MỤC LỤC
Tại Điều 8 Bộ luật hình sự Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 đã định nghĩa khái niệm tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 13/2009/TT-BGTVT ngày 17/7/2009 quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, từ đó buộc mọi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn giữa hai xe cơ giới được ghi trên biển báo hiệu đường bộ; tại những đoạn đường không có biển báo hiệu đường bộ quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn giữa lái xe cơ giới, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Do vậy, biện pháp kinh tế trong ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng không thể là những biện pháp riêng biệt do một lực lượng chuyên trách nào đảm nhiệm mà phải là những biện pháp, những chương trình phát triển kinh tế - xã hội do Đảng ta đề ra và được triển khai thực hiện trong từng giai đoạn của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà chủ thể thực hiện đương nhiên phải là Đảng cầm quyền và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, công dân thích ứng. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin và truyền thông: “Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người.” như Đảng ta đề ra, giáo dục và đào tạo thông qua trường lớp là chưa đủ và thực tế cuộc sống đã chỉ ra nhiều canh thông tin khác nhau đem đến cho con người những giá trị văn hóa, tinh thần cao đẹp như truyền hình, sách báo, đài, phim ảnh, intenet với các chương trình khoa giáo phổ quát và phổ ích, những hoạt động này luôn có vai trò không nhỏ để tạo lập nhân cách và lối sống lành mạnh, lối sống văn hóa cho từng người dân, cụ thể đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là văn hóa khi tham gia giao thông trền đường.
Do đó, trong hoạt động thực tiễn của các chủ thể tiến hành hoạt động phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông cần vận dụng linh hoạt các nhân tố tích cực để tăng cường hiệu quả của các hoạt động đấu tranh và phòng ngừa nhằm kiểm chế tai nạn giao thông và những vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ góp phần giữ vững trật tự trị an xã hội và bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khỏe của nhân nhân. Việc đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ là hoạt động sử dụng tổng hợp các phương pháp, biện pháp, chiến lược, sách lược, phương tiện kỹ thuật và nghiệp vụ cần thiết với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cơ quan ban ngành và toàn thể nhân dân, nhằm khắc phục mọi nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm từ đó hạn chế, ngăn chặn và loại trừ loại tội này ra khỏi đời sống xã hội.
Tiến hành quy hoạch, quản lý đô thị thực hiện các giải pháp trước mắt và lâu dài như kẻ vạch phân làn, lắp đặt biển báo hướng dẫn, bên cạnh đó lực lượng cảnh sát giao thông có kế hoạch tuần tra kiểm soát, chốt chặn khép kín thời gian (từ 6 giờ 30 đến 20 giờ hằng ngày) tại nhiều điểm trên các tuyến tổ chức phân làn; trực tiếp hướng dẫn người tham gia giao thông, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những hành vi vi phạm, từng bước nâng cao nhận thức cho người dân, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ, huy động tổng lực các lực lượng cùng ra quân để kiểm soát giao thông, phòng ngừa ùn tắc, tai nạn giao thông để thực hiện tốt chủ trương của thành phố. Huyện Hòa Vang là huyện nằm ở phía tây nam thành phố có diện tích 736,91km2 bằng khoảng 78% diện tích của thành phố (không bao gồm huyện đảo Hoàng Sa) huyện có nhiều tuyến đường đi qua như: Quốc lộ 1A là đường giao thông huyết mạch Bắc - Nam chạy từ Cầu Đỏ qua các xã Hoà Châu và Hoà Phước; Quốc lộ 14B chạy qua các xã Hoà Khương, Hoà Phong, Hoà Nhơn nối Quảng Nam với Đà Nẵng; tuyến đường tránh Nam hầm Hải Vân đi qua các xã Hoà Liên, Hoà Sơn, Hoà Nhơn; các tuyến đường ĐT 601, 602, 604, 605 do thành phố quản lý và hệ thống các tuyến đường giao thông liên huyện và liên xã; tuyến đường sắt bắc - nam chạy qua xã Hòa Tiến, đồng thời huyện cũng có các con sông lớn chảy qua như: sông Yên, sông Túy Loan, sông Cu Đê… nên tình hình tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn nhiều hơn các quận còn lại của thành phố [40].
Qua tuần tra kiểm soát, lực lượng cảnh sát giao thông đã tập trung xử lý các lỗi là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông như chạy quá tốc độ; chở qua số người quy định; phúng nhanh vượt ẩu; lạng lỏch, đỏnh vừng; đi khụng đỳng phần đường, làn đường; tránh vượt không đúng nơi quy định, vượt đèn đỏ trái phép; điều khiển xe khi hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép; người đi xe mô tô gắn máy không đội mủ bảo hiểm, các phương tiện thủy chở quá tải không đăng ký, đăng kiểm; không đủ dụng cụ cứu sinh thiết bị an toàn hơn nữa trong công tác tổ chức giao thông và đảm bảo trật tự công cộng lực lượng công an khỏa sát thực tế, kiến nghị xóa các điểm đen tai nạn giao thông, các điểm ùn tắc giao thông và xung đột giao thông. Công tác phối hợp giữa Viện kiểm sát với các cơ quan tư pháp để xử lý tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ luôn được quan tâm, thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quy chế số 01/2008/LN-QCPH ngày 25/4/2008 giữa liên ngành Viện kiểm sát nhân nhân, Tòa án nhân dân, Công an nhân dân, Thanh tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Sở Lao động thương binh xã hội, Cục thuế, Chi cục quản lý thị trường, Chi cục Kiểm lâm hàng tháng Viện kiểm sát là cơ quan thường trực nhận các thông tin, tổng hợp báo cáo kết quả giải quyết cho các cơ quan phối hợp biết.
