Phân tích cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng thương mại

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Từ năm 2005 đến năm 2008, VietinBank đã chuyển sang cơ chế quản lý vốn phân tán với lãi điều chuyển một giá (thống nhất cho toàn bộ hệ thống) nhằm khuyến khích các Chi nhánh huy động nguồn vốn giá rẻ, giảm thấp chi phí đầu vào và tăng hiệu quả kinh doanh. + Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy định về cơ chế quản lý vốn tập trung áp dụng trong toàn hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam phù hợp với tình hình thị trường, định hướng kinh doanh của NHTMCP Công thương Việt Nam và hướng tới thông lệ quốc tế. + Làm đầu mối phối hợp với các phòng khách hàng, phòng Kinh doanh dịch vụ, Phòng Định chế Tài chính, Sở giao dịch, phòng Chế độ Tín dụng đầu tư, phòng quản lý và hỗ trợ INCAS và các phòng ban liên quan nghiên cứu đề xuất trình Tổng giám đốc xem xét trình HĐQT để quyết định phương pháp tính giá điều chuyển vốn nội bộ - FTP và phương pháp điều chỉnh giá điểu chuyển vốn nội bộ cho từng sản phẩm cụ thể phù hợp với từng thời kỳ.

- Phương pháp định giá điều chuyển vốn phân theo kỳ hạn (multiple pool method): Phương pháp này phân loại các giao dịch vốn theo một số kỳ hạn nhất định (ví dụ 1 tháng, 2 tháng)..và tập trung tất cả các giao dịch vốn có cùng kỳ hạn vào một nhóm (pool method) và áp dụng giá điều chuyển vốn cho tổng số dư của kỳ hạn đó, không tính đến các tính chất khác nhau của các giao dịch như sản phẩm, khách hàng…. - Phương pháp định giá điều chuyển vốn khớp kỳ hạn đến cấp giao dịch (matched maturity method): Nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngày càng phát triển nhiều với các sản phẩm huy động vốn và tín dụng đa dạng, phương pháp định giá điều chuyển vốn này phát triển lên một bước hiện đại hơn là mua bán vốn khớp theo tính chất giao dịch của các Chi nhánh. Đối với những khoản mục đặc biệt (cho vay theo kế hoạch Nhà nước, cho vay theo cam kết của Thống đốc…): lãi suất thực hiện với khách hàng được thực hiện theo chỉ đạo của Hội sở chính, Chi nhánh có thể được hưởng phí hoặc cấp bù lãi suất khi mua bán vốn với Hội sở.

Cùng với hoạt động tập trung hóa, kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất tại Hội sở chính, vào năm 2012, VietinBank đã tiếp tục nghiên cứu và xây dựng thành công hệ thống Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALM) nhằm phân tích và dự báo dòng tiền, đưa ra các kịch bản về rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất, giúp công tác quản lý rủi ro thanh khoản và lãi suất đạt tiêu chuẩn Basel II. + Đẩy mạng việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân tùy theo địa bàn bao gồm: Tài trợ dự án, cho vay đồng tài trợ, cấp vốn cho các doanh nghiệp mượn quyền kinh doanh (franchisee), cho vay doanh nghiệp nhà nước, tài trợ nhập khẩu máy móc thiết bị…. Tại thị trường trong nước, bên cạnh phân khúc thị trường hiện tại là các tập đoàn, tổng công ty và các doanh nghiệp lớn, VietinBank có thể phát triển thị trường sang phân khúc thị trường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân và ngân hàng bán lẻ.

