Chất lượng công tác chính trị trong phòng, chống vi phạm kỷ luật quân đội ở các sư đoàn bộ binh Quân đội Nhân dân Việt Nam

MỤC LỤC

Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án

Trên cơ sở đó, chỉ ra những nhân tố tác động và đề xuất một số giải pháp kết hợp giáo dục, rèn luyện đạo đức và kỷ luật trong QĐND Việt Nam là: Tăng cường giáo dục, quán triệt cho các tổ chức, lực lượng nắm vững đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị nhằm nâng cao kết hợp giáo dục, rèn luyện đạo đức và kỷ luật; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với việc kết hợp giáo dục, rèn luyện đạo đức và kỷ luật trong quân đội; phát huy vai trò của các chủ thể, các lực lượng đối với việc kết hợp giáo dục, rèn luyện đạo đức và kỷ luật trong quân đội; bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ chính ủy, chính trị viên, cán bộ chỉ huy trong kết hợp giáo dục, rèn luyện đạo đức và kỷ luật trong quân đội hiện nay; đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp kết hợp giáo dục, rèn luyện đạo đức và kỷ luật trong quân đội; phát huy vai trò của môi trường văn hóa và bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động kết hợp giáo dục, rèn luyện đạo đức và kỷ luật trong quân đội hiện nay. Trong đó, nhấn mạnh tiến hành CTĐ, CTCT trong nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu sẽ góp phần đấu tranh với những nhận thức lệch lạc, sai trái trong thực hiện nhiệm vụ, giúp quân nhân có quyết tâm cao trong hoàn thành chức trách, nhiệm vụ, không vi phạm KLQĐ, quy định của đơn vị “Thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và có biện pháp giáo dục đối với những quân nhân có nhận thức lệch lạc, thoái hoá, biến chất, bớt xén thời gian huấn luyện và vật tư huấn luyện ảnh hưởng đến chất lượng công tác huấn luyện chiến đấu của đơn vị” [104, tr.48].

Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Dưới góc độ ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, tác giả chọn đề tài “Chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong phòng, chống vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước ở các sư đoàn bộ binh Quõn đội nhõn dõn Việt Nam hiện nay” nhằm gúp phần làm rừ những vấn đề lý luận và thực tiễn chất lượng CTĐ, CTCT trong phòng, chống vi phạm KLQĐ, PLNN ở các SĐBB QĐND Việt Nam; đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế; làm rừ nguyờn nhõn ưu điểm, hạn chế; xỏc định những vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong phòng, chống vi phạm KLQĐ, PLNN ở các SĐBB QĐND Việt Nam. Tập trung phòng, chống có hiệu quả mọi hành vi vi phạm KLQĐ, PLNN của quân nhân và các tổ chức, lực lượng trong SĐBB, như: đối với các đối tượng là cán bộ, sĩ quan, hạ sỹ quan, binh sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng tập trung phòng, chống kiên quyết không để xảy ra các hành vi vi phạm các quy định, quy chế huấn luyện; các hành vi tham ô, nhận hối lộ, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cho vay hoặc vay nặng lãi, vay nợ không khả năng trả nợ; vi phạm quy định về tham gia giao thông; tham gia đánh bạc, lô đề, cá độ; các vi phạm pháp lệnh về dân số kế hoạch hóa gia đình; uống rượu, bia trong giờ làm việc và uống rượu bia say; vi phạm quy chế, quy định ở địa phương nơi cư trú; quân phiệt; cố ý gây thương tích;.

Công tác đảng, công tác chính trị trong phòng, chống vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước ở các sư đoàn bộ binh Quân đội

Từ cách tiếp cận trên về CTĐ, CTCT, có thể quan niệm: Công tác đảng, công tác chính trị trong phòng, chống vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước ở các sư đoàn bộ binh là tổng thể các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng các cấp và sự tham gia của các lực lượng trong tiến hành, nhằm chủ động ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước, góp phần xây dựng SĐBB vững mạnh toàn diện “Mẫu mực tiêu biểu”, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Như, thường xuyên quán triệt, cập nhật các quan điểm, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương về tăng cường KLQĐ, PLNN; về xây dựng hệ thống pháp luật và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nội dung của Hiến pháp, các bộ luật, luật, nghị định, thông tư, quy định của Nhà nước, quân đội, đơn vị đến các tổ chức, lực lượng ở các SĐBB; chủ động rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng chương trình CTĐ, CTCT trong trong phòng, chống vi phạm KLQĐ, PLNN phù hợp đặc điểm cơ quan, đơn vị, đối tượng quân nhân; lựa chọn nội dung CTĐ, CTCT trong trong phòng,.

Quan niệm, những yếu tố quy định và tiêu chí đánh giá chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong phòng, chống vi phạm kỷ

Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung: tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức, hành vi chấp hành nghiêm KLQĐ, PLNN và xây dựng thói quen hành vi sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật; mức độ giáo dục, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, hiểu biết về KLQĐ, PLNN, điều lệnh, điều lệ, quy chế, quy định quân đội và của các cơ quan, đơn vị và mọi quân nhân; khả năng trong xây dựng và phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên, các cơ quan chức năng, các tổ chức quần chúng và Hội đồng quân nhân đối với việc chấp hành KLQĐ, PLNN của các cơ quan, đơn vị, từng quân nhân ở các SĐBB; khả năng xây dựng, phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân; mức độ phối, kết hợp với các đơn vị quân đội, công an trên địa bàn sư đoàn đóng quân và hoạt động; mức độ phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng và nhân dân địa phương địa bàn sư đoàn đóng quân và hoạt động trong giáo dục phòng, chống vi phạm KLQĐ, PLNN; mức độ phát huy vai trò của hậu phương gia đình quân nhân, khả năng xây dựng và phát huy vai trò của môi trường văn hóa pháp luật; khả năng đấu tranh với những tư tưởng và hành vi sai trái, những biểu hiện vi phạm KLQĐ, PLNN trong sư đoàn. Đánh giá theo tiêu chí này, cần tập trung vào xem xét mức độ chuyển biến về trách nhiệm, tình hình chấp hành chấp hành KLQĐ, PLNN, điều lệnh, điều lệ, quy chế, quy định quân đội và của các cơ quan, đơn vị của các tổ chức, lực lượng trong các SĐBB, cụ thể là: xem xét mức độ chuyển biến về trách nhiệm chấp hành KLQĐ, PLNN của các tổ chức, lực lượng; trình độ nắm kiến thức KLQĐ, PLNN, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy chế, quy định quân đội, của các cơ quan, đơn vị và mọi quân nhân; đánh giá ý chí quyết tâm, tinh thần khắc phục khó khăn, khả năng nắm và chấp hành nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, quyết định của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, kỷ luật, quy chế, quy định quân đội và của các tổ chức, lực lượng.

Thực trạng chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong phòng, chống vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước ở các sư

Từ nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025, nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hằng năm của các SĐBB, các báo cáo sơ kết, tổng kết CTĐ, CTCT; báo cáo sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và kết quả khảo sát thực tiễn ở các SĐBB, có thể khẳng định: Cấp uỷ, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp ở các SĐBB luôn coi trọng công tác giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vị trí, vai trò của CTĐ, CTCT, nhất là CTĐ, CTCT trong phòng, chống vi phạm KLQĐ, PLNN. Cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì các cấp luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá, mục tiêu, yêu cầu về xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật, pháp luật; triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết chuyên đề lãnh đạo nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật, pháp luật giai đoạn 2019-2025 bảo đảm phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ thực tế của các cơ quan, đơn vị.

Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong phòng, chống vi phạm kỷ

Đây là cơ sở, tiền đề cho các cấp ủy, chỉ huy, các cơ quan chức năng SĐBB quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, quyết định của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng Cục chính trị, kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn bảo đảm về chính sách đãi ngộ với quân nhân và hậu phương quân đội, qua đó làm cho quân nhân yên tâm, phấn khởi tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành, chấp hành nghiêm KLQĐ, PLNN. Giải quyết vấn đề này, đòi hỏi các chủ thể, lực lượng CTĐ, CTCT trong phòng, chống vi phạm KLQĐ, PLNN ở các SĐBB cần tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các nghị quyết của Đảng, nghị quyết của tổ chức đảng các cấp về xây dựng quân đội chính quy, về quản lý kỷ luật, xây dựng các cơ quan, đơn vị chính quy, thật sự “Mẫu mực, tiêu biểu”; thực hiện nghiêm các chỉ thị, quy định, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng Cục Chính trị về xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật, bảo đảm an toàn, phòng, chống vi phạm KLQĐ, PLNN, về CTĐ, CTCT trong các nhiệm vụ.

Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong phòng, chống vi phạm kỷ luật quân đội, pháp

Yêu cầu này đỏi hỏi, các cấp uỷ, chỉ huy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng các cấp ở các SĐBB phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức tiến hành CTĐ, CTCT liên tục, mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động, mọi khâu, mọi bước của hoạt động phòng chống vi phạm KLQĐ, PLNN; căn cứ vào tình hình thực tiễn, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị và từng cá nhân để xác định nội dung toàn diện, thiết thực, biện pháp phong phú, sinh động gắn sát với đặc điểm, nhiệm vụ xây dựng cơ quan, đơn vị VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu”, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Nội dung yêu cầu đòi hỏi, phải huy động sự tham gia của nhiều tổ chức, lực lượng để nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong phòng, chống vi phạm KLQĐ, PLNN ở các SĐBB, trước hết là vai trò của các cấp ủy trong ra nghị quyết, chủ trương lãnh đạo; vai trò quản lý, điều hành của chỉ huy các cấp; vai trò tham mưu, đề xuất, hướng dẫn, triển khai thực hiện, kiểm tra của các cơ quan chức năng, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; vai trò quán triệt, thực hiện của các tổ chức quần chúng, Hội đồng quân nhân và từng quân nhân; vai trò phối, kết hợp của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, các lực lượng vũ trang đóng quân, hoạt động trên địa bàn cùng với gia đình hậu phương quân đội.

Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong phòng, chống vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà

Trong điều kiện hiện nay, nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong phòng, chống vi phạm KLQĐ, PLNN ở các SĐBB, cần tập trung giáo dục, quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là Kết luận của Đảng về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo” [62, tr.57-205], về xây dựng hệ thống pháp luật, về xây dựng Quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại” [62, tr.57-205]… được nêu trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng. Vì vậy, cần làm tốt công tác bồi dưỡng, trang bị những kiến thức cần thiết về pháp luật, các quy phạm pháp luật về các lĩnh vực như: Luật Quốc phòng, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật giao thông đường bộ, Luật Hôn nhân và gia đình; các quy định của pháp luật về xử phạt hành chính… Trong quá trình bồi dưỡng, cần chú trọng bồi dưỡng những điểm mới, điểm sửa đổi, bổ sung để đội ngũ chính ủy, chính trị viên nắm, cập nhật được những kiến thức cơ bản của pháp luật, kỷ luật, đồng thời nắm vững sự phát triển của văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, quy định, làm cơ sở nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong phòng, chống vi phạm KLQĐ, PLNN.