Tuy nhiên bằng nỗ lực của mình, trong thời gian qua thành phố luôn chú trọng đầu tư để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông đường sá, mở rộng và xây mới nhiều tuyến đường quan trọng như tuyến đường biển Trường Sa, đường Nguyễn Văn Linh, đường Nguyễn Tất Thành, mở rộng Quốc lộ 1A, 14B đoạn đi qua Đà Nẵng và xây mới nhiều cầu bắc qua sông Hàn như Cầu Thuận Phước, Cầu Ròng, Cầu Nguyễn Tri Phương, Cầu Nguyễn Văn Trỗi, Cầu Cẩm Lệ…Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triền kinh tế đồng thời cũng là điều kiện để kiềm chế, làm giảm thiểu tai nạn giao thông trong 05 năm qua trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Những nguyên nhân và điều kiện liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm qua đã được đầu tư nâng cấp, xây mới làm thay đổi cơ bản kết cấu hạ tầng giao thông theo chiều hướng tích cực như Quốc lộ 1A, 14B, tuyến đường ven biển Sơn Trà Điện Ngọc, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Tất Thành, đường tránh Nam hầm Hải Vân, Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Cảng Tiên Sa, các câu bắc qua Sông Hàn như Cầu Rồng, Cầu Trần Thị Lý, Cầu Thuận Phước, Cầu Nguyễn Tri Phương, Cầu Cẩm Lệ, Cầu Tuyên Sơn…Tuy nhiên, hệ thống giao thông ở thành phố vẫn bộc lộ những mặt trái như Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam đang đi ngang qua trung tâm thành phố nơi có nhiều khu công nghiệp, các trường cao đẳng, đại học và khu dân cư đông đúc, với sự tham gia rất đông công nhân, học sinh, sinh viên và người dân địa phương.
Do sự phát triển quá nhanh của các loại phương tiện giao thông, trong lúc hệ thống đường sá và hệ thống tổ chức điều hành giao thông đường bộ chưa được hợp lý đã gây nên tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông xảy ra trong thời gian qua, trong đó nổi lên một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người. Việc tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông luôn được chú trọng, tại Quyết định số 1586/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu phấn đấu hàng năm giảm 5 - 10% số người chết do tai nạn giao thông đường bộ đã khẳng định điều đó.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng luôn chú trọng đến phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, các tuyến đường trong thành phố đều được nâng cấp, mở rông, các cầu bắc qua sông Hàn luôn được xây mới nên hệ thống giao thông ở thành phố Đà Nẵng được bảo đảm, tình hình tai nạn giao thông được kiềm chế…Bên cạnh đó, thành phố đã có một số kiến nghị với trung ương nhằm đầu tư xây dựng các nút giao thông quan trọng thường diễn ra ùn tắc giao thông như nút giao thông Ngã ba Huế, xây cầu vượt trên cao, mở rộng Quốc lộ 1A, 14B, đẩy nhanh công tác xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng đi Quảng Ngãi…Việc nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch và hiệu lực quản lý thực hiện quy hoạch;. Các nguyên nhân chính vẫn là do ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông chưa cao, các hành vi vi phạm như chạy quá tốc độ, lấn chiếm làn đường, không quan sát an toàn trước khi chuyển hướng, say rượu bia khi điều khiển phương tiện, không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng khi ngồi trên môtô, xe máy, xe đạp điện đi trên các tuyến đường vắng, ban đêm, nhất là trong các dịp lễ, tết.
Lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông thực hiện việc tuần tra, kiểm soát và xử lý kịp thời nghiêm minh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố, để thực hiện được điều này, thời gian qua Đà Nẵng đã có nhiều chính sách hổ trợ, động viên lực lượng cảnh sát giao thông như: hỗ trợ thêm mỗi tháng ngoài lương 5 triệu đồng, khen thưởng kịp thời các chiến sỹ có thành tích xuất sắc…bên cạnh đó cũng có chế tài xử lý nghiêm những chiến sỹ nhận hối lộ hay có hành vi nhận hối lộ. Đối với những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng cơ quan điều tra sớm nhanh chóng vào cuộc để điều tra khởi tố, phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án để nhanh chống đưa ra xét xử, đặc biệt là đưa ra xét xử lưu động để giáo dục, răn đe người phạm tội đồng thời tuyên truyền phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ đến với mọi người dân.
Để giảm thiểu thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân thì cơ quan có chức năng cần thành lập các trạm cấp cứu tai nạn giao thông trên các quốc lộ trọng điểm, với khoảng cách giữa các trạm hợp lý và theo quy định, để đảm bảo ứng cứ kịp thời, hạn chế mức thấp nhất hậu quả do tai nạn giao thông gây ra; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức cấp cứu tai nạn giao thông tại chổ có các đối tượng liên quan đến cứu hộ, cứu nạn và giải quyết tai nạn giao thông. Đối với Viện kiểm sát nhân dân: Với chức năng, nhiệm vụ của ngành là: thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp cho nên khi nhận được tin báo có tai nạn giao thông xảy ra để đảm bảo cho việc xử lý vụ án sau này được khách quan chính xác tránh việc oan sai, bỏ lọt tội phạm, Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên cùng với cơ quan điều tra tiến hành ngay việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập dấu vết, tang vật, lấy lời khai nhân chứng, người liên quan vì đặc trưng của vụ tai nạn giao thông là hiện trường dễ bị xáo trộn do các nguyên nhân khách quan như: thời tiết, mật độ giao thông.