MỤC LỤC
(1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre. (2) Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre. (3) Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao sự hài lòng của các nhà đầu tư, tạo sức lan tỏa thu hút nhiều nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Phạm vi về nội dung: Mức độ hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến độ sự hài lòng của các nhà đầu tư về môi trường đầu tư. Số liệu sơ cấp sử dụng trong việc thực hiện nghiên cứu đề tài được tiến hành điều tra, khảo sát thực tế 210 doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn Thành phố Bến Tre, huyện Bình Đại, huyện Châu Thành và huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre. Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ năm 2013 trở về trước để làm cơ sở lý luận và thực tiễn.
Các số liệu thứ cấp qua các năm đã được công bố trên các phương tiện truyền thông, Các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bến Tre, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Sở Công thương, báo cáo tổng kết từ Công ty Kinh doanh hạ tầng KCN, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre; Các đề tài đã thực hiện;. Bên cạnh đó luận văn cũng tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình có liên quan đã được công bố.
Kết cấu luận văn
Khái niệm về đầu tư
Một cách hiểu khác về môi trường đầu tư đó là tổng hợp các yếu tố: điều kiện về pháp luật, kinh tế, chính trị – xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và cả các lợi thế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư tại một quốc gia. Tóm lại, môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố có ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư của các nhà đầu tư ở quốc gia hay địa phương nhận đầu tư. Nó bao gồm các yếu tố: tình hình chính trị, chính sách – pháp luật, vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm văn hóa – xã hội, nguồn lao động và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
Các nhóm yếu tố này có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu tư.
Nghiên cứu về chi phí giao dịch không hoàn hảo – lý thuyết nội vi hóa cho rằng việc nội vi hóa các giao dịch thông qua FDI có lợi hơn các giao dịch thông qua thị trường. Các lợi ích từ FDI bao gồm việc tiết kiệm thời gian đàm phán hợp đồng licensing, tránh được những bất trắc trong đàm phán và rủi ro do sự thiếu tin tưởng giữa các đối tác, giảm thiểu những tác động của Chính phủ thông qua việc chuyển giá và khả năng phân biệt đối xử theo giá. Theo Dunning (1977), một DN chỉ thực hiện FDI khi hội tụ ba điều kiện: (1) sở hữu / quy mô: DN phải sở hữu một số lợi thế so với DN khác như quy mô, công nghệ, mạng lưới tiếp thị, khả năng tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp hay các tài sản vô hình đặc thù của DN; (2) nội vi hoá: việc sử dụng những lợi thế đó trong nội bộ DN có lợi hơn là bán hay cho các DN khác thuê; (3) địa điểm: Sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư có chi phí thấp hơn là sản xuất tại nước mẹ rồi xuất khẩu.
Lợi thế địa điểm có thể có được nhờ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, các rào cản thương mại, chính sách khuyến khích đầu tư và cả những tác động ngoại vi mà địa điểm có thể tạo ra cho DN khi hoạt động tại đó. Các lý thuyết về dịch vụ, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách.
Sự hài lòng của khách hàng là phản ứng của họ về sự khác biệt cảm nhận giữa kinh nghiệm đã biết và sự mong đợi. Theo Kotler và Keller (2006), sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác vui thích hoặc thất vọng của một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so với mong đợi của người đó, bao gồm ba cấp độ sau: nếu nhận thức của khách hàng nhỏ hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận không thỏa mãn. Nếu nhận thức lớn hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận là thỏa mãn hoặc thích thú.
Theo Gronroos (1984), chất lượng dịch vụ sẽ tác động đến sự hài lòng của khách hàng và tạo nên sự trung thành của khách hàng. Hệ quả là doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, đến lượt nó, sẽ tác động trở lại doanh nghiệp có điều kiện cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ khách hàng.
Theo Gronroos (1984), chất lượng dịch vụ sẽ tác động đến sự hài lòng của khách hàng và tạo nên sự trung thành của khách hàng. Hệ quả là doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, đến lượt nó, sẽ tác động trở lại doanh nghiệp có điều kiện cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ khách hàng. liên lạc, giao thông vận tải). Cung cấp những dịch vụ cơ bản có chất lượng đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cho cộng đồng (sự hỗ trợ của cơ quan chính quyền địa phương, các dịch vụ hành chính, pháp lý, ngân hàng, thuế, các thông tin cần thiết cho quá trình đầu tư và kinh doanh). Tạo ra môi trường sinh sống và làm việc có chất lượng cao (môi trường tự nhiên, hệ thống trường học, đào tạo nghề, y tế, vui chơi giải trí, chi phí sinh hoạt).
Tuy nhiên, một cách tổng quát, công ty hoạt động có hiệu quả khi nó đạt được tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. Một nhà đầu tư đạt được mục tiêu, họ sẽ có xu hướng tiếp tục quá trình đầu tư của họ cũng như giới thiệu cho các công ty khác đầu tư tại địa phương.
Quá trình khảo sát được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi được thiết kế theo các thang đo (Cơ sở hạ tầng đầu tư, Chế độ chính sách đầu tư, Chất lượng dịch vụ công, Môi trường sống và làm việc, Lợi thế ngành, Chi phí đầu vào cạnh tranh, Chất lượng nguồn nhân lực, Mức độ hài lòng) với thang điểm Liker 5 mức độ. Nghiên cứu thu thập nhằm xây dựng và phát triển hệ thống khái niệm/thang đo lường và các biến nghiên cứu từ đó tiến hành xây dựng bảng câu hỏi điều tra khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia. Các chuyên gia là lãnh đạo DN: Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và các Trưởng, Phó phòng chức năng.
Thang đo lường các biến quan sát: trên cơ sở thừa kế lý thuyết và để phù hợp với điều kiện nghiên cứu, tác giả tiến hành tham khảo với nhóm chuyên gia thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre về các thang đo và các biến quan sát sử dụng thang điểm Likert, R.A (1932), trích theo Đinh Phi Hổ (2011), thông qua bảng câu hỏi trực tiếp. Thông qua đó các thang đo sẽ được điều chỉnh lại và hoàn chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp với thực tế.
Cơ cấu mẫu khảo sát người trả lời ở vị trí Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Giám đốc doanh nghiệp, các Trưởng phòng chức năng (thường là Trưởng phòng hành chính, dự án kinh doanh, nhân sự). Kích thước mẫu được chọn tiến hành khảo sát 210 DN theo phương pháp chọn ngẫu nhiên phân tầng, với các thuộc tính kiểm soát là quy mô, hình thức sở hữu vốn, loại hình kinh doanh và nguồn vốn. Từ những dữ liệu sơ cấp thu thập được qua bảng câu hỏi phỏng vấn các nhà đầu tư, luận văn đưa ra phương pháp nghiên cứu định lượng, xây dựng mô hình hồi quy, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), kiểm định mô hình hồi quy, bằng sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.
Rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn vẫn chứa đựng đầy đủ thông tin của một tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998) trích trong Nguyễn Đình Thọ và cộng tác viên (2005). Sử dụng Kiểm định Phương sai cộng dồn (phương sai lũy tích - % cumulative variance): Đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố hay phần trăm biến thiên của biến quan sát.