MỤC LỤC
Luận án được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở và phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước, pháp luật và kinh tế; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam về đầu tư nước ngoài, về kinh tế thị trường, về hội nhập quốc tế, về thu hút đầu tư, về sở hữu và bảo vệ sở hữu của nhà đầu tư. Sử dụng ở chương 2 và chương 3 của luận án; (iii) Phương pháp thực chứng: Dựa trên những tư liệu thực tiễn để phân tích, đánh giá thực trạng về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài làm cơ sở để đối chứng, phân tích và đề xuất các giải pháp; (iv) Phương pháp tổng hợp, được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận án khi đánh giá thực trạng pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài nhằm rút ra những kiến nghị đề xuất; (v) Phương pháp liên ngành luật học, so sánh luật học để phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam với nước khác.
Từ đó kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; (ii) Phương pháp lịch sử: Được sử dụng để nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư hay doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
FDI góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị cạnh tranh và phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ mới, tạo điều kiện việc làm cho người dân và nâng cao chất lượng đời sống của người dân khu vực. Việc thu hút nguồn vốn FDI cũng sẽ nhận được sự chuyển giao công nghệ và tri thức tiên tiến từ các nước phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong nước.
Có thể khẳng định rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên và trực tiếp nghiên cứu một cách có hệ thống đề tài góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo quy định Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật còn tồn tại nhiều bất cập, cần được nghiên cứu để hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu của cơ quan quản lý và nhà đầu tư, cùng các bên liên quan khác.
Trong Luật Đầu tư nước ngoài của nước Cộng Hòa Montenegro được WTO đăng tải:3 “Nhà đầu tư nước ngoài, theo thuật ngữ của luật này, là:- pháp nhân nước ngoài có trụ sở chính ở nước ngoài;- công dân nước ngoài; - Công dân Nam Tư có thời gian cư trú hoặc lưu trú ở nước ngoài trên 1 năm; - công ty có trên 25% vốn nước ngoài và - công ty do người nước ngoài thành lập/thành lập tại Cộng hòa.”; Theo Luật liên bang về đầu tư nước ngoài 1999 của Nga4, nhà đầu tư nước ngoài được định nghĩa “là pháp nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự được xác định theo pháp luật của quốc gia nơi tổ chức đó được thành lập và được pháp luật của quốc gia đó cho phép đầu tư vào lãnh thổ Liên bang Nga; tổ chức nước ngoài không phải là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự được xác định theo pháp luật của quốc gia nơi tổ chức đó được thành lập và theo pháp luật của quốc gia được đề cập có quyền đầu tư vào lãnh thổ Liên bang Nga;. Việc đảm bảo nguyên tắc bình đẳng sẽ giúp thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa nhà đầu tư nước ngoài và khối các nhà đầu tư trong nước, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh đầu tư, thúc đẩy việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, và nước tiếp nhận đầu tư cũng sẽ đón nhận được những chuyển giao công nghệ tiên tiến, giúp phát triển kinh tế toàn diện; (2) Nguyên tắc đối xử quốc gia: đây là nguyên tắc bảo đảm cho nhà đầu tư nước ngoài được hưởng sự đối xử không phân biệt đối xử so với nhà đầu tư trong nước hay bất kỳ quốc gia nào khác, điều này cho thấy thiện chí của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết hội nhập quốc tế, cũng sẽ giúp các phản hồi về nhu cầu góp vốn đầu tư cao hơn, gia tăng giá trị kinh tế cho Việt Nam.
Có thể chia thành hai nhóm chủ thể như sau: (i) Chủ thể góp vốn là cá nhân: Cá nhân là chủ thể đầu tư tham gia vào giao dịch góp vốn sang một quốc gia khác, phải đáp ứng được năng lực pháp luật và năng lực hành vi đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư, thể hiện nổi bật ở một số đặc điểm sau: Có tư cách pháp lý; có năng lực hành vi; có năng lực tài chính, tuỳ theo mỗi quốc gia khác nhau mà có các yêu cầu, quy định về chứng minh tài chính khác nhau để đảm bảo khả năng góp vốn đầu tư ra nước ngoài của họ; (ii) Chủ thể góp vốn là tổ chức, pháp nhân: Điều kiện về chủ thể là pháp nhân góp vốn đầu tư nước ngoài ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có quy định khác nhau. Tuy nhiên, điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân các nước sẽ thông qua một số đặc điểm cơ bản sau: Có tư cách pháp lý, tư cách pháp lý này được xác định bởi các quy định và luật pháp của quốc gia mà pháp nhân nước ngoài muốn đầu tư vào, pháp nhân nước ngoài phải đăng ký với cơ quan quản lý và nhận được giấy phép hoạt động phù hợp để thực hiện góp vốn và hoạt động kinh doanh tại quốc gia nhận đầu tư; có năng lực tài chính, năng lực tài chính có thể thông qua kết quả kinh doanh hàng năm, báo cáo tài chính có lãi hay số dư tài khoản ngân hàng…; đại diện pháp lý của chủ thể là pháp nhân: nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, pháp nhân thường cần uỷ quyền cho một đại diện pháp lý hoặc đại diện tham gia quản lý công ty để thực hiện các quyết định liên qfuan đến đầu tư và hoạt động kinh doanh của dự án tại nước ngoài.
Tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư:“Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện (nếu có) sau đây:. a) Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;. b) Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;. d) Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;. đ) Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;. e) Các điều kiện khác theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư có quy định không cho phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.”. Tuy nhiên, việc góp vốn bằng tiền mặt cần phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và nguồn vốn đầu tư, cụ thể như sau: (i) Tiền mặt góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện góp vốn vào Việt Nam phải được chuyển đổi thành đồng Việt Nam, hoặc ngoại tệ nào mà Ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp nhận, và phải được nộp vào tài khoản vốn của doanh nghiệp nhận vốn góp; (ii) Việc chuyển vốn đầu tư sang Việt Nam phải thông qua một tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, tiền đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được chuyển vào tài khoản vốn của doanh nghiệp nhận vốn góp mở tại tổ chức tín dụng đó [97]; (iii) Trong trường hợp nhà đầu tư muốn chuyển lợi nhuận, lợi tức hay các khoản thu được từ hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ các quy định hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, thuế của doanh nghiệp tại Việt Nam, và các quy định về quản lý ngoại hối của pháp luật Việt Nam; (2) Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất: Quy định pháp luật Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn vào một dự án đầu tư bằng cách sử dụng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để thực hiện nghĩa vụ góp vốn.
Điều này dẫn đến nhiều sai sót, vi phạm pháp luật trong quá trình đầu tư, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân và cộng đồng.; (iii) Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức liên quan đến hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài còn chưa hiệu quả, cụ thể: thiếu sự thống nhất trong việc quản lý: việc quản lý hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài hiện nay do nhiều cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức khác nhau thực hiện, dẫn đến sự chồng chéo, thiếu thống nhất trong quy trình thủ tục, gây khó khăn cho nhà đầu tư; thiếu thông tin chia sẻ: giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức liên quan còn thiếu sự chia sẻ thông tin về hoạt động góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến việc xử lý hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính chậm trễ, gây phiền hà cho nhà đầu tư; thiếu sự phối hợp trong giải quyết vướng mắc: khi nhà đầu tư gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục góp vốn, việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức liên quan để giải quyết còn chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng "đùn đẩy trách nhiệm", kéo dài thời gian giải quyết; (iv) Thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà và thiếu minh bạch: Đây vẫn là một trở ngại lớn cho các nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động góp vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Để cải thiện tình hình này, các cơ quan quản lý cần tăng cường năng lực chuyên môn, tăng cường sự minh bạch và tạo ra các chính sách ổn định, nhất quán và thúc đẩy đầu tư bền vững, đồng thời phải có sự kiểm tra và giám sát hiệu quả để đảm bảo việc thực hiện các quy định đầu tư được tuân thủ đúng và kịp thời; (iii) Hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện với các bất cập của quy định pháp luật về góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.: Nếu các quy định phỏp luật khụng rừ ràng hoặc khú tiếp cận, nhà đầu tư cú thể gặp khú khăn trong việc hiểu và tuân thủ các quy định này khi thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Chính phủ cần tập trung vào một số vấn đề sau: (i) Hoàn thiện quy định về bảo hộ trong nước: mục tiêu này phải đảm bảo được việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với hệ thống doanh nghiệp trong nước; bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần có đủ khả năng và năng lực kiểm soát và giám sát quá trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo các nhà đầu tư tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của quy định pháp luật; (ii) Hoàn thiện các quy định liên quan đến an ninh quốc phòng: các hoạt động cần phải được kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo không có hoạt động gian lận, lợi dụng mục đích đầu tư để xâm phạm an ninh quốc gia, các cơ quan quản lý cần nắm bắt đầy đủ thông tin để đánh giá rủi ro và các tác động của hoạt động góp vốn với an ninh quốc phòng; (iii) Hoàn thiện các quy định liên quan đến bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và quốc tế; (iv) Bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan. Một số loại tài sản có giá trị trong tương lai thường gặp ngày nay như: (1) Các dự án đầu tư mới hoặc mở rộng trong các lĩnh vực như công nghiệp, năng lượng tái tạo, phát triển đô thị, hạ tầng giao thông hay công nghệ thông tin…; (2) Doanh thu và lợi nhuận trong tương lai có tiềm năng tăng trưởng; (3) Bằng sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ, các sản phẩm sáng tạo khác…; (4) Quỹ đất và bất động sản có tiềm năng phát triển và tăng gia trong tương lai; (5) Công nghệ tiên tiến và nghiên cứu phát triển mới…Mặc dù tài sản có giá trị trong tương lai có nhiều ưu điểm và phù hợp với xu thế phát triển kinh tế giai đoạn hiện nay, tuy nhiên, nó cũng tiềm tàng nhiều hạn chế và rủi ro, yêu cầu các nhà làm luật cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo và đảm bảo phủ hết các khả năng có thể xảy ra khi áp dụng loại tài sản này như một tài sản góp vốn đầu tư.