ các công trình giao thông.

        Hình 4.1. Tổ chức hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường ở Việt Nam
        Hình 4.1. Tổ chức hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường ở Việt Nam

        Điều khoản thi hành (2 điều) 5.2. Chiến lược và chính sách môi trường

        Các tiêu chuẩn trong quản lý môi trường 1. Tiêu chuẩn về tải lượng chất thải

        Tiêu chuẩn thải lượng chất ô nhiễm được xây dựng dựa trên mức thải lượng tham khảo ở các tiêu chuẩn trên thế giới, dựa trên tiếp cận BAT trong ngành giấy và có sự điều chỉnh cho phù hợp với hiện trạng sản xuất cũng như định hướng phát triển của ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam trong tương lai. Ở Việt Nam, ngày 18 tháng 12 năm 2006 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, trong đó có tiêu chuẩn TCVN 5939:2005, quy định nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp được phép thải vào môi trường. Ví dụ thành phố Osaka (Nhật Bản) quy định tiêu chuẩn nước thải công nghiệp khắt khe hơn tiêu chuẩn của quốc gia, tương tự quận Kanagawa qui định tiêu chuẩn nước thải công nghiệp khắt khe hơn 8 lần về BOD, COD, 4 lần về chất rắn lơ lửng, 100 lần về phenol, gần 20 lần về Flo so với tiêu chuẩn chung của quốc gia.

        Bảng 5.2. Giá trị giới hạn tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy sản  xuất bột giấy với công nghệ bột Sulfat có tẩy
        Bảng 5.2. Giá trị giới hạn tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy sản xuất bột giấy với công nghệ bột Sulfat có tẩy

        PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG

          Luật Bảo vệ Môi trường (bổ sung) năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 định nghĩa ĐTM như sau: ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường. Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường cần chú ý trước hết đến những vấn đề bảo vệ rừng, bảo vệ đất cũng như bảo vệ nguồn nước, các hệ sinh thái đặc hữu như cửa sông, các vùng cửa sông, ven biển, các vùng đất ngập nước, vùng đệm, vấn đề bảo vệ môi trường không khí, nước, đất, bảo vệ các danh lam thắng cảnh và các di tích văn hoá và lịch sử. Trong công tác quản lý môi trường thông quan LCA thì khó khăn lớn nhất, đồng thời là nội dung chủ yếu của LCA là định lượng hóa các tác động môi trường tại từng công đoạn và thời điểm di chuyển của sản phẩm, do có khá nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới các giá trị của các thông số cần thu thập như: các quy trình công nghệ sản xuất ra một loại sản phẩm có thể khác nhau và là bí quyết công nghệ của nhà sản xuất.

          Hình 6.1. Các bước trong đánh giá rủi ro được sử dụng ở Mỹ
          Hình 6.1. Các bước trong đánh giá rủi ro được sử dụng ở Mỹ

          CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

            Phí môi trường: là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp phí, ví dụ như phí xử lý nước thải, khí thải, chôn lấp và phục hồi môi trường trên bãi rác,… Phí môi trường có vai trò quan trọng nhất trong kiểm soát ô nhiễm công nghiệp. Lệ phí môi trường: là khoản thu có tổ chức, bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp, ví dụ lệ phí vệ sinh môi trường, thu gom rác, giám sát thanh tra môi trường, cấp giấy phép môi trường,…. Trợ cấp tài chính cho công tác bảo vệ môi trường (trợ cấp môi trường) gồm các mặt: cấp phát không bồi hoàn kinh phí từ ngân sách dành cho công tác quản lý môi trường, khuyến khích về thuế và vay vốn lãi suất thấp đối với các hoạt động nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, ưu đãi cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để nâng cao khả năng quản lý môi trường.

            NỘI DUNG CỦA CÁC VẤN ĐỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA

              Nhiều khi cơ quan quản lý môi trường tiến hành khảo sát, đo lường, phân tích các nguồn thải chất nguy hiểm cụ thể để đảm bảo các thông tin về nguồn thải chất nguy hại là chính xác, đồng thời cũng tiến hành kiểm tra sự tuân thủ luật lệ về quản lý chất thải nguy hại của các chủ nguồn thải, yêu cầu tất cả các chủ nguồn thải phân loại và tách các chất thải nguy hại với các chất thải thông thường, đôi khi người ta còn phân loại thành phần chất thải nguy hại và chất thải rất nguy hại. Cần phải truyền bá các thông tin về chất thải nguy hại, nâng cao hiểu biết về các tác động nguy hại đối với sức khỏe cộng đồng, làm sao cho mọi chủ nhân của các nguồn chất thải nguy hại ý thức hết trách nhiệm của mình và biết cách quản lý chất thải nguy hại ngay từ nguồn phát sinh, áp dụng các biện pháp giảm thiểu chất thải nguy hại và không đổ chất thải nguy hại lẫn lộn với chất thải thông thường. Hoạt động khai thác khoáng sản nhìn chung rất đa dạng như: xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực khai thác (đường giao thông, nhà cửa và mặt bằng), nổ mìn và bốc xúc đất đá thải, bơm nước thải và nước ngầm,… Các quá trình trên gây ra các tác động tới hàng loạt các yếu tố môi trường như: suy thoái chất lượng không khí, chất lượng nước mặt, lưu lượng và chất lượng nước ngầm, thay đổi cảnh quan và địa hình khu vực, mất đất rừng và suy giảm đa dạng sinh học, tạo ra tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức khỏe của dân cư địa phương và người lao động.

              Mất đất và mất rừng thường xảy ra với quy mô lớn, đối với các mỏ khai thác bằng phương pháp lộ thiên là do việc làm đường, tạo các moong khai thác, đổ đất đá thải, khai thác gỗ chống lò gây nên,… Bên cạnh việc mất diện tích đất để xây dựng các công trình hạ tầng, đất khu vực khai thác khoáng sản thường bị bóc đi lớp đất mầu, dễ bị xói mòn, không thuận lợi cho việc tái phủ xanh rừng. Chiến lược ưu tiên phát triển và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo quy mô nhỏ Do các đặc điểm tự nhiên, lãnh thổ Việt Nam có nhiều nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo quy mô vừa và nhỏ như: bức xạ mặt trời vùng nhiệt đới, các nguồn thủy điện, các nguồn địa nhiệt, một lượng sinh khối lớn dưới dạng các chất thải nông lâm nghiệp và rác thải sinh hoạt, một số khu vực có thủy triều cao và gió thường xuyên tốc độ lớn,… Vì vậy, việc khai thác các nguồn năng lượng sạch và tái tạo trên không chỉ có lợi cho hoạt động BVMT, mà còn có hiệu quả kinh tế cao do giảm bớt chi phí chuyển tải năng lượng thương mại tới vùng sâu, vùng xa.

              Hình 8.1 mô tả các nguồn phát sinh chất thải rắn. Các nguồn phát sinh chất thải rắn  chủ yếu bao gồm:
              Hình 8.1 mô tả các nguồn phát sinh chất thải rắn. Các nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu bao gồm: