MỤC LỤC
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty là tổng hợp các bộ phận lao động quản lý khác nhau, có môi liên hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí thành các cấp khác nhau nhằm đảm bảo chức năng quản lý và phục vụ mục đích chung của công ty. Phó giám đốc kĩ thuật: là người chịu trách nhiệm điều hành sản xuất , kiểm tra giám sát toàn bộ khâu kĩ thuạt trong sản xuất, an toàn lao động, đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu đề ra các giải pháp đổi mới kĩ thuật, đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng ngày càng cao chất lượng sản phẩm, công trình. Phó giám đốc nội chính: là người chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, điều hành công tác Đảng, đoàn thể, phong trào thi đua, an ninh trật tự, đời sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên.
Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kê kế toán, quản lý hoạt động tài chính của công ty, điều hòa phân phối tổ chức sử dụng vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, là nơi phõn bổ nguồn thu nhập, tớch lũy. Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn, điều động sản xuất, xây dựng, sửa đổi định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu. Phòng tổ chức lao động tiền lương: có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, tham mưu cho giám đốc bố trí, sử dụng lao động , tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân , xây dựng sửa đổi định mức lao động, đơn giá tiền lương cho phù hợp với từng thời kì nhằm khuyến khích sản xuất.
Đội sửa chữa và phục hồi thiết bị Mỏ: Có nhiệm vụ bảo dưỡng định kì, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị, máy biến áp trạm mạng hạ thế của tất cả các đơn vị trong và ngoài ngành than.
Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ áp dụng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán củc Công ty để để đảm bảo cung cấp thông tin cho quản lý một cách hệ thống và kịp thời, tham mưu, giúp cho lãnh đạo công ty các mặt liên quan đến công tác tài chính, kế toán. Kế toán trưởng – Trưởng phòng TCKT: Là người giúp giám đốc tổ chức bộ máy kế toán của công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành toàn bộ công tác kế toán, thống kê của doanh nghiệp theo đúng pháp lệnh hiện hành, tham gia thực hiện các thủ tục về giải quyết các nguồn vốn và thanh quyết toán các hoạt động của công ty. Kế toán tổng hợp – Phó trưởng phòng: Có nhiệm vụ thay mặt trưởng phòng điều hành công việc khi trưởng phòng vắng mặt đồng thời là kế toán tổng hợp, tính giá thành, trích lập quĩ và lập báo cáo tài chính.
Kế toán thuế kiêm thủ quĩ: Chịu trách nhiệm thu chi quỹ tiền mặt của cụng ty và theo dừi thuế, tớnh thuế, lập bảng khai thuế, định kỡ đối chiếu với kế toán tổng hợp về các vấn đề liên quan. Kế toỏn cụng nợ khỏch hàng và tiền lương: Chịu trỏch nhiệm theo dừi các hoạt động thanh toán với khách hàng, tính toán các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ trên các sổ chi tiết , tính lương, BHXH theo quy định và theo dừi chi tiết cỏc nghiệp vụ liờn quan đến doanh thu. Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền, bảng kê thu tiền, giấy uỷ nhiệm thu, giấy uỷ nhiệm chi, giấy báo có, giấy báo nợ….
Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ sủ dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng: theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí cần thiết còn lại như Chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền, …. Chi phí nhân công trực tiếp được quản lý dựa trên quyết định giao khoán chi phí sản xuất Manhêtít, đơn giá tiền lương và doanh thu tiêu thụ đạt được. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi để quy đổi các loại sản phẩm gốc, rồi từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho do đó sử dụng tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu phụ bao gồm bi thép, bao bì, dây buộc, hóa chất xủa lý nước thải, than củi cho lò sấy quặng, dầu quặng, dầu nhờn … những vật liệu này kết hợp với nguyên vật chính để hoàn thiện sản phẩm.
Chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, Bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất kho, Bảng nhập xuất tồn, bảng phân bổ nguyên vật liệu, sổ chi tiết, sổ cái. Khi phát sinh nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, thủ kho tiến hành lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu và ghi vào thẻ kho để theo dừi tỡnh hỡnh nhập xuất tồn nguyờn vật liệu. Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc Định kì, thủ kho chuyển các phiếu xuất kho về phòng kế toán Công ty, tại phòng kế toán, căn cứ vào phiếu xuất kho nhận được kế toán vật tư tiến hành lập bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất kho.
Cuối tháng, căn cứ vào bảng kê chi tiết nguyên vật liệu xuất kho, kế toán tiến hành lập bảng kê nhập xuất tồn nguyên vật liệu và bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như lương chính, lương phụ, các khoản phụ cáp có tính chất lương (phụ cấp độc hại, phụ cấp làm thêm giờ..). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do chủ dử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với tiền lương của công nhân sản xuất.
- Hàng tháng, căn cứ vào biên bản nghiệm thu sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kì kế toán tính ra tổng quỹ lương phải trả cho người lao động trực tiếp và lao động gián tiếp của phân xưởng. Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm các khoản chi phí về nguyên liệu xuất dùng cho các hoạt động chung của phân xưởng như: xuất sửa chữa, xuất quản lý,.
- Chi phí khác bằng tiền: Các chi phí khác bằng tiền được tính vào khoản mục chi phí sản xuất chung ở công ty bao gồm: chi phí bồi dưỡng ca đêm, chi phí sửa chữa nhỏ máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất.
Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
TP nhập kho trong kì ĐVT SL Nhập trong kì SL nhập qui đổi TP siêu mịn. Sau đó sử dụng các công thức sau để tính ra giá thành sản phẩm. Căn cứ vào bảng tính sản lượng quặng nhập kho tròng kì, các bảng phân bổ, bảng kê số 4, ta lập thẻ tính giá thành sản phẩm.
Giá thành đơn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm gốc. Số liệu tổng hợp của bảng kê số 4 và các loại sổ, thẻ chi tiết được dùng làm căn cứ lập Nhật kí chứng từ số 7.
Đánh giá chung về công tác hạch toán chi phí và tính gía thành sản phẩm ở Công ty Phát triển Công nghệ
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP