MỤC LỤC
SVTH: Trần Nguyễn Linh Tâm 20 Bệnh phẩm là máu, mủ (gồm mủ vết thương, mủ phỏng, dịch ổ bụng, dịch màng phổi, đầu Catheter,…) bệnh phẩm đường hô hấp (đầu nội khí quản, đàm, dịch hút khí quản-NTA, dịch hút nội khí quản-ETA) từ các khoa lâm sàng được gửi xuống khoa Vi sinh. Dùng khuyên cấy định lượng 0,001 ml (1μl), bằng kỹ thuật vô trùng, đưa theo phương thẳng đứng 900 vào lọ chứa nước tiểu để đảm bảo đủ lượng nước tiểu trên vòng khuyên cấy. ✔ Đối với mẫu đàm, mủ, máu thì cấy vào môi trường BA, MC theo đường cấy 3 chiều và sau mỗi đường cấy sử dụng Staphylococcus aureus để vạch 1 đường thẳng vuông góc 900 với 3 đường cấy ria 3 chiều bên trên ( khảo sát hiện tượng vệ tinh “satellite”) trên hộp thạch BA.
✔ Đối với dịch não tủy thì cấy vào môi trường BA và CA theo đường cấy 3 chiều và sau mỗi đường cấy sử dụng Staphylococcus aureus để vạch 1 đường thẳng vuông góc 900 với 3 đường cấy ria 3 chiều bên trên ( khảo sát hiện tượng vệ tinh “ satellite”) trên hộp thạch BA. - Nếu vi khuẩn mọc cần tiến hành xác định có phải là tạp nhiễm hay không, nếu không thì tiếp tục định danh bất kỳ vi khuẩn gây bệnh nào phân lập được. SVTH: Trần Nguyễn Linh Tâm 23 - Quan sát đại thể và khảo sát vi thể : Nhuộm Gram dựa vào thang điểm Barlett và chỉ áp dụng đối với mẫu đàm, dịch hút khí quản-NTA, dịch hút nội khí quản-ETA.
- Dùng các thử nghiệm sinh hóa: oxidase, decarboxylase, di động, KIA, Urea/Indol, Citrate, Nitrate hoặc định danh vi khuẩn bằng hệ thống định danh và kháng sinh đồ tự động VITEK-2. - Nếu là lứa cấy trên môi trường đặc: Dùng khuyên cấy khuẩn chấm trên 1 nhóm vi khuẩn riêng lẻ, làm huyền trọc trong 1 giọt nước muối trên kính, xong trải. - Phương pháp định danh vi sinh vật: Dùng phương pháp đo màu để nhận biết các tính chất sinh vật hoá học của vi sinh vật thông qua sự thay đổi màu của các giếng môi trường có sẵn trong card.
- Phương pháp làm kháng sinh đồ: dùng phương pháp đo MIC (nồng độ ức chế tối thiểu), đo độ đục để theo dừi sự phỏt triển của vi sinh vật trong cỏc giếng của card. - Hai phương pháp được thực hiện theo nguyên lý sự suy giảm cường độ sỏng:hệ thống quang học sử dụng ỏnh sỏng nhỡn thấy để theo dừi trực tiếp sự phỏt triển của vi sinh vật thông qua việc đo cường độ ánh sáng bị chặn lại (hay sự suy giảm cường độ ánh sáng) khi ánh sáng đi qua giếng. Trong quá trình ủ, kháng sinh từ đĩa giấy khuếch tán ra môi trường thạch và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nhờ vậy tạo thành vòng không có vi khuẩn mọc (gọi là vòng vô khuẩn) xung quanh đĩa kháng sinh.
Đo đường kính vòng vô khuẩn này và so với tiêu chuẩn đánh giá vòng vô khuẩn để biện luận là vi khuẩn kháng, nhạy, hay trung gian đối với kháng sinh thử nghiệm (CLSI, 2013). SVTH: Trần Nguyễn Linh Tâm 29 Chuẩn bị huyền dịch vi khuẩn: Từ những vi khuẩn được phân lập và làm thuần, chọn 3 - 5 khóm vi khuẩn giống nhau và tách rời pha vào nước muối sinh lý 0,85 %. Sau thời gian ủ, nếu mặt thạch được trải vi khuẩn đúng cách và mầm cấy đúng độ đục chuẩn, vi khuẩn mọc thành những khóm mịn tiếp hợp nhau và vòng vô khuẩn là một vòng tròn đồng nhất.
