Quản lý đánh giá kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên ở Trường Trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

MỤC LỤC

Lý do lựa chọn đề tài

Trong thời gian qua, hoạt động đánh giá và quản lý đánh giá KQHT môn KHTN ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa theo CTGDPT 2018 bên cạnh những ưu điểm, thành công thì vẫn còn nảy sinh những khó khăn, hạn chế, như: hoạt động đánh giá vẫn tập trung vào kiến thức trong các bài học ở sách giáo khoa, chưa chú trọng đến vận dụng kiến thức, kỹ năng được trang bị vào giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống;. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và từ thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của bản thân ở trường THCS, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý đánh giá kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục.

Mục đích nghiên cứu

Trong những năm qua, vấn đề đánh giá và quản lý đánh giá KQHT của HS nói chung đánh giá và quản lý đánh giá KQHT môn KHTN của học sinh nói riêng đã thu hút được nhiều nhà quản lý giáo dục, nhà khoa học nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau, tạo ra sự phong phú, đa dạng về nội dung, cách thức nghiên cứu. Từ lĩnh vực quản lý giáo dục để nghiên cứu về đánh giá KQHT và quản lý đánh giá KQHT gắn với một môn học cụ thể của HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa thì có thể khẳng định đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Tiến hành khảo sát 35 CBQL, chuyên viên Phòng GD&ĐT; 85 GV dạy môn KHTN của 10 Trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Hiệu trưởng ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa là chủ thể trực tiếp quản lý.

Phương pháp nghiên cứu

Phân tích định lượng và định tính của kết quả điều tra xã hội học. Sử dụng bảng tính Excel để xử lý, tính toán số liệu thu được sau khi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi của đề tài và vẽ các biểu đồ.

Cấu trúc của luận văn

Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1. Quản lý, quản lý giáo dục

Một số đặc trưng cơ bản của đánh giá vì sự tiến bộ học tập là: Diễn ra trong suốt quá trình dạy học, mang tính tương tác giữa GV và người học, người học với người học; nhận ra và đáp ứng các nhu cầu học tập của người học và của nhóm người học; sử dụng các chiến lược giảng dạy cá biệt hóa và tạo cơ hội học tập giúp người học tiến bộ trong học tập; cung cấp phản hồi về hoạt động học cho người học; sử dụng đánh giá để tăng động cơ và quyết tâm học. Trên cơ sở lý luận về quản lý kết hợp với lý luận về đánh giá KQHT của HS, chúng tôi thống nhất quan niệm: Quản lý đánh giá KQHT môn KHTN ở trường THCS theo CTGDPT 2018 là quá trình tác động có tổ chức, có kế hoạch, có mục đích, liên tục và trực tiếp của chủ thể quản lý đối với toàn bộ quá trình đánh giá KQHT môn KHTN ở trường THCS theo CTGDPT, đảm bảo cho hoạt động đánh giá đạt mục đích đặt ra.

Đánh giá kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HS theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn KHTN, hoạt động giáo dục được quy định trong CTGDPT và sự hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung, năng lực đặc thù của HS. Đối với môn KHTN thì các điều kiện, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc học và đánh giá KQHT môn KHTN ở trường THCS rất đa dạng, như: Các thiết bị dùng để trình diễn, chứng minh (bộ tranh, ảnh, hình vẽ; bảng quy định các quy tắc an toàn; bộ tranh, học liệu điện tử; tranh về sinh vật và môi trường; học liệu điện tử); các thiết bị, mẫu vật, hoá chất dùng để thực hành; phòng học bộ môn.

Quản lý đánh giá kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Hiệu trưởng nhà trường tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện đúng kế hoạch, chế độ kiểm tra, chế độ cho điểm; tổ chức chấm bài và trả bài đúng hạn, có nhận xét cụ thể đối với những môn đánh giá bằng định tính (nhận xét); chỉ đạo GV vận dụng đúng tiêu chuẩn cho điểm bằng định lượng (cho điểm); báo cáo đánh giá KQHT môn KHTN ở trường THCS theo quy định và lưu trữ kết quả vào sổ điểm để sử dụng cho việc tổng kết, phân loại, đánh giá cuối kỳ và cuối năm. Tích cực đổi mới quản trị hoạt động dạy học; tổ chức GV sử dụng những phương pháp dạy học, giáo dục phù hợp với HS; hỗ trợ, hướng dẫn CBQL, GV trong trường về quản trị hoạt động dạy học, giáo dục HS; sử dụng GV, nhân viên đúng chuyên môn, nghiệp vụ; đánh giá đúng năng lực CBQL, GV, tạo động lực và tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp, năng lực quản lý cho CBQL, GV.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục

HS là chủ thể của hoạt động học để phát triển năng lực của bản thân; cho nên, nếu HS có tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tiếp thu nhanh thì GV sẽ dễ dàng trong việc triển khai các hoạt động dạy học để HS tiếp thu kiến thức, hình thành năng lực, phẩm chất và ngược lại, nếu HS không tích cực, chủ động sẽ gây khó khăn cho hoạt động dạy học của GV. Nếu hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đánh giá KQHT đầy đủ, hiện đại sẽ giúp cho việc quản lý hoạt động đánh giá được diễn ra với độ chính xác cao, giúp CBQL tiết kiệm thời gian để phục vụ cho các nhiệm vụ quản lý khác ở nhà trường, giúp cho GV có thời gian để nghiên cứu sâu về chuyên môn, tìm tòi các phương pháp, hình thức đánh giá phù hợp.

