Đánh giá vai trò tạo hình chú z trong phẫu thuật đường viền môi

MỤC LỤC

Lịch sử phẫu thuật môi

Lúc đầu người ta dùng kim ba cạnh để rạch mép khe hở, hoặc dùng que sắt nóng hay hoá chất để đốt cháy hai mép của khe hở sau đó dùng ghim kim loại để dính hai mép khe hở vào nhau. Mãi nhiều năm sau, tài liệu đầu tiên nói về thành công trong phẫu thuật vòm miệng được thực hiện bởi một nha sĩ tên là Le Monnier vào năm 1766 ở Paris. Rose và Thompson (1912) đã trình bày kỹ thuật rạch da dọc hai hên bờ khe hở và khâu trực tiếp hai bờ khe hở vào với nhau.

Đây là phương pháp dễ thực hiện và tạo ra một đường sẹo chạy theo nếp gờ nhân trung, tuy nhiên nhược điểm của nó là không thể áp dụng cho khe hở rộng, và sẹo thẳng dễ kéo hếch làn môi đỏ và ngắn chiều cao da môi. Victor Veau (1938) đã rạch tách rời nghách tiền đình hai bên khỏi xương hàm và ụng là người đầu tiờn núi rừ cần phục hồi ba lớp niờm mạc, cơ, da. Le Mesurier (1944) trên cơ sở phương pháp của Hangedorn đã đưa ra phương pháp vùng vạt tứ giác từ phần môi bệnh để chèn vào vùng nhân trung phía bên môi lành nhằm làm tăng chiều cao môi.

Phẫu thuật khe hở môi thật sự mang tính chất tạo hình bắt đầu từ năm 1956 ở khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Việt Đức và viện quân Y 108. Bác sĩ Lê Văn Sơn và các PTV khoa tạo hình hàm mặt đã và đang dùng pp Millard kết hợp với tạo vạt chữ Z ở trên đường viền da- niêm mạc nhằm làm tăng chiều cao da môi bên bệnh.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đạo đức nghiên cứu

Chúng tôi xử lý số liệu theo phương pháp thống kê Y học, sử dụng phần mềm EPI INFO 6.0.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Những thống kê chung 1.Phân bố theo giới

Qua bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ % khe hở môi trái nhiều hơn khe hở môi phải.

Bảng 3.2: Tỷ lệ phân bố theo vị trí
Bảng 3.2: Tỷ lệ phân bố theo vị trí

Đánh giá trước mổ

Số bệnh nhân thiếu hụt chiều cao thường là những trường hợp khe hở lớn, kèm theo khe hở cung răng, khe hở vòm miệng. Qua bảng 3.5 cho thấy có sự biến dạng cánh mũi rất lớn trong khe hở môi.

Bảng 3.5: Tỷ lệ biến dạng cánh mũi
Bảng 3.5: Tỷ lệ biến dạng cánh mũi

27% 73% kèm KHVM

Đánh giá kết quả sau phẫu thuật 1. Đánh giá kết quả gần

Tất cả những bệnh nhân này đều được hẹn tái khám lại sau 6 tháng, nhưng do đa số bệnh nhân được mổ theo chương trình phẫu thuật nhân đạo, bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế cũng như đi lại khó khăn. Những trường hợp như vậy chúng tôi gởi thư mời yêu cầu bệnh nhân gởi ảnh về cho chúng tôi để đánh giá kết quả. Số bệnh nhân được khám lại sau 6 tháng là 24 trường hợp, có 3 trường hợp chúng tôi đánh giá trên ảnh do bệnh nhân gới về.

Có hai trường hợp bị sẹo lồi, trong đó một trường hợp sẹo ở nền mũi, trường hợp còn lại sẹo lồi toàn bộ vết mổ (7,41%). Không có trường hợp nào cánh mũi chênh lệch so với bên lành > 2mm. Không có trường hợp nào đỉnh mũi chênh lệch so với đường giữa > 2mm 3.4.Kết quả sau PT.

Kết quả tạo hình khe hở môi bằng phương pháp Millard cải tiến Bảng 3.21: Kết quả tạo hình khe hở môi. Như vậy 100% trường hợp bệnh nhân khe hở môi một bên toàn bộ được phẫu thuật bằng phương pháp Millard cải tiến trong nghiên cứu của chúng tôi đều đạt kết quả Đạt trở lên, không có trường hợp nào Không đạt.

