Đánh giá tác động của niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp đến chỉ số giá cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG NIỀM TIN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NIỀM TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐẾN CHỈ

Đồng thời, với sự mở rộng của các thị trường chính thức, có sự quản lý với số lượng ngày càng lớn các tổ chức đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch là sự thu hẹp của thị trường tự do (thị trường OTC). Thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng không chỉ về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường. Tuy nhiên, từ ngày 24/9/2009, hệ thống giao dịch chuyên biệt với gần 30 thành viên, trong đó, có nhiều ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán lớn đã chính thức hoạt động.

Từ năm 2010 đến quý 2/2013, giao dịch trên thị trường cũng như chỉ số giá cổ phiếu không có những biến động như trước đây, thị trường khá trầm lắng. Cuối năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 giao dịch trên thị trường sôi động trở lại do sự hỗ trợ tích cực từ các tin tức vĩ mô. Tuy nhiên, cuối quý 2 năm 2013 thị trường chứng kiến đợt giảm điểm mạnh do sự rút vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, hệ thống nhà đầu tư của chúng ta chưa đa dạng, cấu trúc cầu đầu tư hiện tại chưa bảo đảm sự tăng trưởng một cách bền vững. Hệ thống nhà đầu tư tổ chức chưa phát triển làm hạn chế sự phát triển của TTCK đặc biệt là thị trường TTCP. Bên cạnh đó, hàng hóa niêm yết trên TTCK chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư (chưa có các sản phẩm phái sinh, các sản phẩm đầu tư tập thể).

Tuy nhiên, xuất phát từ nghiên cứu nhân tố tác động đến VN-Index nên luận văn trình bày chi tiết về thực trạng biến động chỉ số giá tại SGDCK TPHCM giai đoạn từ quý 3/2008 đến quý 2/2013 nhằm đảm bảo tương thích về mặt dự liệu giữa các nhân tố. Tính đến cuối quý 2/2013, trải qua hơn 13 năm hình thành và phát triển, SGDCK TPHCM hiện có 302 loại cổ phiếu giao dịch, thị trường đã chứng kiến sự tăng nhanh về lượng hàng hóa cổ phiếu giao dịch so với thời điểm thành lập vào năm 2000 chỉ có 2 loại cổ phiếu niêm yết là REE và SAM, đặc biệt hoạt động niêm yết cổ phiếu tại SGDCK TPHCM của các công ty tăng mạnh mẽ vào các năm từ 2006 đến năm 2010 đã làm cho cổ phiếu niêm yết trở nên đa dạng và phong phú hơn so với thời điểm trước đây, bao gồm nhiều lĩnh vực, trong cùng một lĩnh vực có nhiều loại cổ phiếu của các công ty nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư của NĐT trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư ngày càng gia tăng nên số lượng và chủng loại cổ phiếu trên SGDCK TPHCM hiện tại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư hiện tại cũng như những NĐT tiềm năng.

Hoạt động niêm yết cổ phiếu trên SGDCK TPHCM đã có những chuyển biến tích cực không chỉ ở số lượng mà ở cả chất lượng cổ phiếu. Đặc biệt, năm 2012 với sự ra đời của chỉ số VN30, bao gồm 30 cổ phiếu hàng đầu niêm yết trên SGDCK TPHCM có giá trị vốn hóa lớn, chiếm 80% giá trị vốn hóa thị trường và có tính thanh khoản cao, chiếm 60% về giá trị giao dịch thị trường nhằm phản ánh diễn biến những phân khúc khác nhau của thị trường và làm tiền đề để cho việc ra đời các sản phẩm tài chính như ETF là một hình thức quỹ đầu tư thụ động mô phỏng theo một chỉ số cụ thể và các sản phẩm phái sinh giúp cho nhà đầu tư có thêm kênh thông tin để tham khảo xu hướng thị trường. Mặc dù vậy, khối lượng và giá trị niêm yết qua các năm đều tăng do khối lượng niêm yết mới của một số công ty lớn tham gia thị trường.

Bảng 2.1: Khối lƣợng và giá trị cổ phiếu niêm yết trên SGDCK TPHCM giai đoạn quý 3/2008 - quý 2/2013
Bảng 2.1: Khối lƣợng và giá trị cổ phiếu niêm yết trên SGDCK TPHCM giai đoạn quý 3/2008 - quý 2/2013

Gía trị cổ phiếu niêm yết

Giá trị giao dịch cổ phiếu niêm yết

Tuy nhiên, trong tháng 6 năm 2013 thị trường bị ảnh hưởng mạnh bởi động thái rút vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài làm cho khối lượng giao dịch giảm nhưng giá trị giao dịch vẫn giữ được ở mức cao. Thực trạng biến động của chỉ số giá cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Biến động của VN-Index rất phức tạp, có những lúc VN-Index tăng cao nhưng cũng có lúc giảm mạnh và có những khi trầm lắng.

