Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm phát triển bền vững Tập đoàn Điện lực Việt Nam

MỤC LỤC

Quản lý vốn lưu động - tài sản lưu động

Nếu không có tiền mặt thì không thể hoạt động kinh doanh được do thiếu phương tiện chi trả và thanh toán. Trong kinh tế thị trường, khi doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu, bán trả góp có thể làm cho doanh thu tăng, tăng tính cạnh tranh, mở rộng thị trường, nhưng mặt khác cũng làm cho các khoản phải thu tăng theo.

Quản lý vốn đầu tư (ngắn hạn, dài hạn)

Do đó, cần có lượng tiền mặt tối ưu thỏa mãn yêu cầu, đáp ứng nhu cầu kinh doanh và không lãng phí. - Đầu tư dài hạn gồm các khoản: đầu tư tài chính dài hạn như mua các loại chứng khoán có thời hạn trên 1 năm, góp vốn liên doanh với bên ngoài, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn.

Cơ chế quản lý vốn trong Công ty nhà nước

- Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất theo quy định, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau đây: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho; Dự phòng các khoản phải thu khó đòi; Dự phòng các khoản giảm giá các khoản đầu tư dài hạn; Dự phòng trợ cấp mất việc làm, thôi việc. Việc đầu tư ra ngoài công ty nhà nước phải tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của công ty nhà nước.

Quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận của công ty nhà nước

    - Chi phí bằng tiền khác gồm: Các khoản thuế tài nguyên, thuế đất, thuế môn bài; Tiền thuê đất; Trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động; Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề của người lao động; Chi cho công tác y tế; chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ; Thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. + Quỹ phúc lợi được dùng để: Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của công ty; Chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên công ty, phúc lợi xã hội; Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng; Ngoài ra có thể sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, hoặc làm công tác từ thiện xã hội.

    KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ

      * Tập đoàn sản xuất hàng dọc theo kiểu sản xuất - phân phối: là hình thức liên kết hỗn hợp, là một dạng liên kết bao gồm những doanh nghiệp thuộc các ngành không liên quan với nhau, đây là một sự liên kết rất phong phú, đa dạng mang tính chất liên ngành, đa ngành như liên hợp giữa các công ty dầu khí, công ty du lịch và các công ty xây dựng. Việc hình thành tập đoàn cho phép hạn chế đến mức thấp nhất sự cạnh tranh giữa các công ty thành viên, mặt khác nhờ mối liên kết chặt chẽ giữa các công ty sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thống nhất phương hướng, chiến lược trong phát triển sản xuất kinh doanh chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài.

      ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH ĐIỆN

      Với chức năng hiện nay cùng với những đặc điểm riêng vốn có của ngành mình, ngành điện muốn kinh doanh có hiệu quả phải có những biện pháp quản lý thích hợp và có những biện pháp thu hút vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, cũng như những chính sách phát triển phù hợp, đặc biệt là khi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Ngành điện phải biết tính toán để đáp ứng cho phù hợp chủ yếu là phản ánh qua giá bán điện hợp lý theo từng khu vực, từng loại sản phẩm và thời gian sử dụng điện để đạt được tổng lợi nhuận tối đa cho ngành và phục vụ đời sống xã hội của người dân.

      CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

      GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

        EVN có 20 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, bao gồm Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ, Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, Nhà máy thủy điện Hòa bình, Nhà máy thủy điện Thác Bà, Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Nhà máy thủy điện Trị An, Nhà máy thủy điện Thác Mơ, Nhà máy thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận - Đa Mi, Nhà máy điện Phú Mỹ, Nhà máy thủy điện Ialy, Công ty truyền tải Điện 1, Công ty Truyền tải Điện 2, Công ty Truyền tải Điện 3, Công ty Truyền tải Điện 4, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, Trung tâm Công nghệ thông tin. Ban Quản lý dự án (đơn vị sự nghiệp trực thuộc): Ban QLDA nhiệt điện Phả Lại 2, Ban QLDA Thủy điện Sông Hinh, Ban QLDA Thủy điện Ialy, Ban QLDA Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, Ban QLDA các nhà máy điện Phú Mỹ – Bà Rịa, Ban QLDA công trình điện miền Bắc, Ban QLDA công trình điện miền Nam, Ban QLDA công trình điện miền Trung, Ban QLDA chuẩn bị đầu tư dự án Nhà máy thủy điện Sơn La.

        CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA EVN

        • Quản lý, sử dụng vốn và tài sản
          • Quản lý doanh thu và chi phí

            - Doanh thu phát sinh và được quản lý tập trung tại EVN là doanh thu bán điện nội bộ cho các công ty điện lực và doanh thu về điện thương phẩm của các nhà máy điện, công ty truyền tải dùng trong hoạt động quản lý, sửa chữa lớn, sản xuất kinh doanh phụ, ánh sáng sinh hoạt lấy từ máy biến áp tự dùng (doanh thu nội bộ). Nếu đơn vị hoạt động có lợi nhuận sau khi thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, trích lập các quỹ theo quy định thì EVN được phép trích lập và sử dụng các quỹ tập trung trên cơ sở phê duyệt của HĐQT bao gồm Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi.

            PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA EVN .1 Tình hình quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn

            • Tình hình quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận .1 Tổ chức quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận
              • Nguyên nhân những tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính của EVN Để giải quyết được những tồn tại nêu trên, chúng ta phải xác định những

                Việc tiếp nhận, bảo quản vật tư thiết bị trong đầu tư xây dựng chưa được quan tâm đúng mức; có vật tư thiết bị bị hư hỏng do bảo quản không tốt; có những loại VTTB giao và khoán trắng cho các đơn vị thi công không được kiểm tra chất lượng ảnh hưởng đến công trình; chưa tận dụng vật tư thiết bị tồn kho của các công trình, số lượng vật tư thiết bị hiện có trong kho chưa được sử dụng đơn vị quản lý (các Ban quản lý dự án) không nắm được cụ thể để đề xuất phương án sử dụng, có trường hợp vẫn đề nghị mua vật tư thiết bị trong khi vẫn có trong kho do chính đơn vị quản lý nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công cũng như thiệt hại về kinh tế. Hầu như mọi nhu cầu về vốn đều trông chờ vào nguồn cấp của EVN, mặc dù đã phân cấp cho các Công ty Điện lực lập phương án vay, trả cho từng dự án sau khi có quyết định của EVN; biên chế lao động cồng kềnh, năng suất lao động thấp; giá bán điện bình quân thấp; chưa lựa chọn được mô hình quản lý điện nông thôn phù hợp với từng vùng, khu vực; chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế khác ngoài EVN tham gia đầu tư, quản lý trong phân phối, bán lẻ điện, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo.

                MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

                QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỆN

                Việc hình thành thị trường điện cạnh tranh sẽ làm tăng lợi nhuận và tạo điều kiện để tái đầu tư cho các công ty phát điện, giảm sức ép phải tăng giá điện và nguồn nhiên liệu dùng điện cũng được hưởng lợi ích gián tiếp từ thị trường phát điện cạnh tranh. Để tăng mức độ cạnh tranh, tạo sự lựa chọn cho các công ty phát điện, EVN dự kiến sẽ cho phép các công ty phát điện ngoài EVN được bán điện trực tiếp cho cụm các khách hàng tiêu thụ điện trên một khu vực địa lý hành chính.

