Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tiêu dùng: Thực trạng và giải pháp từ thực tiễn tòa án nhân dân thành phố Hưng Yên

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp luận nghiên cứu là phép biện chứng duy vật. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: Phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp: Phương pháp so sánh; đối chiếu; phương pháp thống kê; khảo sát… và một số phương pháp nghiên cứu khác trong khoa học xã hội.

Bố cục của luận văn

Những vấn đề lý luận về giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng tiêu dùng

Hoặc có hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng nhưng khôngcó sự bày tỏ ra bên ngoài về sự bất đồng hay mâu thuẫn về lợi ích giữa họ với nhau bằng các hành vi phản kháng cụ thể có giá trị chứng cứ thì đó cũng không phải là tranh chấp.Vậy, tranh chấp hợp đồng tín dụng tiêu dùng là tình trạng pháp lý đặc biệt theo đó, các bên tham gia quan hệ hợp đồng tín dụng có sự xung đột với nhau về quyền lợi, sự bất đồng về quan điểm trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên phát sinh từ hợp đồng tín dụng tiêu dùng và biểu hiện bằng hành vi pháp lý cụ thể. Trên nguyên tắc, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tiêu dùng nói riêng cần phải đảm bảo quyền bình đẳng, quyền tự định đoạt của các bên; tranh chấp được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm và hiệu quả, không làm hạn chế, cản trở hoạt động kinh doanh hoặc đời sống của các bên tranh chấp, có thể tận dụng được những cơ hội kinh doanh, loại trừ những rủi ro từ tác động của thị trường; Trong quá trình giải quyết tranh chấp phải bảo đảm giữ được bí mật của hoạt động kinh doanh cũng như uy tín, thương hiệu của các bên chủ thể trong quan hệ tranh chấp; quyết định giải quyết tranh chấp phải được bảo đảm thi hành.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng tiêu dùng

Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tiêu dùng làtổng thể các quy phạm pháp luật quy định địa vị pháp lý của chủ thể giải quyết tranh chấp, điều kiện, trình tự, thủ tục, hiệu lực giải quyết tranh chấp, phương thức giải quyết tranh chấp, điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên tranh chấp, các quy định điều chỉnh nội dung tranh chấp giữa các bên. Tuy nhiên, nếu quan niệm pháp luật về giải quyết tranh chấp chỉ gồm các quy định trực tiếp về địa vị pháp lý của các chủ thể giải quyết tranh chấp, điều kiện, trình tự, thủ tục, hiệu lực giải quyết tranh chấp, phương thức giải quyết tranh chấp, quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp thì pháp luật về giải quyết tranh chấp chỉ bao gồm các quy định về pháp luật về hình thức.

Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tiêu dùng bằng Tòa án

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo này, người được thông báo phải nộp cho Tòaán văn bản nêu ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiệnvà các tài liệu chứng cứ kèm theo (nếu có) [27]. Trong trường hợp cần gia hạn thì phải có đơn xin gia hạn gửi cho Tòa án nêu rừ lý do để Tũa ỏn xem xột. Hết thờihạn này mà bị đơn khụng cú ý kiến gỡ đối với yêu cầu của người khởi kiện thì Tòa án căn cứ vào các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật[27]. - Chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Đối với tranh chấp hợp đồng tín dụng tiêu dùng thì người vay không có mục đích lợi nhuận nên tranh chấp này được xếp vào tranh chấp dân sự. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử nói trên, thẩm phán được phân công phụ trách việc giải quyết vụ án phải thực hiện các nhiệm vụ của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đồng thời phải ra một trong các quyết định sau đây: a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; d) Đưa vụ án ra xét xử [27]. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa [27]. - Chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây: a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng [27]. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải. thẩm, đương sự được quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ sau đây: a) Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không cung cấp, giao nộp được vì có lý do chính đáng; b) Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm [27]. - Xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng tiêu dùng. Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Trừ trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc hoãn phiên tòa phúc thẩm, việc giải quyết vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng theo thủ tục phúc thẩm được thực hiện theo trình tự thủ tục giống phiên tòa sơ thẩm, chỉ khác là bản án, quyết định của phiên tòa phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày ra quyết định. Khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, các bên phải tự nguyện thi hành. Nếu một bên không tự nguyện thi hành, bên được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành. * Thủ tục giám đốc thẩm vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng tiêu dùng. Giám đốc thẩm là việc Tòa án cấp trên xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 [27]. Các căn cứ này bao gồm: Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật; có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba [27]. Theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự, người có thẩm quyền. - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;. - Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ [27]. Thành phần tham gia phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa. Khi xét xử giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền sau đây: a) Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; b) Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; c) Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm; d) Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án; đ) Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật [27]. Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây: a) Đương sự, người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. theo quyết định giám đốc thẩm; b) Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; c) Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền [27].

Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tiêu dùng tại Tòa án nhân dân thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

    Nghĩa vụ chịu án phí: Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì nghĩa vụ chịu án phúc thẩm đương sự kháng cáo phải chịu toàn bộ án phí kháng cáo là 300.000 đồng; còn án phí dân sự theo bản án sơ thẩm thì nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau thì chịu án phí sơ thẩm theo thỏa thuận, không thỏa thuận được thì tòa án xác định lại án phí dân sự sơ thẩm theo nội dung đã thỏa thuận tại phiên tòa phúc thẩm. Ngày 17/5/2017 giữa Ngân hàng công thương Việt Nam, chi nhánh Hưng Yên với vợ chồng anh Phạm Tuấn Minh và chị Nguyễn Thị Thùy có giao kết hợp đồng tín dụng số 11087/HĐTD/ vay số tiền 500.000.000đ mục đích vay để mua xe ô tô; lãi suất 19%/năm, nợ lãi hàng tháng theo lịch trả nợ; nếu anh Minh chị Thùy vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo định kỳ thì Ngân hàng có quyền chấm dứt hợp đồng để thu hồi nợ trước hạn, số tiền gốc đến hạn không trả được sẽ chuyển sang nợ quá hạn.

    Bảng 2.1: Số liệu thống kê các vụ án về tranh chấp hợp đồng tín dụng tiêu dùng  của Tòa án nhân dân thành phố Hưng Yên từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2019
    Bảng 2.1: Số liệu thống kê các vụ án về tranh chấp hợp đồng tín dụng tiêu dùng của Tòa án nhân dân thành phố Hưng Yên từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2019

    Nhận xét về thực trạng giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng tiêu dùng tại Tòa án nhân dân thành phố Hưng Yên

    - Khi ngân hàng thẩm định tài sản thế chấp để tiến hành thủ tục cho vay, không thẩm định kỹ tài sản thế chấp dẫn đến việc khi Tòa án xem xét thẩm định thì diện tích đất mà người có tài sản thế chấp đang quản lý không đúng với diện tích đất ghi trong Giấy chứng nhận hoặc có sự tranh chấp về mốc giới giữa người có tài sản thế chất với các hộ liền kề. - Việc tạm ngưng phiên tòa theo Điều 259 của BLTTDS 2015 khi áp dụng đang gặp khó khăn: Tại điểm a khoản 1 Điều 259 quy định “Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngưng phiên tòa khi có một trong các căn cứ sau đây: a/ Do tình trạng sức khỏe hoặc sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng” [27].

    Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng tiêu dùng

    - Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng nói chung và hợp đồng tín dụng tiêu dùng nói riêng phải đáp ứng yêu cầu của hoàn thiện pháp luật theo Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp [3].

    Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng tiêu dùng

      Ví dụ như văn bản hướng dẫn cụ thể về trình tự thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn được quy định từ Điều 316 đến Điều 324 của BLTTDS 2015 để đảm bảo tính chính xác khi áp dụng vụ án theo thủ tục này, đồng thời xây dựng quyết định có tính bắt buộc đi kèm chế tài xử lý trách nhiệm đối với Thẩm phán khi có đủ các điều kiện nhưng không áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết vụ án cho đương sự; Văn bản hướng dẫn hình thức gửi đơn kiện qua cổng trực tuyến tại khoản 1 Điều 190; phương thức cấp, tống đạt, thông báo của Tòa án bằng phương tiện điện tử tại khoản 2 Điều 173. Pháp luật cần bổ sung quy định về thời điểm phát sinh tranh chấp hợp đồng núi chung và hợp đồng tớn dụng tiờu dựng núi riờng, trong đú cần quy định rừ thời điểm phát sinh tranh chấp hợp đồng là thời điểm các bên thể hiện sự mâu thuẫn, bất đồng về quan điểm, quyền và lợi ích giữa họ với nhau thông qua các bằng chứng khách quan có thể nhận biết và kiểm chứng được (ví dụ như: một bên gửi văn bản khiếu nại cho bên kia yêu cầu thực hiện hợp đồng; một bên khởi kiện tại tòa án hoặc trọng tài để yêu cầu giải quyết tranh chấp…).

      Các giải pháp về áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng tiêu dùng

      - Thứ tư: Cần nâng cao ý thức trách nhiệm của người tham gia hợp đồng tín dụng bằng cách nhà nước cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các bên tranh chấp để trình độ dân trí pháp luật của họ được nâng lên họ tự tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng hoặc hòa giải thông qua bên thứ ba. Để áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tiêu dùng ngày một hiệu quả đòi hỏi phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước và thực hiện tốt những quan điểm cơ bản về áp dụng pháp luật, thực hiện đầy đủ, đồng bộ, thường xuyên những giải pháp nêu trên mới tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của ngành Tòa án nói chung, cũng như Tòa án nhân dân thành phố Hưng Yên nói riêng.