Khái quát tình hình kinh tế, văn hóa và giáo dục huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện đổi tên trường THCS Nhữ Bá Sỹ - thị trấn Bút Sơn thành trường THCS Nhữ Bá Sỹ - huyện Hoằng Hóa; sáp nhập các trường: THCS Hoằng Khánh, THCS Hoằng Xuân thành trường THCS Hoằng Xuân, THCS Hoằng Khê và THCS Hoằng Xuyên thành trường THCS Hoằng Xuyên, THCS Hoằng Vinh và THCS Hoằng Phúc thành trường THCS thị trấn Bút Sơn; ghép trường THCS Hoằng Lương và trường Tiểu học Hoằng Lương thành trường TH&THCS Hoằng Sơn 2, trường THCS và Tiểu học trên địa bàn xã Hoằng Đồng thành trường TH&THCS Hoằng Đồng… Bên cạnh đó, việc học tập và làm theo tấm. Từ bảng số liệu này cho thấy, độ tuổi trung bình của đội ngũ GV huyện Hoằng Hóa chủ yếu là từ 41-50 tuổi, đây là giai đoạn mà GV có độ chín về chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, song cũng có những khó khăn nhất định khi GV tiếp cận với các phương pháp dạy học hiện đại, phương pháp đánh giá KQHT của HS, nhất là các phương pháp có sử dụng công nghệ thông tin.

Bảng 2.1. Tổng hợp số HS, CBQL, GV THCS huyện Hoằng Hóa,   tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.1. Tổng hợp số HS, CBQL, GV THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Khái quát về khảo sát thực trạng 1. Mục đích khảo sát

Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, tri thức mới được bổ sung, yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục, đào tạo nói chung và đánh giá KQHT của HS nói riêng đòi hỏi đội ngũ GV nói chung, GV giảng dạy các môn KHTN nói riêng phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Địa bàn khảo sát: Tiến hành khảo sát ở 10 Trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, gồm: THCS Hoằng Lộc; THCS Hoằng Thành; THCS Hoằng Trạch; THCS Hoằng Tân; THCS Hoằng Châu; THCS Hoằng Thắng;.

Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo Chương

Điều này cho thấy, quá trình triển khai thực hiện các phương pháp đánh giá, đòi hỏi CBQL, GV không nên tuyệt đối hóa một phương pháp cụ thể nào, mà cần có sự phối hợp trong cách thức thực hiện để mỗi phương pháp phát huy tác dụng của nó và bổ trợ cho các phương pháp đánh giá khác, có như vậy thì việc đánh giá sẽ bảo đảm tính khách quan và mang lại sự chính xác cao, cung sẽ tạo điều kiện cho việc cải tiến các phương pháp giảng dạy, đánh giá KQHT. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, những đánh giá ở mức trung bình, yếu không phải là do năng lực, trình độ của GV thấp, mà vấn đề chính trong quá trình triển khai thực hiện thì một số GV vẫn còn chưa quen với cách đánh giá mới, đôi lúc còn bị nhầm lẫn giữa đánh giá bằng điểm số như trước đó đã thực hiện, mà chưa chú trọng nhiều đến đánh giá bằng nhận xét, hoặc nếu có thì vấn chỉ là những đánh giá chung chung, chưa phản ánh hết năng lực KHTN của HS.

Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện đổi mới phương pháp đánh giá KQHT  môn KHTN ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện đổi mới phương pháp đánh giá KQHT môn KHTN ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập môn Khoa học tự nhiên ở các trường Trung học cơ sở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo

Điều này cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin của CBQL, GV trong đánh giá KQHT môn KHTN ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo CTGDPT 2018 chưa mang lại hiệu quả cao, nên hoạt động được đánh giá ít khi thực hiện là lập “Kế hoạch bảo đảm cơ sở vật chất riêng cho đánh giá KQHT môn KHTN”, với ĐTB chỉ đạt 2.67 (xếp thứ 7); “Xác định lực lượng, thời gian triển khai thực hiện kế hoạch đánh giá KQHT môn KHTN”, với ĐTB chỉ đạt 2.65 (xếp thứ 8)… Thực tế cho thấy, ở một số nhà trường, công tác quản lý xây dựng kế hoạch đánh giá KQHT môn KHTN mới chỉ tập trung vào kế hoạch thi kết thúc môn học, thi học kỳ; việc lập kế hoạch đánh giá KQHT môn KHTN chủ yếu được thể hiện ở kế hoạch coi thi, chấm thi. Ở vị trí thấp nhất trong các nội dung đánh giá, đó là hoạt động “Kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho hoạt động đánh giá KQHT môn KHTN” với ĐTB là 2.50 điểm, trong đó có đến 20.0% CBQL và 20.0% GV đánh giá ở mức độ “yếu”… Kết quả này cho thấy, việc kiểm tra, đánh giá mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nói chung và đánh giá KQHT môn KHTN nói riêng ở trường THCS.

Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức đánh giá KQHT môn KHTN ở các trường  THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo CTGDPT 2018
Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức đánh giá KQHT môn KHTN ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo CTGDPT 2018

Đánh giá chung về thực trạng 1. Những ưu điểm và hạn chế

Việc tuân thủ quy chế, quy định trong hoạt động đánh giá KQHT môn KHTN ở từng bài kiểm tra chưa tốt (nhất là những bài kiểm tra 15 phút, kiểm tra miệng…); hình thức, phương pháp đánh giá KQHT môn KHTN chưa đa dạng, chưa chú trọng đến thông tin phản hồi của hoạt động đánh giá KQHT môn KHTN; vẫn còn tình trạng HS quay cóp bài (nhất là bài kiểm tra 15 phút), nhắc bài (kiểm tra miệng), còn hiện tượng cho điểm cao hơn đáp án. Một số GV chưa phát huy hết trách nhiệm trong đánh giá KQHT môn KHTN bằng nhận xét; chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của đánh giá KQHT môn KHTN; chưa chủ động, chưa tích cực và kịp thời điều chỉnh những thiếu sót trong quá trình tổ chức kiểm tra, đánh giá KQHT môn KHTN theo quy định.

Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu

Việc kế thừa có thể được thực hiện theo các cách sau: kế thừa tất cả các phương tiện, hoặc kế thừa phần tốt nhất của mỗi phương tiện, tránh phủ định hoàn toàn và tạo ra một hệ thống phương tiện hoàn toàn mới chưa có cơ sở thực hiện. Các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ những vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng đánh giá, quản lý đánh giá KQHT môn KHTN ở nhà trường để khi các biện pháp đề xuất sẽ có tính khả thi cao, áp dụng được trong thực tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đánh giá và quản lý đánh giá KQHT môn KHTN ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo CTGDPT 2018.

Mối quan hệ của các biện pháp

Xây dựng một quy chế cụ thể về thực hiện việc bổ sung, sửa chữa, thay thế cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật hiện đại, đồng bộ đáp ứng cho hoạt động đánh giá KQHT của HS cũng như đảm bảo cho cá nhân, đơn vị trực tiếp sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật cho hoạt động đánh giá KQHT môn KHTN của HS. Việc sử dụng biện pháp nào trước, biện pháp nào sau thì Hiệu trưởng trường THCS cần căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường, hoạt động đánh giá KQHT môn KHTN của HS, các văn bản chỉ đạo của cấp trên… để có những quyết định đúng đắn, có như thế thì hoạt động đánh giá KQHT môn KHTN ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo CTGDPT 2018 mới có chất lượng, hiệu quả cao.

Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

Từ nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng quản lý đánh giá KQHT môn KHTN ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo CTGDPT 2018, luận văn đã đề xuất 06 biện pháp quản lý, gồm: Tổ chức nâng cao nhận thức của CBQL, GV trong việc thực hiện hoạt động đánh giá KQHT môn KHTN ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo CTGDPT 2018; Tổ chức xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá KQHT môn KHTN ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo CTGDPT 2018; Xây dựng quy trình đánh giá KQHT môn KHTN ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo CTGDPT 2018; Chỉ đạo thực hiện đánh giá KQHT môn KHTN ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo CTGDPT 2018; Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá KQHT môn KHTN ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo CTGDPT 2018; Chỉ đạo đầu tư trang thiết bị, phương tiện đảm bảo đánh giá KQHT môn KHTN ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo CTGDPT 2018. Qua điều tra khảo sát, phỏng vấn CBQL, chuyên viên giáo dục, GV ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa về thực trạng đánh giá và quản lý đánh giá KQHT môn KHTN ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo CTGDPT 2018, cho thấy hiệu quả tổ chức đánh giá và quản lý đánh giá KQHT môn KHTN ở các trường THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa theo CTGDPT 2018 đạt được có mặt còn chưa cao.

Bảng 3.1. Mức độ cấp thiết của các biện pháp
Bảng 3.1. Mức độ cấp thiết của các biện pháp

Kiến nghị

Quá trình triển khai thực hiện, tùy vào điều kiện của từng nhà trường và thời gian cụ thể để tiến hành biện pháp nào trước, biện pháp nào sau, không được tuyệt đối hóa một biện pháp nào.