MỤC LỤC
Dựa vào các đặc điểm sinh học, sự phân bố của loài: ngao Bến Tre (Meretrix lyrata) được tìm thấy ở vùng bãi triều cửa sông ven biển, nơi có sự biến động mạng về độ muối. Trại giống phải được cách ly khỏi các nguồn gây ô nhiễm như: chất thải công nghiệp, chất thải từ hoạt động canh tác nông nghiệp.
Qua đó, trại giống nên được xây dựng gần với vùng cửa sông, với khoảng cách phù hợp để bơm được nước vào trại giống. Một yêu cầu nữa là vị trí xây trại phải đáp ứng được các yêu cầu về hậu cần, xây dựng và có thể mở rộng được khi cần thiết.
Ngao trưởng thành và ấu trùng có thể phát triển trong cùng điều kiện tự nhiên như nhau. Cơ sở để tính toán công suất bể là: tỷ lệ sống của ấu trùng ngao từ giai đoạn ấu trùng đỉnh vỏ thẳng (chữ D) đến giai đoạn xuống đáy là 5%, giai đoạn này ấu trùng bơi lội tự do nên hình dáng bể được chú ý để thể tích sử dụng được nhiều nhất, mật độ ương từ 5 đến 15 ấu trùng/ml. Ấu trùng ở giai đoạn sống đáy, chúng thay đổi môi trường và tập tính sống, nền đáy là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và tỷ lệ sống của chúng.
Số lượng bể nuôi vỗ ngao bố mẹ, bể đẻ và kích thước bể ương nuôi ấu trùng được tính toán ở bảng 1- tính theo cơ sở mật độ ấu trùng 7/ml, mật độ ấu trùng xuống đáy 5/ml. Tuy nhiên, tính toán công suất trại chỉ mới dựa vào số liệu của một mẻ sản xuất. Trại sản xuất giống có thể được vận hành ít nhất 5 mẻ/năm, vì vậy số lượng ngao spat cần thiết cho sản xuất sẽ được xem xét trong cả năm trên cơ sở tính toán.
Cơ sở để tính toán là bình quân 1 con ngao bố mẹ có thể sinh sản được 2 triệu trứng; có khoảng 2% số trứng thụ tinh chuyển thành ngao ở giai đoạn spat. Đối với loài ngao Meretrix lyrata, tỷ lệ sống cho tính toán được xác định là 5%, từ giai đoạn ấu trùng chữ “D” tới giai đoạn con giống. Khi ấu trùng đạt đến giai đoạn xuất hiện chân bò, biến thái, chúng được chuyển qua hệ thống mới, bể hỡnh chữ nhật, để tiếp tục được theo dừi, chăm súc, gọi là giai đoạn thu và ương nuôi ấu trùng sống đáy.
Mỗi bể được lắp 10 rây, một cái bơm chìm có tác dụng bơm nước cùng với tảo vào các rây để vùa cung cấp thức ăn cho ấu trùng, vừa tạo dòng chảy, tăng ôxy hoà tan cho chúng. Hệ thống ương này phục vụ cho cả hai mục đích là giúp cho ngao giống làm quen dần với điều kiện tự nhiên trước khi đem nuôi và góp phần làm giảm áp lực tảo làm thức ăn cho con giống, nên giảm giá thành sản xuất. Trại sản xuất nên lưu ý phải có nơi để cất giữ các thiết bị và máy móc cần thiết (kho chứa), như: máy bơm nước, máy sục khí, hệ thống lọc nước….
Dung dịch giống tảo gốc (100 ml) được lưu giữ dưới điều kiện nhiệt độ ổn định (180C) và ánh sáng nhân tạo trong thời gian 5 ngày sau đó được sử dụng như là dung dịch ban đầu để cấy ở môi trường thể tích rộng lớn hơn. Gian đoạn trung gian được duy trì trong thời gian 5 ngày có thể được thu làm thức ăn cho vật nuôi, hoặc sử dụng làm nguồn giống để nuôi sinh khối ở quy mô lớn hơn, tối thiểu là 150 l. Helm (2004), việc cần thiết phải nuôi cấy vi tảo là vì lượng thực vật phù du trong tự nhiên có trong nước dùng trong trại sản xuất không đủ để cung cấp cho sự phát triển ở mật độ cao đối với ấu trùng và con giống trong quá trình ương nuôi.
Đặc biệt trong ương nuôi ấu trùng, việc sử lý nước cũng đã loại bỏ hầu hết các loài tảo cần thiết, vì vậy, cần phải bổ sung các loài tảo từ nuôi trồng có giá trị dinh dưỡng cao. Các trại sản xuất đều có sự lựa chọn trong việc sản xuất sinh khối tảo đó là: nuôi sinh khối trong nhà ở quy mô thâm canh bằng việc sử dụng nguồn ánh sáng nhân tạo và nuôi cấy quảng canh ngoài trời, bằng việc sử dụng các bể có thể tích lớn, hoặc ao hồ, bổ sung dinh dưỡng bằng việc bón phân, sử dụng ánh sáng tự nhiên. Các bước sản xuất tảo ở hình 9 chỉ ra rằng: lưu giữ tảo gốc ở thể tích 250 ml hoặc nhỏ hơn, duy trì dưới ánh sáng nhân tạo và ổn định nhiệt độ ở mức thấp (<180C) và được sử dụng để nhân giống cấp 1 khi cần thiết, giai đoạn này không cần phải sục khí và bổ sung khí CO2.
