MỤC LỤC
Nhiều ý kiến khẳng định kinh tế trang trại là loại hình tổ chức kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; song cũng có ý kiến lo ngại cho rằng kinh tế trang trại ra đời sẽ làm gia tăng tình hình nông dân mất ruộng đất và sự phân hoá giầu nghèo ở vùng nông thôn. Vấn đề cấp bách đặt ra là cần có các giải pháp khả thi để thúc đẩy các trang trại phát triển, vừa đảm bảo theo các định hướng phát triển chung, vừa tạo ra sự đột phá trong việc phát triển của các trang trại, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, phát triển các vùng chuyên canh, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Cũng như cả nước, ở Huyện Phong Điền nhận thức về kinh tế trang trại còn giản đơn và quan điểm phát triển kinh tế trang trại còn có sự khác nhau. Xuất phát từ đó, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm Luận văn Thạc sĩ.
Trong quá trình tiến hành đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập rộng rãi ý kiến của các chuyên gia về kinh tế trang trại, cũng như tham khảo kinh nghiệm của một số chủ trang trại trong quá trình phát triển kinh tế trang trại của họ góp phần đưa ra các kết luận xác đáng. Ngoài mô hình sản xuất chung cho toàn vùng nghiên cứu với tổng thể mẫu như trên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn phân tích thông qua phuơng pháp phân tổ, hàm sản xuất cho từng lại hình trang trại được đưa vào nghiên cứu trong đề tài với chỉ các yếu tố đất đai, vốn, lao động, trình độ chuyên môn cho từng loại hình.
"Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá lớn trong Nông - Lâm - Ngư nghiệp của các thành phần kinh tế khác ở nông thôn, có sức đầu tư lớn, có năng lực quản lý trực tiếp quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, có phương pháp tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn bình thường trên đồng vốn bỏ ra, có trình độ đưa thành tựu khoa học công nghệ mới kết tinh trong hàng hoá tạo ra sức cạnh tranh cao trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao" [6]. Hiện còn có nhiều quan điểm xung quanh phạm trù trang trại, song từ các quan điểm trờn đõy, phần lớn cỏc học giả đều thống nhất quan điểm cho rằng : ô Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thủy sản có mục đích chính là sản xuất hàng hóa, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường ằ [6].
Quan điểm của chúng tôi cần đưa tiêu chí sản xuất hàng hoá lên hàng đầu vì đây là tiêu chí cơ bản để phân biệt kinh tế trang trại và kinh tế hộ, sau nữa là tiêu chí quy mô sản xuất, về tiêu chí thu nhập phải bổ sung quy định kèm theo để các trang trại đang ở giai đoạn kiến thiết cơ bản vẫn nhận được sự ưu đãi của nhà nước theo Nghị định 03. - Trang trại liên doanh: Là kiểu trang trại được thành lập trên cơ sở tự nguyện hợp nhất từ một số trang trại nhỏ với tư cách pháp nhân mới nhằm tăng năng lực sản xuất, vốn, lao động và khả năng cạnh tranh trước các đối thủ, hoặc để tranh thủ các chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với các trang trại có quy mô lớn, nhưng vẫn giữ nguyên quyền tự chủ và điều hành của các trang trại nhỏ.
Đối với Việt Nam hiện nay nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như huyện Phong Điền nói riêng, có thể nói đây là giai đoạn đầu của quá trình chuyển tiếp từ kinh tế nông hộ sang kinh tế trang trại nhỏ, các yếu tố của sản xuất chưa có điều kiện tích tụ, do đó việc phát triển kinh tế trang trại đang ở trong giai đoạn phát triển về lượng, nghĩa là phát triển về số lượng trang trại. Trong giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển kinh tế trang trại, phải hướng đến sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, nhất là với vùng gò đồi vùng đầm phá; ven biển thì phát triển bền vững có vai trò hết sức quan trọng, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân và tiến tới sản xuất nhiều nông sản hàng hoá, làm giàu trên mảnh đất của mình và bảo vệ môi trường.
Như vậy ở các nước Tây Âu và Mỹ, số lượng các trang trại đều có xu hướng giảm còn quy mô của các trang trại lại tăng ở châu Á, kinh tế trang trại có những đặc điểm khác với trang trại ở các nước Tây Âu và Mỹ, do đất canh tác trên đầu người thấp, bình quân 0,15 ha/người, đặc biệt là các nước vùng Đông Á như: Đài Loan 0,047 ha/người, Malaixia là 0,25 ha/người, Hàn Quốc 0,053 ha/người, Nhật Bản là 0,035 ha/người; trong khi đó ở các quốc gia và vùng lãnh thổ này dân số đông lên có ảnh hưởng đến quy mô trang trại. Do vậy số lượng các trang trại giảm đi, nhưng quy mô diện tích, đầu động vật nuôi là tăng lên, tất nhiên còn có sự tác động của thị trường thể hiện ở nhu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm từ nông nghiệp tăng nhanh, người lao động, chủ trang trại tích luỹ nhiều kinh nghiệm cũng như trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn cũng được nâng cao.
Công tác khuyến nông trong những năm gần đây luôn được chú trọng nhằm giúp nông dân nắm vững các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, giới thiệu kịp thời những tiến bộ của khoa học công nghệ và ứng dụng chúng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất, hạch toán, tiếp cận với thị trường, tăng khả năng tự giải quyết các vấn đề trong hoạt động sản xuất và đời sống của người nông dân [13]. Đối với các chủ trang trại, nhà nước cũng cần có chính sách đào tạo về quản lý trang trại, quản lý lao động theo mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý và điều hành trang trại, có như vậy hoạt động của các chủ trang trại mới đảm bảo tính khoa học, nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần vào việc cạnh tranh trong bối cảnh Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới.
Nhìn chung, vị trí địa lý của huyện Phong Điền có lãnh thổ trải dài, rộng trên cả ba vùng: gò đồi miền núi, đồng bằng và vùng ven biển, có tiềm năng đất đai, rừng, động vật hoang dã và tài nguyên khoáng sản khá dồi dào, có quốc lộ 1A và đường sắt ngang qua nên thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá, phát triển khoa học kỹ thuật, đặc biệt huyện có thị trấn Phong Điền là trung tâm huyện lỵ, có hệ thống giao thông liên lạc khá thuận lợi là điều kiện cơ bản để huyện phát triển kinh tế xã hội trong thời gian đến. - Ở vị trí trung độ của cả nước, nằm trên trục giao thông quan trọng là quốc lộ 1A, hành lang kinh tế Đông - Tây và đường sắt xuyên Việt đi qua nên huyện có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường, giao lưu, trao đổi hàng hoá và tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong và ngoài nước.
- Địa hình dốc, thời tiết, khí hậu khá khắc nghiệt, hạn hán khô nóng vào mùa hè, mưa bão, lũ lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân nói chung, sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nói riêng. Loại hình trang trại lâm nghiệp chỉ có một trang trại trên địa bàn huyện vì rừng trồng tại huyện, diện tích trồng tăng rất nhanh nhưng chủ yếu được thực hiện theo hình thức trồng rừng phân tán, rừng trồng tập trung do Lâm trường Phong Điền đảm nhận.