Dựa vào kết quả đo được, so sánh với các bảng biện luận đường kính vòng vô khuẩn thích hợp cho vi khuẩn đang làm thử nghiệm theo tiêu chuẩn CLSI 2013. Trên hộp thạch MHA, đặt 6 đĩa kháng sinh theo thứ tự như sau: Aztreonam 30àg (ATM) ở giữa hộp thạch; đặt hai cặp đĩa khỏng sinh Ceftazidime 30àg (CAZ) và Ceftazidime/Clavulanic acid 30/10àg (CCAZ); Cefotaxime 30àg (CTX) và Cefotaxime/Clavulanic acid 30/10àg (CCTX) nằm gần nhau theo cặp lờn mặt thạch MHA đó trải đầy vi khuẩn như hỡnh 2.3.
SVTH: Trần Nguyễn Linh Tâm 34 Từ 3779 mẫu bệnh phẩm, phân lập được 462 chủng Klebsiella pneumoniae, trong đó có 262 chủng Klebsiella pneumoniae được phân lập từ bệnh nhân nam và 200 chủng Klebsiella pneumoniae được phân lập từ bệnh nhân nữ. Sự chênh lệch này chưa thể kết luận rằng nhiễm Klebsiella pneumoniae ở nam cao hơn nữ mà chỉ có thể phản ánh đặc điểm bệnh nhân và mô hình bệnh tật tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Tỷ lệ mắc bệnh giảm dần theo lứa tuổi, càng lớn tỷ lệ mắc bệnh của trẻ bị nhiễm khuẩn do Klebsiella pneumoniae càng giảm.
Càng lớn thì sức đề kháng của cơ thể trẻ càng phát triển điều này góp phần lý giải sự giảm của tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi. Theo bảng và biểu đồ 3.4 tỷ lệ phân bố của vi khuẩn Klebsiella pneumoniae theo từng khoa cú sự khỏc nhau rừ rệt. Từ đó có thể nói trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, dễ nhiễm khuẩn từ các nhiễm trùng bệnh viện và gây ra các bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,.
Trong bệnh viện nhi đồng 1 và bệnh viện nhi đồng 2 đang có dấu hiệu nhiễm trùng bệnh viện nghiêm trọng nhất cần phải chú ý là kiểm soát vấn đề trên. Phân tích kết quả kháng kháng sinh của 462 chủng thực hiện kháng sinh đồ cho thấy Klebsiella pneumoniae có mức đề kháng kháng sinh với hầu hết các loại kháng sinh. Tỷ lệ vi khuẩn Klebsiella pneumoniae tiết men β - lactam khá cao (54,80%) chiếm trên một nữa trong tổng số 462 mẫu phân lập được.
Với phương pháp thử nghiệm sàng lọc đĩa đôi thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL là khá cao chiếm 54,80%. Điều này chứng tỏ việc lạm dụng các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporins thế hệ thứ ba là một trong những lí do làm xuất hiện nhiều chủng Klebsiella pneumoniae có khả năng sinh β - lactamase phổ rộng. Từ bảng 3.7 suy ra Klebsiella pneumoniae sinh ESBL nhiều nhất từ bệnh phẩm dịch hút khí quản (NTA, ETA) chiếm 326/462 mẫu bệnh phẩm được phân lập được và có tỷ lệ ESBL dương tính trên 52%.
Điều này cho thấy vi khuẩn Klebsiella pneumoniae được phân lập chủ yếu từ nguồn bệnh dịch hút khí quản (NTA, ETA) và có tỷ lệ sinh ESBL cao nhất. Hiện tượng ESBL dương tính ngày càng phát triển mạnh, các vi khuẩn mang men ESBL dễ dàng lây lan từ người này sang người khác, từ các dụng cụ y tế sang. SVTH: Trần Nguyễn Linh Tâm 44 các bệnh nhân,… Nếu vi khuẩn mang men này không được kiểm soát chặt chẽ và không ngăn chặn sự lây lan thì sự bùng phát của tình hình đề kháng kháng sinh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và trở thành cơn khủng hoảng của ngành y tế.