MỤC LỤC
Các thủ kho ngoài việc quản lý, bảo quản tốt vật tư còn phải cập nhật số liệu vào sổ sách về mặt số lượng, tình hình biến động của từng thứ nguyên vật liệu, kiểm kê kho hàng đồng thời có trách nhiệm phát hiện và báo cáo lên phòng kế toán các trường hợp vật liệu tồn đọng trong kho làm ứ đọng vốn giảm khả năng thu hồi vốn sản xuất của công ty. Phòng kế hoạch có nhiệm vụ phân tích dự án để phân khoảng thời gian và lên kế hoạch thực hiện dự án gửi đi các phòng ban khác để cùng phối hợp thực hiện.Trong quá trình thực hiện phòng kế hoạch vật tư phối hợp với phòng kỹ thuật, dự án để có kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu cho các giai đoạn thi công công trình.
Đơn vị: Công ty TNHH SX và XD Thăng Long Địa chỉ: 165 Đường Phạm Văn Đồng. Đơn vị: Cụng ty TNHH SX và XD Thăng Long CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Địa chỉ: 165 Đường Phạm Văn Đồng Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
Ngoài số lượng vật liệu xuất kho chủ yếu cho thi công công trình, cho quản lý phục vụ quá trình thi công thì NVL của Công ty còn được bán ( đó là các phế liệu thu hồi từ các công trình ).
Hạch toán chi tiết vật liệu là việc hạch toán kết hợp giữa kho và phũng kế toỏn nhằm mục đớch theo dừi chặt chẽ tỡnh hỡnh nhập, xuất, tồn kho cho từng thứ, từng loại vật liệu cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị. Kế toán chi tiết ở Công ty sử dụng phương pháp thẻ song song và có một số điều chỉnh cho phù hợp với chương trình quản lý vật tư trên máy tính. Theo chỉ tiêu khối lượng mỗi thứ vật liệu được theo dừi trờn một thẻ kho để tiện cho việc sử dụng thẻ kho trong việc ghi chép, kiểm tra đối chiếu số liệu.
Tại phòng kế toán: Hàng ngày khi có nghiệp vụ nhập xuất kho thì nhân viên kế toán vật liệu căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ( do thủ kho cung cấp cho kế toán ) để cập nhật dữ liệu vào máy theo đúng mã, đối tượng liên quan và đúng nội dung kinh tế phát sinh theo từng kho của từng công trình. Cuối tháng, nhân viên kế toán sẽ mang bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật tư xuống kho để đối chiếu với số liệu trên thẻ kho của từng thứ NVL nhằm đảm bảo tính chính xác của số liệu trước khi lập báo cáo tồn kho vật tư cho từng tháng. Tại phòng tài vụ: việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở đây được thực hiện bởi kế toán của các phân xưởng và kế toán nguyên vật liệu.
Kế toán phân xưởng: cuối tháng căn cứ vào phiếu nhập kho được nhận từ các phân xưởng và giá trị nguyên vật liệu tiêu hao thức tế tại các phân xưởng tương ứng, kế toán phân xưởng lập bảng kê nhập-xuất-tồn. Phòng kinh doanh sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong tháng và định mức tiêu hao NVL cũng như lượng NVL tồn kho để xác định NVL phải mua vào trong kỳ. Cuối tháng, toàn bộ các sổ chi tiết do kế toán vật tư nhận và tự lập chuyển cho kế toán tổng hợp, kế toán tổng hợp tiến hánh vào Sổ Cái TK 152.
Từ Sổ cái TK 152 làm căn cứ để vào bảng cân đối số phát sinh và cuối cùng từ bảng cân đối số phát sinh làm cơ sở để lên sản phẩm cuối cùng của kế toán đó là Báo cáo kế toán.
