MỤC LỤC
Tích cực phân tích và dự báo các nhân tố ảnh hưởng đén chiến lược kinh doanh của tập đoàn. Cải thiện quy trình và ban hành kế hoạch chiến lược đã được xây dựng tới các thành viên của tập đoàn.
Trong đó, các đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là giám đốc bộ phận và nhân viên quản lý của các Công ty. - Phỏng vấn khách hàng: Với cỡ mẫu 20 (vẫn được chọn theo phương pháp thuận tiện), số lượng mẫu được phân phối đều đến những khách hàng đã mua sản phẩm của công ty Cuộc phỏng vấn được thực hiện trong thời gian từ ngày 15/11/2010 – 15/12/2010 nhằm khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm (chất lượng, giá cả,….) cũng như các chính sách quan tâm đến khách hàng mà VTC đang áp dụng,…. Các phòng ban cung cấp gồm: phòng Kế hoạch, phòng Kinh doanh, phòng Kế toán và phòng Marketing của Công ty.
- Các tài liệu về đối tác của công ty, như nhà cung cấp, khách hàng, đơn vị cho vay,…(Phòng Kinh doanh). Phương pháp phân tích theo mô hình Delta, Bản đồ chiến lược và Swot: là phương pháp then chốt trong xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp cũng như các cơ hội, nguy cơ thuộc môi trường bên ngoài nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Các phương pháp này sẽ được trình bày trong phần Cơ sở lý thuyết của việc xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp.
Những yếu tố thuận lợi từ thể chế chính sách mới của Đảng và nhà nước, cùng với đà thành công của các doanh nghiệp Việt Nam đàu tư ra nước ngoài đã giúp VTC có những bước đi táo bạo trong việc đầu tư sản phẩm giải trí trực tuyến ra nước ngoài. Điều đó chứng tỏ Công ty đã có được những thành tựu lớn lao nhất là trong bối cảnh 3 năm qua có nhiều biến động mạnh ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực nói chung như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á vẫn còn tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, ngoài ra một số ảnh hưởng từ dịch SARR, dịch cúm gia cầm ở các nước trong khu vực cũng như chỉ số giá tiêu dùng ngày càng cao, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Công ty mà trực tiếp là các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai dịch vụ trực tuyến. Tình hình chung của ngành CNTT trong thời gian này là rất nhiều dự án được triển khai và đi vào hoạt động nên sức cạnh tranh càng trở nên sôi động nhưng công ty vẫn đứng vững thậm chí có những thành công vượt bậc chứng tỏ bộ máy quản lý của Công ty hết sức nhanh nhạy đã có những chính sách rất hợp lý phù hợp với sự thay đổi của thị trường.
Do tính chất cơ động của ngành CNTT, và chiến lược phát triển mạng lưới thị trường, tập đoàn thường tuyển thêm công nhân xây dựng tại các địa phương nên chi phí tiền lương cho những công nhân này được chi trả thông qua hợp đồng giữa Công ty với người lao động theo thỏa thuận. (Nguồn: Báo cáo tài chính năm VTC) Nhận xét: Thiết bị máy móc chiếm 60% tổng giá trị tài sản cố định của Công ty phương tiện vận tải chiếm 32% trong khi thiết bị văn phòng chiếm 2%. Ngoài cơ cấu vốn kinh doanh,công ty còn đầu tư vốn để nâng cấp cải tạo mua sắm trang thiết bị, công nghệ, từng bước chuyể hướng hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của thị trường, cải tạo nâng cấp kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hoá của Bộ Nông Nghiệp.
Ngoài ra, VTC sẽ đẩy mạnh việc xây dựng nội dung thông tin phong phú, đa dạng cho dịch vụ truyền hình di động, phát triển các dịch vụ giải trí giá trị gia tăng trên truyền hình và trên mạng viễn thông, phát triển các dịch vụ mua bán từ xa trên truyền hình, trên internet, và trên điện thoại di động…. Khi thành công trong việc phát triển truyền hình số mặt đất, VTC đã triển khai truyền hình di động để đáp ứng nhu cầu của người dân có thể xem được truyền hình trong khi di chuyển như trên đường đi làm, chờ tàu xe, trên đường đi công tác…. Các sản phẩm của VTC gồm có: “Băng thông rộng, Hội tụ giữa Viễn thông, Truyền hình và Internet; Hội tụ giữa cố định và di động”, “Quản lý dịch vụ, chăm sóc khách hàng và quản lý hệ thống”, “Truyền thông qua cáp quang/quang tử/ quang điện tử”, “Trò chơi điện tử, giải trí kỹ thuật số và đa phương tiện”, “Truyền hình và số.
Các sản phẩm của Tập đoàn đều là các sản phẩm chất lượng, có uy tín tại thị trường trong nước. Đặc biệt, thay vì nhập khẩu công nghệ phần mềm từ nước ngoài, tập đoàn chủ trương “nội địa” hoá các công nghệ này, và đưa các sản phẩm Việt Nam ra nước ngoài. Đây là điểm khác biệt và là ưu thế giữa VTC và các công ty CNTT khác.
