Hoàn thiện quản trị mua hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Phát triển máy xây dựng Việt Nam

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu

+ Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng quản trị mua hàng của công ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng Việt Nam từ các nhà cung cấp nội địa và nước ngoài nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty tại thị trường Việt Nam. + Nội dung nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu về hoạt động quản trị mua, bao gồm phân tích chiến lược mua, thực trạng của quản trị quy trình mua hàng và quản trị quan hệ nhà cung cấp tại công ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp cũng là nguồn tài liệu quan trọng để phân tích thực trạng về hoạt động quản trị mua hàng của công ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng Việt Nam trong chương 3 (mục 3.3) và dự báo xu hướng phát triển của thị trường thiết bị xây dựng trong chương 4 (mục 4.1). Các dữ liệu này được thu thập thông qua việc phỏng vấn các lãnh đạo cấp cao của công ty kết hợp với quá trình tham khảo ý kiến các nhân viên tại phòng nhập khẩu về thực trạng quản trị mua hàng tại công ty.

Kết cấu khóa luận

Trên cơ sở các thông tin thu thập được, tác giả tiến hành kiểm tra, phân loại dữ liệu theo các tiêu thức về tính chính xác của dữ liệu; tính thích hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài; và tính thời sự. - Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp cần thu thập và phân tích là các dữ liệu phản ánh thực trạng quản trị mua hàng tại công ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng Việt Nam.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ MUA HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP

Nội dung của quản trị mua hàng tại doanh nghiệp 1. Xây dựng chiến lược mua

Một số tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp bao gồm giá cả, điều khoản vận chuyển, thanh toán, thời gian giao hàng, dịch vụ đi kèm, các khoản chiết khấu, bảo hành,… Tùy thuộc vào đặc điểm hàng hóa, chiến lược của bên mua và sự tương quan quyền lực giữa 2 bên mà mức độ quan trọng của các tiêu chí sẽ có sự thay đổi nhất định. Về mục tiêu, quản trị quan hệ nhà cung cấp hướng đến xây dựng và duy trì mối quan hệ gắn bó, đáng tin cậy, cho phép chia sẻ lợi ích chung, kèm với mong muốn cả hai cùng học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau, xây dựng mối quan hệ lâu dài, ổn định, đảm bảo đầu vào cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu suất và khả năng đáp ứng của chuỗi cung ứng.

Hình 2.2: Sơ đồ phân tích điểm hòa vốn, căn cứ để ra quyết định mua hay tự làm  Nguồn: An Thị Thanh Nhàn và cộng sự (2017)  2.2.2.3 Quyết định phương thức mua
Hình 2.2: Sơ đồ phân tích điểm hòa vốn, căn cứ để ra quyết định mua hay tự làm Nguồn: An Thị Thanh Nhàn và cộng sự (2017) 2.2.2.3 Quyết định phương thức mua

Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị mua hàng tại doanh nghiệp 1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nhân viên mua hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản trị mua hàng bởi họ là người trực tiếp thực hiện hoạt động mua hàng từ việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp, thương lượng và đặt hàng kiểm tra và thanh toán, và cuối cùng là đánh giá nhà cung cấp. Nhờ sự phát triển của các trang thiết bị, công nghệ được ứng dụng trong quản lý hàng hóa, nếu doanh nghiệp áp dụng được vào hoạt động quản trị mua hàng thì có thể dễ dàng nắm bắt được tình trạng hàng hóa, hàng tồn kho để có thể tính toán cho dự định hoạt động mua hàng sắp tới.

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ MUA HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM

Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới hoạt động quản trị mua hàng của doanh nghiệp

Trong bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang dần trở thành trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng hàng đầu thế giới, Việt Nam có thể phát huy vị trí địa chiến lược - nằm ở trung tâm của sự chuyển dịch, qua đó thúc đẩy các dự án hợp tác có lợi cho ta trong nhiều lĩnh vực, bao gồm giao thông và xây dựng. Họ chủ yếu là doanh nghiệp B2B bao gồm các nhà thầu, doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp khai khoáng như tổng công ty Sông Đà (thường quan tâm máy xúc xe lu và các thiết bị làm đường khác), công ty xây dựng và địa ốc Hòa Bình (thường quan tâm các dòng máy cẩu bánh xích, máy ủi và các thiết bị phục vụ thi công nhà ở), Sumimoto (thường mua kèm các dịch vụ bảo trì máy tại doanh nghiệp),. Miếng bánh còn lại chia cho các doanh nghiệp kinh doanh các thiết bị thi công của các thương hiệu khác, hoặc thiết bị đã qua sử dụng với giá thành hợp lý như công ty CVMA Việt Nam, công ty máy xây dựng Hải Âu, công ty XCMG Việt Nam,…Trong đó, đối thủ đang cạnh tranh trực tiếp với VCM Group là CVMA Việt Nam, khi họ cũng đang tập trung nhập khẩu các dòng máy thi công đã qua sử dụng từ Nhật Bản, và Trung Quốc – vốn là nguồn hàng mà VCM đang tập trung khai thác.