Bảng 3.10: Tình trạng vạt sau PT
Bảng 3.10: Tình trạng vạt sau PT

BÀN LUẬN

    Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ khe hở môi kèm theo khe hở vòm miệng ở nghiên cứu chúng tôi cao hơn so với các tác giả trong nước và nước ngoài, có thể do nghiên cứu của chúng tôi diễn ra trong thời gian ngắn, số lượng bệnh nhân ít, đối tượng là những trường hợp khe hở môi toàn bộ. Lúc đầu khi xây dựng kế hoạch nghiên cứu chúng tôi cố gắng tìm cách lượng hoá các tổn thương như đo độ rộng của khe hở, xác định mức độ biến dạng của cánh mũi (độ doãng rộng, độ xẹp, xoắn vặn), đo chênh lệch môi đỏ ở bờ trong và bờ ngoài khe hở..Tuy nhiên chúng tôi thấy thật khó đo đạc chính xác do tính chất phức tạp, đa dạng của tổn thương, việc xác định các mốc chuẩn còn gặp khó khăn và chúng tôi chưa tìm ra được các tiêu chí để đánh giá các biến dạng này một cách cụ thể. Chúng tôi nhận thấy những trường hợp khe hở môi kèm theo khe hở vòm miệng sụn cánh mũi bị doãng rộng, xoắn vặn làm biến dạng cánh mũi nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của sụn mũi.

    Theo Omar Gabriel (2005) tỷ lệ có cầu da ở bệnh nhân khe hở môi là 31,2%, tác giả nhận thấy rằng những trường hợp còn cầu da giúp ngăn chặn những biến dạng cánh mũi do hạn chế sự phát triển của khe hở cung hàm [53]. Nguyễn Chí Thanh (2003) cho kết quả Tốt là 96%, sở dĩ kết quả này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi là vì tác giả chỉ đánh giá về sự liên tục của cung Cupidon trong khi chúng tôi đánh giá cả hai tiêu chí là liên tục và cân đối với bên môi lành. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Chí Thanh (2007) Tốt là 61%, kết quả của chúng tôi thấp hơn có thể là do chúng tôi không cố gắng để đạt được sự đều đặn làn môi đỏ ngay từ lần mổ đầu tiên.

    Trong phương pháp Millard cải tiến này chúng tôi đã tận dụng tối đa tổ chức da ở bờ ngoài khe hở, đường rạch ở bờ ngoài ngay trên đường da niêm mạc, trong khi đó ở phương pháp Millard có chèn vạt tam giác hay các phương pháp mổ môi có chèn vạt ở bờ ngoài vào bờ trong thì chúng ta phải cắt đi một phần da ở bờ ngoài khe hở làm ngắn chiều dài môi. Nguyên nhân có thể do tác giả đánh giá trên những đối tượng sửa chữa biến dạng môi mũi sau phẫu thuật, các đối tượng này được phẫu thuật tại các tuyến, cơ sở khác nhau, theo nhiều phương pháp khác nhau do vậy có thể ảnh hưởng đến chất lượng sẹo sau phẫu thuật. Trong phương pháp mổ Millard cải tiến chúng tôi dùng vạt niêm mạc ở bờ ngoài khe hở xoay lên trên để tạo niêm mạc nền mũi ở phía trong, sau đó xoay vạt chữ C khâu đóng với vạt cánh mũi D tạo gờ nền mũi.

    Farmand (2002), Miyamoto (2007) nhận thấy rằng việc bóc tách sụn cánh mũi bên khe hở không ảnh hưởng đến sự phát triển của sụn về sau và việc khâu phục hồi sụn cánh mũi vào đúng vị trí giải phẫu giúp sụn cánh mũi phát triển một cách bình thường hơn [47], [49]. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm như sẹo sau mổ tự nhiên, nối được cơ vòng môi theo sinh lý..Tuy vậy vẫn còn một số nhược điểm như chưa bù được chiều cao da môi, sẹo sau mổ co kéo làm hếch cung Cupidon. Millard cũng đã cải tiến phương pháp của mình để hạn chế nhược điểm này bằng cách chèn một vạt tam giác nhỏ ở bờ ngoài vào bờ trong khe hở, tuy nhiên trong những trường hợp khe hở rộng thì việc chèn tam giác nhỏ này.

    Tổ chức niêm mạc ở hai bên bờ khe hở thường bị cắt bỏ, tuy nhiên trong phương pháp của chúng tôi đã tận dụng tốt hai vạt này đặc biệt trong những trường hợp khe hở môi kèm khe hở cung hàm và vòm miệng. Đường rạch ở chân cánh mũi: chúng tôi không rạch vòng qua rãnh mũi má mà chỉ đến điểm giao nhau giữa rãnh mũi má và rãnh nền mũi (điểm 11) đồng thời rạch đường giảm căng ở nghách tiền đình bờ ngoài khe hở môi. Giải phóng cơ vòng môi khỏi chổ bám vào chân cánh mũi, bóc tách tổ chức bên dưới chân cánh mũi tạo sự di chuyển thoải mái để khâu phục hồi cơ vòng môi, các vạt niêm mạc, da trước nền mũi.

    Bảng 4.1. So sánh phân bố giới tính với kết quả của một số tác giả khác
    Bảng 4.1. So sánh phân bố giới tính với kết quả của một số tác giả khác