Tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội: Những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam

MỤC LỤC

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Để đạt được mục đích này luận án có nhiệm vụ nghiên cứu một cách toàn diện lý luận về tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH; nghiên cứu thực tiễn lập pháp và thực tiễn áp dụng các quy định về tội phạm trong lĩnh vực BHXH của Việt Nam và một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó luận án kiến nghị hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm trong lĩnh vực BHXH cũng như hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật hành chính về vi phạm trong lĩnh vực BHXH để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Mục đích mà luận án hướng tới là xây dựng cơ sở khoa học cũng như thực tiễn cho các kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về nhóm tội phạm trong lĩnh vực BHXH.

Cơ cấu của luận án

Khái quát về bảo hiểm xã hội và định nghĩa tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Khi đã tham gia BHXH, người lao động được hưởng trợ cấp khi phải nghỉ việc do ốm đau; khi phải điều trị hoặc khám bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh họ được hưởng chế độ BHYT; khi sinh con hoặc nuôi con nuôi, được hưởng trợ cấp thai sản; khi bị thương tật do lao động, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động; khi bị mắc bệnh do các nguyên nhân mang tính nghề nghiệp, được hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp; khi bị mất việc làm, được hưởng bảo hiểm thất nghiệp; khi hết tuổi lao động, được hưởng chế độ hưu trí; khi chết, gia đình được trợ cấp tiền mai táng và trợ cấp tiền tuất. Tuy nhiên, ở Việt Nam do chúng ta chưa cho phép tội phạm và hình phạt được quy định trong các luật chuyên ngành nên tội phạm trong lĩnh vực BHXH có thể được định nghĩa là: Những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật BHXH, được quy định là tội phạm trong Bộ luật hình sự, gây thiệt hại cho quỹ BHXH, cho quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia.

Các đặc điểm chung của tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Đối với nhóm tội phạm có tính riêng biệt, tính nguy hiểm cho xã hội được quy định trước hết bởi tính chất quan trọng của những nghĩa vụ phát sinh do luật định trong quan hệ BHXH, là quan hệ giữa nhà nước và các bên của quan hệ lao động (các bên của quan hệ lao động bao gồm người lao động và người sử dụng lao động), trong đó Nhà nước là chủ thể tổ chức, quản lý việc thu các khoản đóng BHXH từ người sử dụng lao động và người lao động để chi các chế độ BHXH cho người lao động khi có sự kiện BHXH xảy ra. Nhưng dù được thực hiện theo phương thức nào - phương thức hình thành quỹ BHXH tập trung hay phương thức tài khoản cá nhân, dù BHXH được thu trực tiếp từ người sử dụng lao động hay thu thông qua thuế thì quỹ BHXH vẫn được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động và nói chung, những hành vi bị coi là tội phạm trong lĩnh vực BHXH đều vi phạm nghĩa vụ đóng góp hoặc quyền thụ hưởng chế độ hay các quy định về quản lý hoạt động BHXH, nghĩa là đều có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến quan hệ BHXH.

Khách thể của tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Nếu như lỗi của tội phạm nói chung là sự phủ định chủ quan - phủ định trong ý thức chủ quan của chủ thể các đòi hỏi của xã hội được cụ thể hoá qua các đòi hỏi của luật hình sự thì lỗi của tội phạm trong lĩnh vực BHXH là sự phủ định chủ quan các đòi hỏi về nghĩa vụ của pháp luật BHXH được đặt ra cho các bên tham gia quan hệ BHXH. Trong pháp luật hình sự của các quốc gia, các hành vi phạm tội trong lĩnh vực BHXH tuy được sắp xếp theo các cách khác nhau, có thể là trong các chương khác nhau của BLHS (như Cộng hòa Liên bang Đức) hoặc trong cùng một chương của BLHS (như Cộng hòa Slovenia) hoặc trong cùng một nhóm hành vi bị coi là tội phạm trong các luật chuyên ngành về BHXH (như Philippin, Thái Lan…) v.v.

Mặt khách quan của tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Biểu hiện cụ thể của nhóm này rất đa dạng, có thể là các hành vi dùng thẻ BHXH, BHYT giả, dùng đối tượng “ảo” để truy cập vào hệ thống máy tính, máy rút tiền để nhận tiền BHXH bất hợp pháp, có thể là hành vi tạo ra sự kiện bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ BHXH hoặc làm sai lệch hồ sơ để đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH. Theo pháp luật hình sự Việt Nam cũng như một số nước khác, hành vi này là hành vi khách quan của tội tham ô tài sản (Ví dụ, theo Điều 104 Luật BHXH của Iran, quỹ và các tài sản khác của tổ chức BHXH được coi là tài sản và quỹ công, việc sử dụng trái pháp luật các quỹ BHXH sẽ bị coi là đã tham ô, sở hữu bất hợp pháp và bị truy tố theo các điều khoản.