Lấy 400 ml từ bình dung dịch lỏng trên (Erlenmeyer) cấy qua bình thể tích lớn hơn (4 L), đã được vệ sinh, tẩy trùng cẩn thận. Phương pháp này có thể được cấy- duy trì lặp lại từ 5- 6 lần, sau đó cần làm mới.
Trong đó, tảo xanh thường phát triển trội hơn ở điều kiện thời tiết khí hậu lạnh, tảo nâu thông thường chiếm tỷ lệ 50 – 70% trong thời điểm mùa hè (Martin W. Helm, 2004, việc sử dụng phân gà hoặc các loại phân của động vật khác với tỷ lệ 500kg/ ha ao với độ sâu khoảng 1, nhằm bổ sung nguồn dinh dưỡng cho tảo, giảm chi phí sản xuất. Bề mặt liên quan đến độ sâu của ao: độ sâu khoảng 1 m thường có hiệu quả hơn mức nước sâu hơn vì khả năng hấp thụ ánh sáng tốt hơn.
Nguồn nước với thức ăn (tảo) từ ao được bơm vào bể ương để nuôi ngao, đầu tiên được qua lọc 20 μm để ngao giống làm quen dần với điều kiện môi trường tự nhiên trong 7 ngày, sau đú, kớch thước lừi lọc được nõng lờn thưa hơn. Đõy là cụng đoạn quan trọng để nâng cao tỷ lệ sống của con giống trước khi chuyển chúng ra nuôi ngoài môi trường tự nhiên. Hệ thống này không chỉ vì mục đích thuần hoá ngao mà còn góp phần giảm chi phí trong sản xuất giống thông qua việc sử dụng thức ăn bằng việc gây màu nước.
Trong thời gian ương nuôi, ấu trùng được đo kích thước vào mỗi buổi sáng để theo dừi tăng trưởng và được định lượng sau khi lọc để biết tỷ lệ sống (2 ngày /lần, trựng với thời gian lọc và vệ sinh bể). Ấu trùng có kích thước lớn, đồng nghĩa với việc tăng trưởng và phát triển tốt sẽ được ương riêng và sẽ loại bỏ loại ấu trùng có kích thước bé hơn, thường yếu hơn nếu tỷ lệ này chiếm ít (thường dưới 10%). Thức ăn cho ấu trùng bơi tự do và ấu trùng sống đáy (tại ARSINC) được sử dụng bởi hỗn hợp 3 loài tảo: Isochrysis galbana, Nanochloropsis oculata, Chaetoceros sp.
Điều kiện môi trường thích hợp để cho ấu trùng phát triển và biến thái nhanh đó là nhiệt độ dao động trong khoảng 26 – 270C và thức ăn đầy đủ với hỗn hợp các loài tảo kể trên. Ấu trùng xuất hiện chân bò sẽ được thu bằng lưới 150m và chuyển vào rây hình trụ với kích thước: đường kính 45 cm x chiều cao 30 cm, đáy của rây được làm bằng lới nylon (Hình 28). Đây là một công đoạn nhằm tăng tỷ lệ sống của con giống trước khi đem thả ngoài môi trường tự nhiên thông qua việc thuần hoá chúng, và làm quen với điều kiện tự nhiên một cách từ từ.
Khi kích thước ấu trùng đạt đến 500 μm, gọi là con giống, chúng có thể được thu hoạch và tiếp tục ương trong ao nước lợ đáy cát hoặc ở vùng bãi triều lặng sóng. Nếu có sự thay đổi mạnh giữa độ mặn (3ppt) và giá trị pH (0,5 giá trị) thì cần thiết phải thuần hoá con giống khoảng 15 phút trước khi đem thả. Các trại sản xuất quy mô công nghiệp sử dụng hệ thống báo động đối với những bắt gặp các vấn đề về chất lượng nước nên ngăn chặn được sự hao hụt của ấu trùng.
Một vài điều kiện cần thiết bên ngoài đối với ngao bố mẹ là chất lượng nước ổn định, khẩu phần dinh dưỡng bảo đảm, chất lượng vệ sinh tốt và không có sự xáo trộn vật lý. Nhưng điều quan trọng là con bố mẹ phải được nuôi dưỡng trong điều kiện môi trường phù hợp, tác động tới sự thay đổi sinh lý trong cơ thể, kích thích sự thành thục của tuyến sinh dục. Duy trì và sản xuất tảo kích thước hiển vi là một trong những phần quan trọng của trại sản xuất, bởi vì ấu trùng và ngao giống đòi hỏi sự ổn định về chất lượng của tảo làm thức ăn, là yếu tố quyết định sự thành công của việc sản xuất giống trong trại.