Đánh giá và Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cá nhân tại chi nhánh BIDV Ba Đình

MỤC LỤC

KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ

    Đối với định giá tiền gửi, định giá theo phương pháp tổng hợp chi phí thu nhập, sử dụng chi phí cận biên để xác định lãi suất tiền gửi, thiết lập bảng giá đối với các nhóm khách hàng, đưa ra mức giá tiền gửi dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, định giá cho vay theo phương pháp tổng hợp chi phí. Đánh giá mức độ rủi ro cho từng đối tượng khách hàng, từng loại dịch vụ, tìm hiểu nhu cầu theo từng nhóm đối tượng khách hàng để thiết kế các sản phẩm dịch vụ thích hợp.Từ các căn cứ trên sẽ quyết định mức giá của sản phẩm. Sự phù hợp trên 3 khía cạnh : Sự phù hợp giữa tầm nhìn và mục tiêu của chiến lược kinh doanh với phát triển nguồn nhân lực, sự liên hệ tương tác giữa đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng với sự đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, sự phù hợp giữa các kế hoạch kinh doanh nhằm triển khai chiến lược với kế hoạch quản trị nguồn nhân lực chất lượng cao.

    Giải pháp hoàn thiện quy trình quản trị nguồn nhân lực chất lượng Đối với tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng: Việc tuyển dụng và lựa chọn cần theo đúng chiến lược phát triển nguồn nhân lực với sự phù hợp về quy mô cũng như cơ cấu. Nguyên tắc đánh giá nhân lực cần luôn đảm bảo nguyên tắc: công khai, chính xác, dân chủ và toàn diện, thiết kế sơ đồ tổ chức cho từng mảng kinh doanh và hoạt động trong ngân hàng hợp lý để phát huy tối đa được năng lực của từng nhân viên. Theo đó, quan trọng là tránh tối đa việc phân bổ không phù hợp giữa vị trí công việc với trình độ ứng viên, cũng như giữa nhu cầu làm việc tại các thành phố lớn của các ứng viên và nhu cầu sử dụng lao động trên toàn hệ thống các chi nhánh của ngân hàng.

    Tuy nhiên đa số các chi nhánh và phòng giao dịch tập trung tại trung tâm thành phố và khá gần nhau, bỏ qua một lượng lớn khách hàng ở các vùng khác, do đó các ngân hàng nên tiến hành rà soát và sắp xếp lại mạng lưới giao dịch một cách hợp lý để có thể khai thác hiệu quả thị trường tiềm năng, tránh tình trạng tập trung quá đông tại cùng một khu vực hoặc trung tâm thành phố lớn. Tùy vào tình hình hoạt động và tiềm lực cụ thể tại ngân hàng, việc xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm phù hợp đưa sản phẩm và hình ảnh của ngân hàng tới khách hàng, từ đó tạo dựng thương hiệu của ngân hàng, mang lại uy tín cho ngân hàng và tạo niềm tin cho khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và khiến khách hàng hài lòng. Việc này một mặt giúp ngân hàng tạo được hình ảnh tốt trong mắt khách hàng thông qua việc gửi lời tri ân đến khách hàng, một mặt tạo cơ hội tiếp xúc, lắng nghe những ý kiến đóng góp của khách hàng… Từ đó ngân hàng nhận biết được nhu cầu của khách hàng, những điểm đã đạt được cũng như những điểm còn hạn chế trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình, từ đó đưa ra các chính sách mới hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.

    + Ngân hàng nên có một số bài viết trên các báo về chuyên ngành ngân hàng, lĩnh vực kinh tế như Tạp chí ngân hàng, Tại chí Kinh tế và dự báo… cập nhật, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới, độc đáo của ngân hàng, về tình hình hoạt động trong năm của ngân hàng, các bài viết đưa ra hướng hoạt động và mục tiêu của ngân hàng qua các năm giúp khách hàng hiểu lợi ích mà ngân hàng đem lại…. Hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ mà bản thân ngân hàng đang cung cấp giúp cho nhân viên hiểu được trách nhiệm của mình trong công việc, mang lại hiệu quả cao hơn trong việc tư vấn, giới thiệu sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Hơn nữa, có thể kết hợp với các phương tiện truyền thông quảng bá rộng rãi để công tác khuyến mại phát huy hiệu quả cao, từ đó thu hút nhiều đối tượng tham gia hơn và nhiều khách hàng tiềm năng sẽ biết đến ngân hàng nhiều hơn.

    Các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng nếu có thể được nên bố trí sảnh làm việc rộng, thiết kế bàn quầy giao dịch đrp mắt, dễ giao tiếp giữa nhân viên và khách hàng, có ghế ngồi chờ cho khách hàng, có các ấn phẩm của ngân hàng chứa các thông tin về ngân hàng, sản phẩm dịch vụ hay chương trình hoạt động của ngân để khách hàng đọc trong lúc chờ, bố trí nước uống, kệ sách báo, máy đánh giày…. Thị trường hiện nay không những có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước mà còn có sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng nước ngoài, giữa các ngân hàng sự khác biệt về các sản phẩm dịch vụ không nhiều trong khi yêu cầu của khách hàng ngày càng cao. Chính vì vậy, ngân hàng không những quan tâm tới khâu bán hàng mà cần quan tâm chú trọng đến công tác chăm sóc khách hàng từ đó giữ chân khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới, khiến khách hàng hài lòng từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ.

    Đối với khách hàng VIP, khách hàng lớn, khách hàng truyền thống cần có chế độ riêng khi đến giao dịch như được đón tiếp ở phòng riêng dành cho khách hàng VIP, sang trọng có đầy đủ tiện nghi, phương tiện thông tin hiện đại, có nhân viên chuyên trách phụ trách chăm sóc khách hàng một cách bài bản và chuyên nghiệp cùng có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao và kỹ năng giao tiếp tốt, từ đó khiến khách hàng cảm thấy mình có một vị thế quan trọng khác với các khách hàng phổ thông. Ngoài phương pháp chăm sóc khách hàng trực tiếp, ngân hàng cũng cần có các phương pháp gián tiếp để chăm sóc thông qua các phương tiện thông tin để có thể thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, khiến khách hàng luôn cảm thấy hài lòng và được quan tâm chu đáo.