Chủ thể của tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận nhưng về mặt lý thuyết và thực tiễn, trách nhiệm hình sự của pháp nhân đã được thừa nhận chung trong khoa học luật hình sự và được ghi nhận trong pháp luật hình sự của nhiều quốc gia như là một chế định cần thiết để tăng cường hơn nữa mức độ bảo vệ bằng pháp luật hình sự các quan hệ xã hội trong một số lĩnh vực như môi trường, bảo hiểm xã hội…. Đối với những hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, bao gồm: Hành vi trốn đóng BHXH (trốn đóng cho toàn bộ người lao động), hành vi không đóng BHXH cho đủ số người lao động (không đóng cho một bộ phận người lao động), hành vi không đóng đủ mức BHXH cho người lao động và hành vi không đóng đúng hạn BHXH cho người lao động là những hành vi có chủ thể đích thực là pháp nhân.

Mặt chủ quan của tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Trong trường hợp Việt Nam coi pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm thì theo Luật BHXH, nhóm chủ thể này có thể là: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động (riêng đối với BHTN là đơn vị có sử dụng từ 10 lao động trở lên).

Những điểm giống nhau giữa tội phạm và vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

- Tội phạm và vi phạm cùng có hành vi khách quan cũng như lỗi của chủ thể tương tự nhau vì tội phạm trong lĩnh vực BHXH thực chất là các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này nhưng có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội đòi hỏi phải bị xử lý bằng chế tài hình sự. Để phân biệt được vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực BHXH cần phải căn cứ vào những dấu hiệu khác mà những dấu hiệu này khi được xác định càng cụ thể bao nhiêu càng có tác dụng bấy nhiêu trong việc áp dụng pháp luật.

Những điểm khác nhau giữa tội phạm và vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Về căn cứ thứ hai, chúng ta có thể hiểu quy mô vi phạm là số lượng người lao động có thể bị ảnh hưởng về quyền lợi do hành vi của người sử dụng lao động không đóng BHXH hoặc không đóng đúng mức quy định hoặc có thể là số lượng người được hưởng chế độ BHXH sai (không được hưởng mà hưởng; chỉ được hưởng theo mức thấp mà thực tế lại được hưởng ở mức cao). Như vậy, có thể thấy trong các tiêu chí phân biệt tội phạm và vi phạm khác trong lĩnh vực BHXH, tiêu chí khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi có ý nghĩa quyết định đến những tiêu chí khác và những tiêu chí này đều mang tính phụ thuộc và chỉ thông qua việc xác định tiêu chí đầu tiên thì những tiêu chí này mới được xác định.

Phân loại theo đặc điểm của chủ thể thực hiện

Cá nhân có thể là chủ thể của các tội phạm trong lĩnh vực BHXH bao gồm người tham gia bảo hiểm hoặc người thụ hưởng BHXH, cá nhân của bên sử dụng lao động, cá nhân của tổ chức BHXH hoặc của các đơn vị, tổ chức có liên quan,… đã có hành vi vi phạm trực tiếp hoặc gián tiếp pháp luật BHXH như hành vi gian lận về thủ tục hồ sơ để hưởng các quyền lợi về BHXH; hành vi vi phạm các quy định trong thực hiện hoạt động BHXH, quản lý quỹ BHXH. - Nhóm các tội phạm trong lĩnh vực BHXH do chủ thể là người sử dụng lao động (đơn vị sử dụng lao động) thực hiện;. - Nhóm các tội phạm trong lĩnh vực BHXH do chủ thể là cá nhân thuộc tổ chức BHXH thực hiện;. - Nhóm các tội phạm trong lĩnh vực BHXH do chủ thể là cá nhân người có thẩm quyền trong các cơ quan chức năng khác liên quan thực hiện như: Bác sỹ của cơ sở khám chữa bệnh, giám định viên của Hội đồng giám định y khoa,…); và.

