Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm giày của Công ty Giày Thượng Đình Hà Nội

MỤC LỤC

Quy trình và đặc điểm của sản phẩm giầy 1 Quy trinh sản xuất

- Phân xưởng gò: đạm nhiệm khâu cuối cùng của quy trình công nghệ, sản phẩm của khâu này là hoàn chỉnh mũi giầy và đế giầy và kết hợp với một số NVL khác như dây giầy, giấy lót…được lắp ráp lại với nhau và quét keo gián đế, dán viền sau đó được đưa vào bộ phận lưu hoá để hấp nhiệt độ 1300c trong vòng 3-4 giờ đạm bảo độ bền của giầy, sau khi lưu hoá xong sẽ được xâu dây và đóng gói 2.1.3.2. * Giá giao hàng đến cảng người mua CIF: Theo điều kiện CIF, người bán phải trả các phí tổn, cước phí cần thiết và mua bảo hiểm hàng hoá để đưa hàng hoá đến cảng quy định, người bán hoàn thành nhiệm vụ khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng quy định, người mua phải chịu mọi phí tổn, rủi ro, mất mát về hàng hoá từ lúc đó.

Các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm giầy

Khi các bộ luật đang trong quá trình hoàn thiện sẽ dễ tạo khe hở cho các đối tượng làm ăn phi pháp tận dụng để tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng với các cơ sở kinh doanh hợp pháp ví dụ: Hàng lậu, hàng giả…dễ dàng cạnh tranh với sản phẩm thất trên phương diện giá cả, thậm chí cả mẩu mã, hình thức. Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm cho thấy khi DN đã tham gia vào môi trường kinh doanh thì các DN dù muốn hay không đều phải tính đến những tác động tích cực và tiêu cực của các nhân tố để có thể tranh thủ những mặt tích cực và đề ra biện pháp hạn chế, khắc phục các mặt tiêu cực.

Cơ sở thực tiễn của đề tài

Những phát minh mới ra đời làm thay đổi nhiều tập quán và tạo ra xu thế mới trong tiêu dùng, nhiều sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ, sự hao mòn vô hình của máy móc thiết bị diễn ra nhanh hơn. Hiện nay ngành da giầy trong khu vực EU đang rơi vào tình trạnh thâm hụt cán cân thương mại do các nhà sản xuất phải đối đầu với vấn đề cạnh tranh ngoài cộng đồng về giá công nhân thấp.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

    Ban lãnh đạo công ty rất chú trọng vào việc đào tạo lại cán bộ công nhân viên đang làm việc để đảm bảo phù hợp với nhu cầu đặt ra, chú trọng vào công tác tuyển nhân công, khích lệ tinh thần làm việc…công ty cùng người lao động kí kết “ thỏa ước lao động tập thể “ bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động, ban hành nội quy lao động, chế độ khen thưởng, khích lệ…một cách công khai và nghiêm minh, các quy định xử phạt, kỉ luật, chấm dứt. Nhìn chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối tốt mặc dù có sự biến động, khủng hoảng kinh tế trong khu vực, khủng bố ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở Mỹ đã làm cho nền kinh tế ở nhiều nước trên thế giới biến động theo, nhưng đối với Việt Nam nói chung công ty giầy Thượng Đình nói riêng đã tự mình khắc phục và biến những cái bất lợi thành những cái có lợi.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty

    Trong đó: T là: Tốc độ phát triển bình quân Yn:: mức tiêu thụ kỳ cuối.

    Tình hình sản xuất sản phẩm của công ty

    - Sản phẩm gia công: sản phẩm gia công có nghĩa là tất cả các nguyên vật liệu để hoàn thiện nên một sản phẩm đều do bên đối tác cung cấp, còn công ty chịu trách nhiệm sản xuất hoàn thiện thành sản phẩm sau đó chuyển qua biên giới cho đối tác, công ty thường lấy công sản xuất một đôi hoàn thiện là 2,9-3,2USD/đôi, mức giá này hàng năm có xu hướng giảm nhưng với tốc độ rất chậm. Số lượng sản phẩm sản xuất giầy thể thao và giầy vải có xu hướng tăng rất mạnh qua các năm bình quân tăng lần lượt là 41,35% và 20,48% trong khi đó giầy Bakes và giầy cao cổ lại có xu hướng giảm dần bình quân giảm 5,93% và 21,67% là do thị trường tiêu thụ chậm dẫn đến số lượng sản phẩm của hai loại sản phẩm này sản xuất giảm.

    Xuất nhập tồn kho của công ty

    Để đạt được kết quả như vậy là do sản phẩm giầy vải và giầy thể thao của công ty luôn đạt chất lượng cao, được khách hàng tín nhiệm về chất lượng và mẫu mã, do vậy công tác tiêu thụ của công ty luôn diễn ra suôn sẽ, công ty luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh về mặt hàng và doanh số bán hàng. Số lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa của công ty chưa cao mặc dù sản phẩm tiêu thụ nội địa tăng qua các năm bình quân là 20,72%, nhưng chủ yếu là 2 loại sản phẩm mũi nhọn của công ty, các loại sản phẩm khác biến động không đều.