Tuy nhiên thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 7/11/2006, thị trường viễn thông Việt Nam đã là một thị trường có tính cạnh tranh cao trong hầu hết các loại hình dịch vụ. Môi trường chính trị – pháp luật bao gồm các hệ thống quan điểm đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị, ngoại giao của chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Đến nay Việt Nam đã có 8 nhà khai thác có hạ tầng mạng (VNPT, SPT, Viettel, EVN Telecom, Hanoi Telecom, Vishipel, VTC và FPT Telecom, VDC…) cung cấp mọi loại dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, ngoài ra có hàng trăm doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông không có cơ sở hạ tầng mạng làm cho cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và quyết liệt.
Nhu cầu: Do áp lực của những khó khăn kinh tế trong giai đoạn hiện nay bắt buộc doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, phải nắm bắt thông tin thị trường nhằm cắt giảm chi phí sản xuất và dự báo xu hướng phát triển trong tương lai. Nhà cung cấp chủ yếu đối với các sản phẩm công nghệ của VTC, FPT và VDC đến từ Anh, Mỹ (đối với hệ thống máy chủ, đường truyền dữ liệu, đầu thu phát…), Hàn quốc, Trung Quốc (đối với các sản phẩm trực tuyến). Dù có 6000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT, tuy nhiên các sản phẩm của VTC tập trung vào cuộc sống số phổ biến đối với mọi công dân như truyền thông, truyền hình kỹ thuật số, các giải pháp trực tuyến, giải trí trực tuyến… đây là mảng lĩnh vực liên quan đến truyền thông nhiều hơn và không phải doanh nghiệp nào cũng được cấp phép trong lĩnh vực truyền thông nên có áp lực từ các sản phẩm thay thế tương tự, nhưng truyền thông, truyền hình không có nhiều đối thủ.
Tuy nhiên, áp lực từ các doanh nghiệp nước ngoài là không lớn, do khi đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài thường liên kết với một doanh nghiệp trong nước và số lượng tương đối khiêm tốn. Bên cạnh sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp trong nước cũng là một áp lực lớn đối với VTC bởi có hơn 6000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và mức gia tăng nhanh chóng.
Việc xác định được các chỉ tiêu kinh tế cụ thể như là một động lực giúp cho mọi thành viên trong Công ty thấu hiểu và cam kết thực hiện, phát huy được hết những phẩm chất và năng lực cá nhân của mình để hoàn thành các chỉ tiêu nhằm mục đích phục vụ cho lơị ích cá nhân cũng như lợi ích của doanh nghiệp. + Quan tâm đến việc mở rộng thị trường, tìm kiếm việc làm, xác định các công trình xây dựng chủ yếu sẽ tham gia xây dựng và trong thực tế đã có những biện pháp để giành và giữ vững thị trường. + Quan tâm đến tăng cường sức cạnh tranh của công ty thông qua đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế dịch vụ, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước như EVN telecom, VIB bank, Asiasat….
- Chiến lược đã xác định được các chỉ tiêu kinh tế cụ thể và xây dựng được các kế hoạch bộ phận nằm trong kế hoạch chiến lược tổng thể. - Việc tổ chức thu thập xử lý thông tin môi trường kinh doanh còn hạn chế, đánh giá các điều kiện môi trường ở trạng thái tĩnh, tính dự báo còn thấp. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng là trong công ty hiện nay chưa xuất hiện khái niệm kế hoạch chiến lược mà vẫn sử dụng khái niệm kế hoạch năm.
- Phải có đội ngũ cán bộ kinh doanh, cán bộ xây dựng chiến lược có kinh nghiệm trong phân tích, phán đoán những cơ hội kinh doanh và tổng hợp. Từ đó tìm ra những nhân tố có thể ảnh hưởng trong quá trình theo đuổi và từ đó sẽ xây dựng được cho VTC chiến lược chung đúng đắn, phù hợp cho sự theo đuổi. Muốn thành công, muốn chiến thắng đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp phải chủ đông dự đoán những biến động của thị trường, đi trước các đối thủ cạnh tranh trong việc đáp ứng những thay đổi nhu cầu đó.
Nội dung chủ yếu của việc xây dựng kế hoạch hoạt động là đề ra nội dung cụ thể những công việc và các biện pháp hoặc các bước cần tiến hành để thực hiện một nhiệm vụ hoặc một mục tiờu nào đú. Việc đưa ra kế hoạch hoạt động phải xỏc định rừ những mục tiêu cần đạt được trong từng khoảng thời gian ngắn và các mục tiêu này được cụ thể hóa từ mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp. Đồng thời làm cho người lao động và Ban Giám đốc sẽ trở nên năng động hơn và họ hiểu, ủng hộ những việc, các mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp, giúp cho mọi người tăng thêm sức lực và nhờ đó họ phát huy hết được những phẩm chất và năng lực cá nhân của mình đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.