Đồng thời, trong điều kiện kinh doanh tín dụng của Ngân hàng thương mại tuân theo quy luật lãi suất huy động nhỏ hơn lãi suất cho vay và không có đột biến thị trường thì Chi nhánh có quy mô nguồn vốn lớn luôn có lợi thế kinh doanh vốn FTP bởi lẽ: lãi suất huy động bình quân tại Chi nhánh (∑I bình quân) < Lãi suất bình0bi. + Quản trị tốt cơ cấu dư nợ có sinh lời trong từng thời kỳ theo tín hiệu lãi suất FTP như: điều chỉnh cơ cấu cho vay ngắn, trung dài hạn tùy theo trạng thái thanh khoản nguồn vốn ngắn – trung và dài hạn của VietinBank trong từng thời kỳ; rút ngắn tần suất điều chỉnh lãi suất khi lãi suất đang có xu hướng tăng và ngược lại; tăng cường các sản phẩm tín dụng tiêu dùng có lãi suất cá biệt cao; hạn chế các khoản nợ không sinh lời, nợ quá hạn.

CÁC KIẾN NGHỊ

- Cán bộ tác nghiệp điều chuyển vốn tại các Chi nhánh cũng cần nâng cao nhận thức về rủi ro tác nghiệp, luôn cẩn thận trọng khi vận hành hệ thống phần mềm điều chuyển vốn nội bộ, và tích cực đề xuất, tư vấn cho lãnh đạo Chi nhánh các chiến lược điều chuyển vốn mang lại lợi nhuận cao. Hiện nay, ở lĩnh vực ngân hàng vẫn còn khá nhiều bất cập, bất ổn trong thực thi các quy định pháp luật về đăng ký thành lập hoạt động ngân hàng, tiến độ tăng vốn điều lệ, thanh sát giám sát rủi ro hệ thống, quản trị nhân lực, trình độ năng lực công nghệ ngân hàng tối thiểu…Quá trình hoàn thiện thể chế nên được xem xét kỹ trên cả 3 mặt: đánh giá đúng thực trạng, định hướng sửa đổi, bổ sụng; cập nhập mức độ thích nghi trong hoàn cảnh mới và đưa ra giải pháp then chốt nhằm nâng cao hiệu lực thực thi. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cần đề ra những chính sách hỗ trợ khuyến khích một cách hợp lý để các Tổ chức Tài chính trong nước mạnh dạn mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài và tận dụng được nguồn vốn, công nghệ từ các nước và các tổ chức quốc tế, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là đào tạo, phổ.

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện Luật Ngân hàng nhà nước, luật các Tổ chức tín dụng, cụ thể cần tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi một số quy định, chính sách và văn bản cho phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, mà trước hết là thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, các cam kết cải cách và mở cửa thị trường sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngân hàng Nhà nước với vai trò là cơ quan chủ quản, quản lý hoạt động của các Tổ chức tín dụng cần xây dựng một cơ chế phối hợp với các Bộ, ngành trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất hay chính sách đầu tư công …Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cần thường xuyên phối hợp với các cơ quan hữu quan đệ trình Chính phủ, Quốc hội sửa đổi và ban hành các chính sách liên quan đến giao dịch điện tử như chứng từ điện tử, chữ ký điện tử, bảo mật, an toàn, xác nhận chữ ký điện tử…để có cơ sở triển khai các dịch vụ mới, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng Công nghệ ngân hàng hiện đại. Bênh cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần hạn chế sự bảo hộ, ưu tiên của Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng nhằm tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, nâng cao sức cạnh tranh của các Ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế và tự do hóa thương mại.

Những biến động về kinh tế ngày càng có xu hướng diễn ra thường xuyên và khó dự báo, chính vì vậy, hoạt động điều hành các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt, chủ động hơn đồng thời cũng cần bảm đảo tính chính xác và công khai, tránh sự lúng túng bị động trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Do vậy, Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục đầu tư để hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử này để giúp cho các Ngân hàng thương mại giảm được thời gian thanh toán vốn góp phần gia tăng hệ số tạo tiền, tăng vốn khả dụng cho Ngân hàng thương mại và phát triển các sản phẩm dịch vụ của hệ thống Ngân hàng. Khóa luận đồng thời cũng đã đề ra các giải pháp đối với Hội sở và các Chi nhánh của VietinBank để hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung và các khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước để tăng hiệu quả các chính sách điều hành thị trường Tài chính, tiền tệ và phát triển hoạt động của hệ thống Ngân hàng.