TTCP niêm yết hàm chứa nhiều rủi ro và không phản ánh được giá trị thực của chỉ số giá cổ phiếu khi các nhà đầu tư tham gia thị trường ồ ạt cùng mua hoặc cùng bán một hoặc một vài cổ phiếu niêm yết ngay lập tức sẽ thể hiện qua biến động tăng giảm của VN-Index, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các công ty còn ngại niêm yết trên TTCK. (Nguồn:SGDCK TPHCM) Năm 2008 là năm biến động nhất của TTCK Việt Nam, cũng như thế giới. Năm 2009, với sự phát huy hiệu quả của các gói kích thích kinh tế của Chính phủ và sự hồi phục từng bước của kinh tế toàn cầu đã giúp TTCK hồi phục trở lại sau năm 2008.

Năm 2010 là năm chỉ số VN Index dao động khá ổn định và kết thúc năm ở mức 484,66 điểm và đây cũng là năm đánh dấu mười năm hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam. Tiếp theo đà tăng của năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 với những thông tin tích cực về tình hình kinh tế vĩ mô như lạm phát được kiềm chế, mặt bằng lãi suất cho vay giảm xuống từ 11 - 15%, tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng khá, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế được Chính phủ ban hành gói giải pháp hỗ trợ DN đã tác động tích cực đến thị trường, đến tâm lý NĐT và dòng vốn chảy vào TTCK có diễn biến tích cực tạo động lực giúp thị trường khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2013. Thực trạng niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp và niềm tin của người tiêu dùng tại Việt Nam.

Thông qua khảo sát các DN của Công ty Dịch vụ Thông tin Tài chính WVB Việt Nam, công ty chuyên khảo sát và đo lường niềm tin kinh doanh của các DN Việt Nam cho thấy, niềm tin kinh doanh của DN Việt Nam tập trung vào các vấn đề nền kinh tế chung của Việt Nam, dự đoán về tình hình kinh tế Việt Nam 12 tháng. (Nguồn Công ty Dịch vụ Thông tin Tài Chính WVB Việt Nam tiếp theo và về kế hoạch đầu tư cho tài sản cố định và nguồn nhân lực, được đo lường thông qua chỉ số niềm nhằm đánh giá mức độ lạc quan của DN. Dù vậy, trước thực trạng nền kinh tế phục hồi khá chậm và lượng hàng hóa tồn đọng còn nhiều, trong khi đó sức mua chưa mấy khởi sắc đang khiến doanh nghiệp lưỡng lự, chưa dám mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất.

Nhiều doanh nghiệp cảm nhận tổng thể môi trường chính sách và điều hành vĩ mô có cải thiện trong 6 tháng đầu năm 2013. Tổng sản phẩm quốc nội GDP ước đạt 4,9%, cho thấy niềm tin kinh doanh của DN đã cải thiện thể hiện qua chỉ số niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2013 tăng mạnh so với năm 2012. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, niềm tin kinh doanh được cải thiện tăng đối với những DN lớn có thương hiệu, sản phẩm tốt và tiềm lực mạnh phát triển tốt, mặc dù mức tăng trưởng đã giảm so với trước đây, đối với DN vừa và nhỏ vẫn tiếp tục gặp khó khăn, niềm tin chưa được cải thiện đáng kể, các DN còn nhiều lo ngại về tình trạng nền kinh tế, lo ngại về hàng tồn kho….

Bảng 2.3: Chỉ số niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn quý 3/2008 - quý 2/2013
Bảng 2.3: Chỉ số niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn quý 3/2008 - quý 2/2013

Niềm tin kinh doanh của DN Việt Nam

- Các quan ngại về tình hình kinh tế: tính từ quý 3/2008 đến nay nền kinh tế trong nước chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và người tiêu dùng Việt Nam đã lạc quan hơn về tình trạng nền kinh tế, tuy nhiên cảm nhận của người tiêu dùng là sự phục hồi kinh tế tại Việt Nam vẫn tương đối chậm. - Triển vọng công việc và tài chính cá nhân: người tiêu dùng cảm thấy lạc quan hơn về tình trạng việc làm, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2013 điều này làm chỉ số niềm tin của người tiêu dùng tăng so với năm trước đó. - Xu hướng tiết kiệm: mặc dù cảm nhận lạc quan về tình trạng nền kinh tế,về thu nhập nhưng người tiêu dùng vẫn ưu tiên tiết kiệm hàng đầu và chỉ chi tiêu dùng cho các mặt hàng thiết yếu.

Niềm tin của