Phân loại theo các yếu tố cấu thành của hoạt động bảo hiểm xã hội

Đây là những tội phạm xảy ra liên quan đến hoạt động bên trong hệ thống cơ quan, tổ chức có chức năng thực thi chính sách BHXH. Thuộc về nhóm này có thể là tội tham ô tài sản, tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Phân loại theo đặc điểm của nguồn pháp luật quy định

Nghiên cứu tội phạm trong lĩnh vực BHXH theo các cách phân loại khác nhau sẽ tạo ra được bức tranh tổng thể, đầy đủ, toàn diện về loại tội phạm này. Từ đó có thể đưa ra được các biện pháp phòng ngừa thích hợp trong đó bao gồm cả việc hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực BHXH.

Khái quát chung

+ Hành vi cố ý nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc séc liên quan đến các quy định của Luật Bảo hiểm cho công chức, viên chức chính phủ bằng cách lừa dối người tham gia bảo hiểm, người sử dụng lao động hoặc lừa dối Hệ thống GSIS hay một bên thứ ba nào đó (của người không được quyền hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm cho công chức, viên chức Chính phủ) bị phạt tiền từ 5.000 pêsô đến 20.000 pêsô hoặc bị phạt tù từ 6 năm 1 ngày đến 12 năm, hoặc cả hai (mức xử phạt theo Luật Bảo hiểm cho công chức, viên chức chính phủ năm 1977 là từ 500 pêsô đến 5.000 pêsô hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 1 năm). + Hành vi (của người đứng đầu cơ quan chính phủ, các bộ ngành, các cơ quan trực thuộc Chính phủ và các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc do Nhà nước kiểm soát, cơ quan tài chính của Chính phủ và công chức của các cơ quan đó có liên quan đến việc thu các khoản đóng góp, các khoản cho vay trả dần và các khoản tiền phải trả khác đối với Hệ thống Bảo hiểm cho công chức, viên chức chính phủ) không thực hiện, từ chối hoặc trì hoãn việc nộp tiền, gửi tiền hoặc chuyển tiền cho hệ thống bảo hiểm cho công chức, viên chức chính phủ trong vòng 30 ngày kể từ ngày số tiền đến hạn nộp hoặc theo yêu cầu phải trả bị phạt tù từ 1 đến 5 năm và phạt tiền từ 10.000 pêsô đến 20.000 pêsô.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139 BLHS)

Đối với chế độ này, hồ sơ bị làm giả toàn bộ được phát hiện không nhiều, trừ việc gian lận giấy tờ xác định mức hưởng chế độ như giám định tăng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động trong trường hợp người lao động muốn hưởng hàng tháng hoặc giảm tỷ lệ này trong trường hợp người lao động muốn hưởng chế độ một lần (Theo quy định tại Điều 42, Điều 43 Luật BHXH, người bị TNLĐ-BNN được hưởng trợ cấp 1 lần khi tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 5%-30%, nếu từ 31% trở lên thì được hưởng hàng tháng). Do vậy, việc tách hành vi lừa dối chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực BHXH thành tội danh riêng - tội gian lận BHXH (BHXH ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp không bao gồm BHYT) sẽ không chỉ tạo ra sự phù hợp giữa tội danh và bản chất của hành vi mà còn tạo điều kiện để có thể có các khung hình phạt phù hợp so với các khung hình phạt hiện có của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và có thể quy định thêm hình cảnh cáo và hình phạt phạt tiền trong khung cơ bản.

Tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS)

Hiện nay, theo thỏa thuận liên ngành giữa BHXH Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam tại Công văn số 5399/LN-BHXH-NHNNo ngày 14/10/2010 về quản lý và sử dụng tài khoản tiền gửi của hệ thống BHXH Việt nam mở tại hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn thì ở cấp huyện, nếu số dư tài khoản lớn hơn 150 triệu đồng, ngân hàng sẽ tự động chuyển toàn bộ số tiền đó về tài khoản ở cấp tỉnh, nếu số dư tài khoản ở cấp tỉnh lớn hơn 1 tỷ đồng thì ngân hàng sẽ tự đổng chuyển toàn bộ về tài khoản của quỹ BHXH ở ngân hàng trung ương. Cụ thể: Trong vụ án L.T.L, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với L.T.L về tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” nhưng theo tòa án, các bị cáo có dấu hiệu phạm tội “Tham ô tài sản” theo Điều 278 BLHS hoặc tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 BLHS; Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an sau khi điều tra bổ sung vụ án lại đề nghị viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội danh “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của nhà nước (Điều 144 BLHS)

