MỤC LỤC
Do những hạn chế của hình thức trả lương theo thời gian (mang tính bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất) nên để khắc phục phần nào hạn chế đó, trả lương theo thời gian có thể được kết hợp với chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc. Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng được hưởng trong quá trình kinh doanh, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc qữy bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong các trường hợp ốm đau, thai sản… Các quỹ này được hình thành một phần do người lao động đóng góp, phần còn lạI được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ, để tránh sự biến động của giá thành sản phẩm, kế toán thường áp dụng phương pháp trích trước chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, đều đăn đưa vào giá thành sản phẩm, coi như một khoản chi phí phải trả. Cũng có thể trên cơ sở kinh nghiệm nhiều năm, doanh nghiệp tự xác định một tỷ lệ trích trước tiền lương phép kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất một cách hợp lý.
Dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT; doanh thu nhận trước của khách hàng; các khoản khấu trừ lương theo quyết định của toà án; giá trị tài sản thừa chờ xử lý; các khoản vay mượn tạm thời; các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn của phía đối tác; các khoản thu hộ, giữ hộ, các khoản vay mượn tạm thời….
Nợ TK622 (Chi tiết đối tượng): Phải tra cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên (theo quy định, sau khi đóng BHXH, BHYT, và thuế thu nhập cá nhân, tổng số các khoản khấu trừ không được vượt quá 30% số còn lại).
- Giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểm toán toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các báo cáo tài chính, từ đó giúp kiểm toán viên hạn chế sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững uy tín đối với khách hàng. - Giúp các kiểm toán viên phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phối hợp có hiệu quả với các bộ phận có liên quan như kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài… Đồng thời qua đó kiểm toán viên có thể tiên hành kiểm toán toán đúng chương trình kiểm toán đã lập với chi phí hợp lý, tăng cường sức cạnh tranh cho công ty kiểm toán và giữ uy tín với khách hàng. Trên cơ sở xác định được đối tượng khách hàng có thể phục vụ trong tượng lai, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và kí kết hợp đồng kiểm toán.
Thủ tục phân tích, theo đinh nghỉa của chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520, “là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của báo cáo tài chính có thể chấp nhân được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và ảnh hưởng của các sai sót lên báo cáo tài chính để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán.
TK 338: Có liên quan tới các khoản trích nộp trên tiền lương như BHXH (TK 3383), BHYT (TK 3384) và KPCĐ (TK 3382) thì kiểm toán viên có thể khảo sát bằng cách so sánh số dư trên tài khoản chi tiết với số liệu trên bảng tính, trích BHXH, BHYT, KPCĐ và với số liệu trên bảng kê khai các khoản phải nộp về BHXH và KPCĐ và đối chiếu các khoản chi băng tiền đã phát sinh trên các chứng từ chi tiền mặt. Thì kiểm toán viên chỉ tiến hành bổ sung các thủ tục thư nghiệm cơ bản khi phát hiện các nhược điểm trong cơ cấu kiểm soát nôi bộ của đơn vị kiêm tra liên quan đên hạch toán và ghi sổ các tài khoản này; Các sai sót đáng kể bị phát hiện ở khảo sát các TK Phải trả công nhân viên 334, các khoản phải trả, phải nộp khác-338 và những biến động lớn không giải thích được qua các thủ túc phân tích. Trọng tâm của việc thử nghiệm thường được hướng tới tính chính xác trong việc phân bổ chi phí tiền lương vào các đối tượng chịu phí hoặc hướng vào các tài khoản chi trả tiền lương, tiền làm thêm giờ, tăng ca và bồi dưỡng nhân công sản xuất, công nhân bán hàng hoặc nhân viên quản lý, vì vậy kiểm toán viên cần phải kiểm tra tổng số tiền làm thêm ca, thêm giờ có phù hợp với thực tế hay không qua việc kiêm tra các bảng kê có xác nhận của những người có trách nhiệm trên bảng kê đó.
Báo cáo chấp nhận toàn phần: được sử dụng trong trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng Báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị nếu không bị ảnh hưởn bởi các yếu tố tuỷ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên nêu ra trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán với ý kiên không châp nhận: được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán với ý kiến không châp nhận (hoặc ý kiến trái ngược): được đưa ra trong các trường hợp các vấn đề không thống nhât với ban giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của Báo cáo tài chính.
Ngoài ra, phòng Hành chính tổng hợp còn nghiên cứu, sắp xếp, đề bạt cán bộ, phối hợp với phòng kế toán để tổ chức tiền lương cho cán bộ công nhân viên, tổ chức tổ bảo vệ để giữ an toàn tài sản và an toàn cá nhân cho các nhân viên trong công ty, tổ chức bộ phân lái xe phục vụ cho nhu cầu đi lại, công tác của các nhân viên, tổ chức bộ phận tin học, tổ chức bộ phận bán hàng (cung cấp các biểu mẫu, sổ sách, chứng từ kế toán), cung cấp các tạp vụ và phiên dịch cho toàn Công ty. Phòng kế toán có nhiệm vụ bổ sung, sửa đổi quy chế tài chính hiện hành của Công ty, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty, rà soát các kế hoạch kinh doanh, xây dựng chi tiết kế hoạch thu chi tài chính, chủ động phối hợp với các phòng nghiệp vụ đôn đốc khách hàng thanh toán, phát hành công văn đòi nợ; đề xuất biện pháp giải quyết các vướng mắc về thu-chi cho Ban giám đốc. AASC tiến hành khảo sát, nghiên cứu và đưa ra các ý kiến tư vấn hoặc trực tiếp xây dựng giúp các doanh nghiệp về việc sắp xếp lại tổ chức sản xuất kinh doanh, về phân cấp quản lý, phân cấp tài chính, xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu hạch toán kinh tế nội bộ, thực hiện cơ chế khoán phù hợp với từng loại hình hoạt động của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài các loại hình dịch vụ chủ yếu trên, AASC còn cung cấp một số loại hình dịch vụ khác như: hướng dẫn về pháp luật, quản lý kinh tế, cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư, tài trợ thương mại. Đặc biệt, AASC có quan hệ hợp tác lâu dài với các Công ty Enrst & Young, Price Waterhouse Cooper, KPMG..những Công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán, kiểm toán đã được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, các dịch vụ của AASC luôn cung cấp đầy đủ thông tin với độ tin cậy cao nhất, hiệu quả lớn nhất, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.