Bài học kinh nghiệm về xây dựng và phát triển KCN, KCX ở Việt Nam

MỤC LỤC

KINH NGHIỆM XÂY DỰNG KCN, KCX CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KCN, KCX Ở VIỆT NAM

Mục tiêu

Xuất phát từ tình hình nói trên và căn cứ váo các chủ trương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Việt Nam cần tiếp tục phát triển KCN với mục tiêu tổng quát là xây dựng KCN trở thành một thực thể kinh tế xã hội, kết hợp giữa phát triển công nghiệp với hình thành các khu dân cư và các công trình xã hội vệ tinh thực hiện chủ trương phát triển kinh tế gắn với văn minh xã hội, đô thị hoá các vùng nông thôn lạc hậu, nâng cao dân trí, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung xây dựng cơ sở chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiêt để trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp”[6]. Đó là Việt Nam cần tập trung xây dựng KCN có hiệu quả và có sức cạnh tranh, phát triển theo hướng ngoại, nâng cao tay nghề công nhân, nắm bắt và vận dụng được nhiều thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, thực hiện bảo vệ môi trường, phát huy hơn nữa vai trò lan toả dẫn dắt của KCN đối với sản xuất kinh doanh trong thị trường ngoài KCN nhằm đưa KCN trở thành lực lượng công nghiệp mạnh trong cả nước.

Việc đột phá vào khu Chu Lai cùng với đẩy nhanh tốc độ phát triển khu Dung Quất là nhằm mục đích đưa miền Trung nói chung và Quảng nam nói riêng sớm vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, liên kết giữa công nghiệp chế biến với nguồn nguyên liệu công nghiệp, tạo tiền đề phát triển nông nghiệp hàng hoá, khai thác vùng trung du miền núi, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý có tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Việc thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” được thực hiện thông qua cơ chế uỷ quyền của các Bộ, Ngành, Trung ương và uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cho ban quản lý KCN cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng, thương mại, lao động..Song song với việc uỷ quyền, các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương cần chuyển mạnh sang tập trung làm tốt công tác quy hoạch ngành, vùng và lãnh thổ, xây dựng các quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế - kỹ thuật, tăng cường công tác hướng dẫn, tổ chức tập huấn, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và giám sát các Ban quản lý KCN cấp tỉnh thực hiện tốt các chức năng quản lý Nhà nước được uỷ quyền. Các nhà đầu tư cho rằng, các ưu đãi về thuế của Việt Nam là hấp dẫn, nhưng để được hưởng các ưu đãi này thì trước hết phải tổ chức được sản xuất, kinh doanh, chính khâu tổ chức, sản xuất sau khi có giấy phép đầu tư, các nhà đầu tư phải làm các thủ tục hành chính tại cơ quan chức năng theo quy định của từng cơ quan này, giấy tờ thì nhiều, không có mẫu để khai, thời gian xem xét kéo dài.

Trong khi chờ đợi việc thông qua Luật Khu công nghiệp, tiếp tục nghiên cứu các vấn đề đang còn vướng mắc, đó là: Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong KCN đã có trong khuôn viên KCN trước khi có quyết định thành lập KCN; chính sách đối với doanh nghiệp thuộc diện di dời; chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư trong nước; thực hiện cơ chế quản lý. Do đó công tác quy hoạch phát triển ngành nghề công nghiệp, loại hình KCN và địa bàn trở lên hết sức bức xúc, nhằm đảm bảo phương hướng phát triển và cơ cấu kinh tế theo đúng đường lối của Đảng, đảm bảo hiệu quả cao của từng KCN, tạo nên sự bổ sung, tác động tích cực giữa các KCN, Nghị quyết Đại hội VII của Đảng chỉ ra phương châm quy hoạch KCN trong những năm tới là: cải tạo các KCN hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất, xây dựng mới một số KCN, phân bổ rộng trên các vùng của cả nước. Vì vậy, việc quy hoạch KCN phải được chuẩn bị chu đáo, trong bước đi, cần ưu tiên hình thành các KCN dựa trên cơ sở đã có một số xí nghiệp công nghiệp, nay mở rộng thêm, cải tạo các KCN cũ, sau đó đến xây dựng các KCN mới phục vụ cho việc chỉnh trang đô thị, quy hoạch lại việc phát triển công nghiệp trên địa bàn, lãnh thổ chuyển dịch cơ cấu phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thu hút đầu tư hình thành các doanh nghiệp mới trong KCN.

Để làm tốt hơn công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác quy hoạch thực sự phải đi trước một bước, tuyên truyền giáo dục cho nhân dân về đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ trương phát triển KCN cần đặc biệt chú trọng sự chỉ đạo thường xuyên của các cơ quan chính quyền địa phương trong vận động, giải thích, thuyết phục các đối tượng phải di dời. Do tồn tại hai hệ thống luật khác nhau điều chỉnh các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (Luật khuyến khích đầu tư trong nước áp dụng với doanh nghiệp trong nước, Luật đầu tư nước ngoài áp dụng với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), nên đã tạo sự khác biệt trong tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các loại hình doanh nghiệp, nhất là điều kiện ưu đãi thuế, giá một số yếu tố đầu vào (điện, nước), dịch vụ. Để cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/ CP về những biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài với những qui định thông thoáng hơn, ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói chung trong đó có các doanh nghiệp KCN , song vẫn chưa giải quyết được vấn đề phân biệt đối xử giữa hai hệ thống doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đến hết năm 1999, các Bộ, ngành liên quan vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện, nên việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp thứ cấp mới chỉ được thực hiện cho các khu do doanh nghiệp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng; trường hợp doanh nghiệp thứ cấp thuê đất doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng thì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn nên không thực hiện được. Trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000 và Nghị định số 24/ 2000/ NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, vấn đề này được đề cập như sau: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh thuê đất, thuê lại đất trong KCN, KCX, KCNC được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng dẫn của Tổng cục Địa chính”. - Về vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, có nhiều hình thức hỗ trợ cho các KCN như tham gia một phần vốn để nâng cao vốn điều lệ của các công ty kinh doanh hạ tầng KCN hoặc cho vay một phần vốn để hình thành khu tái định cư, phục vụ giải toả đền bù: cho các hộ di dời vay vốn mua nhà trả góp để hỗ trợ việc tái định cư; cho vay vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, nhà xưởng, hệ thống cấp nước..) hoặc cho vay các đề án phát triển dịch vụ trong KCN.

Những trung tâm này (có thể hoạt động không vì mục đích lợi nhuận) sẽ cung cấp những dịch vụ từ đơn giản (ví dụ có thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy Fax..phục vụ cho một số doanh nghiệp nhỏ, cung cấp thông tin pháp luật, thị trường, thực hiện dịch vụ kế toán, dịch vụ vệ sinh,..) đến các dịch vụ phức tạp hơn như tư vấn quản lý, tư vấn pháp luật, mở khoá bồi dưỡng ngắn hạn.

Tình hình các KCN đến hết
Tình hình các KCN đến hết