+ Hành vi không thẩm định kỹ các phương án đầu tư dẫn đến khoản tiền lớn của quỹ BHXH rơi vào tình trạng không thu hồi được hoặc khó có khả năng thu hồi (Điều 96, 97 Luật BHXH quy định nguyên tắc đầu tư quỹ BHXH phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết. Về hình thức đầu tư, được phép đầu tư mua trái phiếu, tín phiếu, công trái của nhà nước, công trái của ngân hàng thương mại của nhà nước; cho ngân hàng thương mại nhà nước vay, đầu tư vào các công trình trọng điểm quốc gia và các hình thức đầu tư khác do chính phủ quy định). Đối với việc áp dụng Điều 144 BLHS để xét xử hành vi thiếu trách nhiệm xảy ra trong lĩnh vực BHXH có vấn đề được đặt ra là: Trong lĩnh vực BHXH, do đặc thù riêng mà nhiều khi tính nguy hiểm của hành vi phạm tội không chỉ phụ thuộc vào hậu quả thực tế mà còn phụ thuộc vào nguy cơ thực tế gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Thực trạng của các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có tính riêng biệt

Theo đánh giá chung, việc khởi kiện ra Toà dân sự đối với những vi phạm chế độ đóng BHXH bắt buộc cho người lao động đã mang lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ nhưng khi thi hành án theo phán quyết của Toà lại gặp trở ngại khiến cho hiệu quả của việc khởi kiện không cao, mục đích thu lại số tiền bị các doanh nghiệp chiếm dụng không đạt được trọn vẹn, quyền lợi về BHXH của người lao động chưa được đảm bảo. Tóm lại, có thể thấy, việc người sử dụng lao động không tuân thủ nghĩa vụ đóng BHXH - không đóng BHXH, không đóng cho đủ số người lao động, không đóng đúng thời hạn quy định cũng như không đóng đủ mức quy định không những gây thiệt hại cho quỹ BHXH, ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật, đến quyền lợi của người lao động mà còn tạo nên sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp (những doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ đóng BHXH với những doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ này).

Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có tính riêng biệt cần được tội phạm hoá

Hiện nay, cả 4 dạng hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH đều đã được quy định bị áp dụng biện pháp chế tài hành chính nhưng do mức xử phạt thấp không đủ sức răn đe và các thiết chế đảm bảo thi hành pháp luật (như buộc trích tiền từ tài khoản của người sử dụng lao động để đóng BHXH cho người lao động) cũng không thực hiện được (do sự không thống nhất trong quy định của các ngành luật điều chỉnh liên quan đến vấn đề này) nên các hành vi này vẫn diễn ra ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của số đông người lao động. Chính vì vậy, để có đường lối xử lý phù hợp và thống nhất đối với nhóm tội phạm trong lĩnh vực BHXH, tác giả đề xuất tách từ một số tội danh đã có như: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tội tham ô tài sản, Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thành một số tội danh riêng cho lĩnh vực BHXH như: Tội gian lận BHXH; Tội tổ chức gian lận BHXH; Tội cố ý tạo điều kiện cho người khác gian lận BHXH; Tội cố ý làm trái quy định về thực hiện BHXH; Tội thiếu trách nhiệm trong thực hiện BHXH.