Kế toán nguyên vật liệu ở công ty đã phản ánh và kiểm soát chặt chẽ về tài sản cũng như nguồn cung ứng vốn của công ty, đồng thời cung cấp thông tin kịp thời cho giám đốc, cho công tác quản lý, phân tích được các hoạt động kinh tế, thường xuyên giúp cho việc chỉ đạo nhập – xuất vật liệu một cách ổn định và nhanh chóng. Đảm bảo sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính các chỉ tiêu giữa các bộ phận liên quan, kế toán vật liệu đã thực hiện việc đối chiếu giữa chứng từ sổ kế toán với thẻ kho, kiểm kê kho đảm bảo tính cân đối giữa chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Về khâu dự trữ bảo quản: công ty luôn đảm bảo nguyên vật liệu dự trữ ở mức hợp lý nhằm đáp ứng cho việc xây dựng được liên tục mà không gây ứ đọng vốn, công ty thường nhập vật liệu và xuất kho theo phương pháp xuất thẳng nên nguyên vật liệu tồn kho không nhiều.
Thứ nhất: Việc bảo quản nguyên vật liệu không phải là dễ, một số nguyên vật liệu không được để ngoài trời, có những vật liệu mua về phải dùng ngay, bảo quản tốt, không được để quá thời hạn cho phép nếu không sẽ kém chất lượng, hư hỏng. Trong công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty sử dụng phương pháp ghi thẻ song song, phương pháp này ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu nhưng việc ghi chép giữa thủ kho và phòng kế toán lại trùng lặp về chỉ tiêu, số lượng. Việc thực hiện chế độ công tác kế toán ở các đơn vị kinh tế được phép vận dụng và cải cách sao cho hợp lý phù hợp với tình hình quản lý của công ty, không bắt buộc phải dập khuôn theo chế độ nhưng trong khuôn khổ nhất định vẫn phải tôn trọng chế độ mới về quản lý tài chính.
Thông thường chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, do vậy việc phấn đấu giảm thấp chi phí nguyên vật liệu có ý nghía lớn đối với việc hạ thấp giá thành sản phẩm. Đối với những nguyên liệu tồn kho quá lâu do nhập kho quá nhiều so với nhu cầu sản xuất sản phẩm hoặc không đáp ứng được yêu cầu về tính năng kỹ thuật để sản xuất… Công ty cần tiến hành giải phóng ngay bằng cách bán được hoặc trao đổi cho các đơn vị có nhu cầu để nhanh chóng thu hồi vốn, tăng tốc độ chu chuyển của nguyên vật liệu, đồng thời giảm bớt chi phí bảo quản.
Qua thực tế ở công trường, chỗ để vật liệu thường xuyên chuyển đổi, việc giao nhận các loại vật tư này thường không được cân đong đo đếm kỹ lưỡng, nên dẫn đến thất thoát một lượng vật tư tương đối lớn. Để có những giải pháp hợp lý, giúp công ty phát triển ta cần nhìn nhận lại những nhược điểm trên. Ta nhận thấy quản lý còn một vài thiếu sót, gây lãng phí vật tư nhất là các loại vật tư mua được chuyển thắng tới chân công trình như: cát, sỏi, … để thuận tiện cho việc xuất dùng sử dụng.
Đảm bảo cho việc thi công xây dựng công trình không bị gián đoạn do thiếu vật tư. Vì vậy ở công trường cần chuẩn bị một khu chứa vật liệu tập trung để dễ bảo vệ thuận tiện cho quá trình thi công, xây dựng công trình và việc đong đếm cũng phải tiến hành chặt chẽ hơn làm giảm bớt việc thất thoát một cách vô ý không ai chịu trách nhiệm. Trong công tác thu mua vật liệu, các đội ký hợp đồng mua tại chân công trình, đây cũng là một mặt tốt giảm bớt lượng công việc của cán bộ làm công tác tiếp liệu, tuy nhiên về giá cả có thể không thống nhất, cần phải được tham khảo kỹ, cố gắng khai thác các nguồn cung cấp có giá hợp lý, chất lượng, khối lượng đảm bảo và chọn các nhà cung cấp có khả năng dồi dào, cung cấp vật tư, vật liệu cho đội, Công ty với thời hạn thanh toán sau.
Đồng thời với các công tác trên, phòng kế toán Công ty tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát tới từng công trình về việc dự toán thi công, lập kế hoạch mua sắm, dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kiểm tra sổ sách, kiểm tra các báo cáo kế toán NVL, CCDC tránh trường hợp vật tư nhập kho lại không đủ chứng từ gốc.Để sớm phát hiện ra việc thiếu hụt vật tư tránh những trường hợp bị thất thoát nguyên vật liệu với số lượng lớn và trong khoảng thời gian dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến độ thi công.