                ĐỊNH HƯỚNG TỔNG THỂ SẮP XẾP, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CỦA EVN GIAI ĐOẠN 2004-2010

                • Khối các nhà máy điện

                  Trong giai đoạn 2004-2010, căn cứ tình hình cân đối tài chính và điều kiện thực tế của từng nhà máy như lao động, nhiên liệu, vốn, khả năng huy động vốn từ các cổ đông, sẽ tiến hành cổ phần hoá các nhà máy sau Nhà máy thuỷ điện Thác Mơ, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Nhà máy điện Ninh Bình, Nhà máy thuỷ điện Thác Bà, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy điện Bà Rịa, Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi. Về tiến độ cổ phần hóa các điện lực, toàn bộ các điện lực trực thuộc các Công ty điện lực 1, 2, 3 sẽ tiến hành các bước chuẩn bị cổ phần hóa, xây dựng phương án kinh doanh, cơ chế hoạt động công ích của đơn vị theo chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp EVN và các công ty điện lực, từ đó lập kế hoạch triển khai nhằm chuyển đổi các điện lực từ mô hình hạch toán phụ thuộc sang mô hình công ty cổ phần.

                  NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

                  • Những giải pháp về chính sách của nhà nước
                    • Chính sách tài chính của EVN
                      • Kết hợp với chủ trương phát triển của ngành .1 Chủ trương phát triển ngành điện

                        + Hợp đồng trung hạn (1 năm): Dành cho tất cả các nhà máy điện trong hệ thống, trừ các nhà máy điện đã ký hợp đồng dài hạn với EVN. Việc lựa chọn các nhà máy ký hợp đồng trung hạn thực hiện thông qua quy trình chào giá cạnh tranh hằng năm. + Hợp đồng trao đổi thuỷ điện - nhiệt điện: Là dạng hợp đồng phụ có thời hạn ngắn. Mục tiêu của dạng giao dịch này là khai thác tối đa sản lượng của các nhà. máy thuỷ điện trong các năm nước về nhiều hơn so với dự kiến và tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái tạo của Quốc gia, như than, dầu, khí .. Nguyên tắc thực hiện: EVN sẽ mua thêm sản lượng của các nhà máy thuỷ điện trong những năm nước về nhiều, giảm sản lượng điện phát của các nhà máy nhiệt điện có giá thành cao hơn. EVN sẽ thương thảo với các nhà máy điện về giá điện mua thêm từ các nhà máy thuỷ điện và giá bù cho phần sản lượng/công suất không được khai thác của các nhà máy nhiệt điện. + Đối với giao dịch TPA: Cơ chế này dành cho các nhà máy điện ngoài EVN. Các nhà máy điện này được phép bán điện trực tiếp cho tất cả khách hàng tại một khu vực hành chính nhất định, như quận huyện, thông qua lưới truyền tải và phân phối của EVN. Phí dịch vụ truyền tải, phân phối và nghĩa vụ tham gia hoạt động công ích sẽ do Bộ Công nghiệp quy định. b) Thị trường ngày tới. Thị trường điện ngắn hạn trong giai đoạn đầu là thị trường ngày tới (day ahead). Các đối tượng tham gia các giao dịch này bao gồm:. - Các nhà máy điện chưa ký hợp đồng mua bán điện trung/dài hạn với EVN. - Các nhà máy đã ký hợp đồng trung/dài hạn cũng được phép chào phần công suất và sản lượng dư thừa sau khi thực hiện xong các cam kết qua hợp đồng đã ký. - Các nhà máy điện tham gia chào giá và công suất sẵn sàng cho từng giờ của ngày tiếp theo. Dự kiến mỗi nhà máy nhiệt điện sẽ được chào giá ứng với 5 mức công suất khác nhau và các nhà máy thuỷ điện sẽ chỉ chào một mức giá cho các giờ của ngày hôm sau. Căn cứ vào bảng chào của các nhà máy, dự báo phụ tải ngày, điều kiện kỹ thuật của các tổ máy, giới hạn công suất truyền tải trên đường dây, sản lượng/công suất của các nhà máy đã ký hợp đồng dài hạn và trung hạn, cơ quan điều hành thị trường điện sẽ tiến hành xếp lịch huy động các nhà máy. Cơ quan vận hành hệ thống căn cứ vào phương thức huy động do cơ quan vận hành thị trường điện cung cấp, với sự trợ giúp của hệ thống SCADA/EMS, để điều độ hệ thống đáp ứng nhu cầu của phụ tải, đảm bảo an ninh cung cấp điện. c) Các dịch vụ phụ.