Các tội danh cần thiết thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Theo đó, chúng ta có thể lấy mức từ 100 người trở lên làm tiêu chí xác định ranh giới giữa vi phạm và tội phạm vì đây là số lao động tương đương với quy mô trung bình của một doanh nghiệp nhỏ (có số lao động bình quân năm từ trên 10 đến 200 người lao động). Về tiêu chí theo tổng số tiền chênh lệch giữa mức phải đóng và mức đóng thực tế chúng ta có thể lấy mức từ 100 triệu đồng trở lên như ở tội không đóng BHXH cho đủ số người lao động. Như vậy, có thể quy định hành vi không đóng đủ mức BHXH cho người lao động là tội phạm như sau:. Điều … Tội không đóng đủ mức bảo hiểm xã hội cho người lao động. Người nào là đại diện theo pháp luật của đơn vị sử dụng lao động mà có hành vi không đóng đủ mức bảo hiểm xã hội cho từ một trăm người lao động đến. dưới hai trăm người lao động hoặc tổng số tiền đóng thiếu cho họ là từ một trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng, thì bị phạt tiền từ một lần đến ba lần tổng số tiền đóng thiếu hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ ba lần đến năm lần tổng số tiền đóng thiếu hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm:. a) Không đóng đủ mức bảo hiểm xã hội cho từ hai trăm người lao động đến dưới ba trăm người lao động hoặc số tổng số tiền đóng thiếu từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ năm lần đến bảy lần tổng số tiền đóng thiếu hoặc bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:. a) Không đóng đủ mức bảo hiểm xã hội cho từ ba trăm người lao động trở lên hoặc tổng số tiền đóng thiếu từ một tỷ đồng trở lên hoặc. b) Tái phạm nguy hiểm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ là người đại diện theo pháp luật của đơn vị sử dụng lao động từ một năm đến ba năm. Thứ tư, tội không đóng đúng hạn BHXH cho người lao động. Tương tự như hành trốn đóng BHXH cho người lao động và hành vi không đóng BHXH cho đủ số người lao động, hành vi không đóng đúng hạn BHXH cho người lao động của chủ sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật theo quy định của Luật BHXH nhưng cũng có thể bị xét xử về hình sự khi hành vi vi phạm bị coi là tội phạm. Từ thực tiễn Việt Nam cũng như qua tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, tác giả thấy rằng việc xác định ranh giới giữa vi phạm và tội phạm ở hành vi này có thể dựa trên tiêu chí thời gian chậm đóng BHXH cho người lao động. Về tiêu chí này, chúng ta có thể lấy mốc là 6 tháng. Đây là mốc thời gian đủ để thể hiện sự cố ý chậm trễ của chủ sử dụng lao động cũng như không quá dài mà có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động. Như vậy, có thể quy định hành vi không đóng đúng hạn BHXH cho người lao động là tội phạm như sau:. Điều… Tội không đóng đúng hạn bảo hiểm xã hội cho người lao động. Người nào là đại diện theo pháp luật của đơn vị sử dụng lao động mà đến thời điểm sau sáu tháng nhưng trước hai mươi bốn tháng kể từ khi hết thời thời hạn phải đóng vẫn không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, thì bị phạt tiền bằng từ một lần đến hai lần số tiền chưa đóng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ hai lần đến ba lần số tiền chưa đóng bảo hiểm xã hội hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến đến ba năm:. a) Thời gian kể từ khi hết hạn phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động từ hai bốn tháng đến dưới sáu mươi tháng hoặc. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ ba lần đến năm lần số tiền chưa đóng bảo hiểm xã hội hoặc bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:. a) Thời gian kể từ khi hết hạn phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động từ sáu mươi tháng trở lên hoặc. b) Tái phạm nguy hiểm. Tương tự như đối với tội tổ chức gian lận BHXH, tiêu chí để phân biệt tội phạm và vi phạm ở loại hành vi tổ chức gian lận BHYT cũng có thể là số hồ sơ bệnh án được lập khống (từ 10 hồ sơ trở lên) hoặc số tiền đã chiếm đoạt được do gian lận (từ 2 triệu đồng trở lên). Như vậy, có thể quy định hành vi tổ chức gian lận BHYT là tội phạm như sau:. Điều… Tội tổ chức gian lận bảo hiểm y tế. Người nào cùng với người khác thực hiện một cách có tổ chức việc lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế mà thực tế không có người bệnh hoặc kê tăng số lượng, thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng để lừa dối tổ chức bảo hiểm xã hội với từ mười hồ sơ đến dưới năm mươi hồ sơ hoặc qua hành vi đã lừa dối chiếm đoạt tài sản của quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trị giá từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng thì bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền đã chiếm đoạt hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ ba lần đến năm lần số tiền đã chiếm đoạt hoặc phạt tù từ ba năm đến bảy năm:. a) Làm giả hoặc làm sai lệch từ năm mươi đến dưới một trăm hồ sơ hoặc số tiền chiếm đoạt được từ năm mươi đến dưới năm trăm triệu đồng;. b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc c) Tái phạm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ ba lần đến năm lần số tiền đã chiếm đoạt hoặc bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:. a) Làm giả hoặc làm sai lệch từ hai trăm hồ sơ trở lên hoặc số tiền chiếm đoạt được từ năm trăm triệu đồng trở lên;. b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng hoặc c) Tái phạm nguy hiểm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng. Thứ ba, tội gian lận BHXH. Hành vi gian lận BHXH là hành vi của cá nhân dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH để cho mình hoặc cho người khác được hưởng các chế độ BHXH trái quy định hoặc hưởng nhiều hơn quy định hoặc để được xác lập quyền được hưởng hoặc quyền được hưởng nhiều hơn các chế độ BHXH trong tương lai gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quỹ BHXH. Hiện nay, hành vi này có thể bị xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 BLHS. Tuy nhiên, việc quy định một tội danh riêng cho hành vi này là cần thiết để phù hợp hơn với bản chất, với mức độ phổ biến của hành vi14 cũng như để có cơ sở quy định các khung hình phạt tương ứng, sát với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, đảm bảo tính thống nhất trong nhóm tội về BHXH. Hành vi gian lận BHXH có thể chỉ là hành vi vi phạm nhưng cũng có thể là tội phạm. Tiêu chí để phân biệt giữa tội phạm và vi phạm ở loại hành vi này là mức độ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quỹ BHXH thể hiện ở số tiền có thể được hưởng hoặc được hưởng nhiều hơn trái với quy định qua hành vi gian lận. Căn cứ vào quy định ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chúng tôi cho rằng có thể lấy mức hai triệu đồng trở lên làm dấu hiệu định tội cho tội gian lận BHXH. Như vậy, có thể quy định hành vi gian lận BHXH là tội phạm như sau:. Điều … Tội gian lận bảo hiểm xã hội. Người nào dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH để cho mình hoặc cho người khác được hưởng hoặc được xác lập quyền được hưởng trong tương lai các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp số tiền đã hưởng trái quy định hoặc đã hưởng nhiều hơn quy định hoặc có thể được hưởng trái quy định, có thể được hưởng nhiều hơn quy định từ hai triệu đồng đến dưới hai mươi triệu đồng, thì bị phạt từ một đến ba lần số tiền đã chiếm đoạt hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền bằng từ ba lần đến năm lần số tiền đã chiếm đoạt hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:. a) Số tiền đã chiếm đoạt là từ hai mươi triệu đồng đến dưới năm mươi trăm triệu đồng hoặc. Bên cạnh đó nhiều hồ sơ hưởng chế độ hưu trí bị làm giả toàn bộ đã bị phát hiện. Năm 2012, Công an tỉnh Phú Thọ đã phát hiện đường dây làm giả 43 hồ sơ hưởng chế độ hưu trí, số tiền hưởng trái pháp luật lên đến hàng tỷ đồng. Điều này cho thấy hành vi gian lận BHXH đã có tính phổ biến và đáng báo động. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền bằng từ năm lần đến bảy lần số tiền đã chiếm đoạt hoặc phạt tù từ ba năm đến bảy năm:. a) Số tiền đã chiếm đoạt là từ năm mươi triệu đồng trở lên hoặc b) Tái phạm nguy hiểm.