Bảng 3.3: Cơ cấu nhân sự của công ty CP PTMXD Việt Nam năm 2024
Bảng 3.3: Cơ cấu nhân sự của công ty CP PTMXD Việt Nam năm 2024

Thực trạng về hoạt động quản trị mua hàng tại doanh nghiệp 1. Thực trạng về xây dựng chiến lược mua tại doanh nghiệp

Đối với các dòng máy có giá trị thấp thì được nhập chủ yếu tại một số nhà cung cấp tại Nhật Bản đã có đầy đủ giấy tờ kiểm định chất lượng, phương thức thanh toán thường được áp dụng là điện chuyển tiền (T/T) nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí ngân hàng. Là một công ty kinh doanh thương mại, nguồn hàng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của VCM Group, vậy nên việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa với giá cả, chi phí vận chuyển và ưu đãi thích hợp sẽ có ảnh hưởng rất lớn với giá thành sản phẩm bán ra cũng như là lợi nhuận công ty nhận được. Vậy nên, phương pháp dựa vào kinh nghiệm sẽ nhanh chóng, thuận tiện tiết kiệm được thời gian và chi phí nghiên cứu đánh giá, thế nhưng lại mang tính chủ quan, tỉ lệ chính xác không cao, có thể dẫn tới quyết định sai lầm sai lầm trong lựa chọn nhà cung cấp phù hợp.

Sau khi xác nhận hàng hóa được cung ứng phù hợp theo như thỏa thuận giữa hai bên, công ty sẽ hoàn thiện các chứng từ cần thiết để chuyển giao quyền sở hữu và tiến hành thanh toán hoặc ghi nhận công nợ theo quy định về phương thức thanh toán tại hợp đồng. Số lượng các nhà cung cấp trong nhóm này rất thấp, chủ yếu là các nhà cung cấp cung ứng các thiết bị ít phổ biến tại thị trường quốc tế nhưng lại có nhu cầu ổn định tại Việt Nam như xe lu, máy cắt bê tông cầm tay, máy xoa nền, máy phun vữa, máy cưa xích, cầu tháp,.

Bảng 3.5: Một số phụ tùng sử dụng chiến lược một nhà cung cấp
Bảng 3.5: Một số phụ tùng sử dụng chiến lược một nhà cung cấp

Đánh giá chung về hoạt động quản trị mua hàng tại doanh nghiệp 1. Thành công

- Thứ tư, hoạt động lựa chọn nhà cung cấp có yêu cầu về tiêu chí chất lượng mà các nhà cung cấp phải đáp ứng, tuy nhiên mọi cam kết chất lượng mới chỉ nằm trên giấy tờ hồ sơ, doanh nghiệp chưa có điều kiện qua trực tiếp cơ sở của nhà cung cấp kiểm tra và đánh giá để từ đó có quyết định đúng đắn. Chưa giữ được quan hệ với nhà cung cấp chiến lược tại nước ngoài, dẫn tới quy trình cung ứng còn thiếu tính đồng bộ, một số sản phẩm có nhu cầu ổn định chưa được mua với mức giá tốt, từ đó hạn chế việc gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. - Thứ nhất, công ty có đội ngũ nhân lực logistics trẻ, đầy tiềm năng nhưng do hạn chế trong chính sách đào tạo và đãi ngộ nhân lực, doanh nghiệp chưa tận dụng được triệt để năng lực và khả năng sáng tạo cá nhân trong việc tạo dựng ra các ý tưởng phù hợp cho việc cải thiện hoạt động mua hàng của doanh nghiệp.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ MUA HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT

    Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng khi các dự án cơ sở hạ tầng lớn vẫn hoạt động theo tiến độ nhằm cải thiện logistics trong nước như việc xây dựng đường cao tốc Bắc Nam nối Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng năng lực vận tải nội địa dọc theo hành lang kết nối các khu công nghiệp với trung tâm đô thị và biên giới với Trung Quốc. Không chỉ dừng lại ở mối quan hệ công việc, hai bên nên có những hoạt động giao lưu, chẳng hạn như tham gia vào các hoạt động của đối tác, thăm hỏi, biểu dương tại hội nghị, chúc mừng trong các sự kiện,… nhằm khích lệ nhà cung cấp về mặt tinh thần, từ đó phát triển mối quan hệ hợp tác ngày càng gắn kết. Qua quá trình được thực tập và làm việc tại công ty Cổ phần Phát triển Máy xây dựng Việt Nam - một trong những nhà phân phối thiết bị xây dựng nhập khẩu hàng đầu Việt Nam, tác giả đã có dịp tìm hiểu sâu hơn về thực tế hoạt động quản trị mua hàng của một doanh nghiệp kinh doanh thiết bị xây dựng.

    Bảng 4.1: Mục tiêu đô thị hóa nhằm đáp ứng chiến lược phát triển ngành xây dựng
    Bảng 4.1: Mục tiêu đô thị hóa nhằm đáp ứng chiến lược phát triển ngành xây dựng