    Giá bán một số sản phẩm chính

      Nhìn chung giá bán sản phẩm có xu hướng giảm là do công ty hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh với các đối thụ sản xuất sản phẩm cùng loại như: công ty giầy Thăng Long, công ty giầy Thuỵ Khuê, Công ty da giầy Hà Nội…do vậy để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm công ty đã định giá ở mức thấp, tăng tỷ lệ chiết khấu, để giảm sự chênh lệch giữa giá bán buôn và giá bán lẻ, công ty đã áp dụng chế độ một giá với các đại lý và người tiêu dùng. Thị trường Việt Nam là một thị trường rộng lớn với dân số gần 80 triệu đây là lợi thế để công ty tận dụng nguồn nhân lực cũng như nhu cầu tiêu thụ lớn, sản phẩm của công ty được phân phối qua các kênh bán hàng, các đại lý chi nhánh…trên toàn quốc tại dây công ty cũng gặp nhiều đối thụ cạnh tranh gay gắt như: công ty giầy thăng Long, công ty giầy Thụy Khuê, công ty Da Giầy Hà Nội… nhưng do sự cố gắng trong việc sản xuất cũng như xâm nhập vào thị trường mới công ty đã đạt được kết quả khả quan.

      Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường nội địa

      Nhìn chung thị trường miền Bắc có tăng nhưng giá trị tăng giảm không ổn định do trên thị trường có rất nhiều mẫu mã cho người tiêu dùng lựa chọn, thị hiếu của người tiêu dung thay đổi liên tục, giá các sản phẩm giầy dép trên thị trường có xu hướng giảm rất lớn và nhiều công tyđẩy mạnh công tác khuyến mại đã làm cho doanh thu của công ty tăng chậm. Trong đó thị trường Vũng Tàu có xu hướng tăng nhưng chậm hơn với tốt độ tăng bình quân là 8,36% và thị trường Cần Thơ lại có xu hướng giảm bình quân là 8,33%, các thị trường tỉnh lẻ thông thường thì nhu cầu tiêu dùng không cao, do dời sống còn thấp.

      Tình hình xuất khẩu của công ty

      Trong đó một số nước có nhu cầu nhập khẩu giầy lớn như: Đức, Pháp, ý,Tây Ban Nha, Anh là những bạn hàng truyền thống tiêu dùng từ rất lâu của công ty. Hàng năm công ty mở rộng thị trường cũng như đẩy mạnh khối lượng hàng tiêu thụ ở các nước khác, mở rộng được tiêu thụ tăng bình quân là 99.54%.

      Giá bán sản phẩm của một số công ty năm 2004

        - Việc giám sát, quản lý của công ty với các đại lý còn chưa cao hoạt động xúc tiến khuyếch trương thông qua kênh còn nghèo nàn, công ty chưa tổ chức nhiều những cuộc kiểm tra thực tế (phiếu hỏi, phỏng vấn…) tại các đại lý về cách bày biển gian hàng, xác định giá cả… dẫn đến tình trạng một số đại lý định giá bừa bãi ảnh hưởng tới uy tín của công ty. - Hoạt động quảng cáo, khuyếch trương sản phẩm chưa được chú trọng thích đáng, mặc dù công ty đã có rất nhiều hình thức quảng cáo trên báo chí, trên truyền hình, tổ chức hội chợ, tài trợ cho thể thao, in tờ rơi ấn phẩm, mạng Internet….

        Dự báo mục tiêu sản xuất của công ty (2005-2006)

        + Cũng cố thị trưòng truyền thống như thị trường: Nhật Bản, Mỹ, Anh, Đức…do các thị trường này có nhu cầu về giầy dép rất cao vì thế công tycần phải chú trọng vào những thị trường này. - Về lao động: tăng số lượng lao động trực tiếp lên 90%và giảm số lượng lao động gián tiếp xuống còn 10%, bên cạnh đó thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

        Dự báo mức tiêu thụ sản phẩm của công ty (2005-2006)

          Do yêu cầu của hoạt động Marketing là phải lắm chắc những thay đổi nhu cầu, phát hiện những nhu cầu chưa được đáp ứng…đòi hỏi những nhân viên làm công tác này phải là những người am hiểu thị trường, am hiểu những đặc tính hàng hoá của công ty và phải có nghệ thuật tiếp cận với khách hàng, biện pháp thu thập và sử lý thông tin tốt. Với sản phẩm giầy vải, thể thao truyền thống công ty xác định thị trường tiêu thụ của mình là Mỹ, Nhật Bản, Đức…trước mắt công ty hợp tác với các bạn hàng Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Anh, tiếp cận, xâm nhập và tìm hiểu thị trường để đIều chỉnh cơ cấu đầu tư, nhịp độ phát triển sản xuất cho phù hợp, phấn đấu đến năm 2010 sẽ xuất khẩu sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng nước ngoài.

          Phần v

          Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong công tác tiêu thụ sản phẩm.