Các định hướng hoàn thiện pháp luật hình sự về tội phạm thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Đối với Luật BHYT, chúng ta có thể bổ sung vào Chương IX - chương quy định về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về BHYT - các hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự trong ba điều luật tương tự như trong luật BHXH, đó là điều luật quy định về nhóm các hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng BHYT, nhóm các hành vi vi phạm quy định về quyền thụ hưởng BHYT và nhóm các hành vi vi phạm khác về BHYT phải chịu trách nhiệm hình sự. Người nào có trách nhiệm thực hiện hoặc quản lý việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về tạo lập và sử dụng quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ được giao nên vô ý giải quyết sai quy định từ ba mươi hồ sơ trở lên hoặc đã vô ý gây thiệt hại cho quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ năm mươi triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền bằng từ một đến năm lần số tiền gây thiệt hại, bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến mười lăm năm.

Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội

+ Đối với hành vi xác nhận không đúng thời gian làm việc và mức đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động (Điều 12 Nghị định số 86/2010/NĐ-CP) thì phạm vi giới hạn bị xử phạt hành chính cũng ở mức vi phạm đối với đối với dưới 10 người lao động hoặc đã chiếm đoạt số tiền dưới 2 triệu đồng (từ 10 người lao động trở lên hoặc từ 2 triệu đồng trở lên thì không còn là vi phạm mà đã là tội phạm). + Đối với hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 24 Nghị định số 86/2010/NĐ-CP) thì phạm vi giới hạn bị xử phạt hành chính là đã hưởng nhiều hơn quy định hoặc có thể được hưởng nhiều hơn quy định số tiền dưới 2 triệu đồng (từ 2 triệu đồng trở lên thì không còn là vi phạm mà đã là tội phạm).