Thực trạng và triển vọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

MỤC LỤC

Khái quát chung về sự phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Thậm chí khu vực này còn có những năm suy giảm cả về giá trị tuyệt đối như năm 2005 và năm 2006 nguyên nhân của tình trạng này là trong hai năm này số lượng doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa và chuyển đổi hình thức doanh nghiệp đạt kết quả cao, số lượng các doanh nghiệp nhà nước suy giảm ảnh hưởng đáng kể đến GTSXCN của khu vực. Theo địa phương : Công nghiệp Bắc Ninh có sự phân bố không đồng đều, công nghiệp chủ yếu tập trung tại Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du, Yên Phong, những huyện có vị trí thuận lợi với hạ tầngcơ sở tương đối đồng bộ hơn, Trong khi đó tại các huyện còn lại giá trị sản xuất công nghiệp còn thấp, và chủ yếu là sản xuất thủ công, làng nghề, với các cơ sở sản xuất nhỏ bé, tình trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất này khá phổ biến.

Bảng 1.5. GTSXCN tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế
Bảng 1.5. GTSXCN tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế

Kinh nghiệm trong thu hút FDI cho phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc

Sự phát triển của công nghiệp Vĩnh Phúc hôm nay có sự đóng góp to lớn của công tác điều hành và quản lý kinh tế của chính quyền tỉnh, sau khi xác định chủ trương phát triển của tỉnh đó là “ lấy công nghiệp làm nền tảng và thu hút đầu tư nước ngoài là động lực cho phát triển kinh tế xã hội.” Vĩnh Phúc đã có những bước đi đúng trong việc kêu gọi các nhà đầu tư đến với tỉnh. Trong khi cả nước vẫn chưa thực hiện cải cách hành chính, chưa thực thi cơ chế ‘ một cửa, một dấu’, Vĩnh phúc đã tiên phong làm được điều này, các nhà đầu tư khi đến Vĩnh Phúc đã rút ngắn được 2/3 thời gian quy định của trung ương trong quá trình làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. - 20 ngày đối với dự án thuộc diện phải thẩm định cấp giấy phép đầu tư Bên cạnh sự thông thoáng, nhanh chóng về thủ tục đầu tư, vĩnh Phúc còn coi “mọi thành công của tất cả các nhà đầu tư là thành công của tỉnh Vĩnh Phúc và mong muốn tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều gặt hái được thành quả”.

Nhìn từ bảng tổng hợp kết quả năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc có thể thấy được sự tiến bộ qua từng năm, điểm số liên tục tăng trong các năm và thứ hạng của tỉnh liên tục được cải thiện từ thứ 8 năm 2006 vượt lên thứ 3 năm 2008 và là tỉnh có thứ hạng cao nhất khu vực phía bắc.

Bảng 1.6. chỉ số năng lực cạnh tranh câp tỉnh của  Vĩnh phúc qua các năm
Bảng 1.6. chỉ số năng lực cạnh tranh câp tỉnh của Vĩnh phúc qua các năm

Thực trạng thu hút đầu tư trưc tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Thực trạng thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Bắc Ninh được mở đầu bởi các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản vào năm 1995 khi mà tỉnh Bắc Ninh còn chưa dược tái lập.Đây là dự án có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ về mặt kinh tế, mà nó còn đánh dấu mốc cho hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công tỉnh Bắc Ninh trong thời gian sau này. Thu hút đầu tư trực tiếp nước trong ngành công nghiệp tỉnh chỉ thực sự có sự thay đổi về mặt chất lượng vào năm 2005, khi tỉnh đã thu hút được những dự án có quy mô lớn,công nghệ hiện đại như Canon của Nhật Bản, Mitac của Đài loan, Misuwa của Nhật, Leadertek của Hoa Kỳ… Tính chung cả năm 2005 Bắc Ninh thu hút được 16 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm 94,1% về số dự án và chiếm 99,62% về vốn đầu tư đăng ký. Trong những năm đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì hình thức liên doanh được lựa chọn khá nhiều, trong giai đoạn từ 1997- 2005 có tới 9 dự án liên doanh được thành lập, chiếm đến 81,8% trong tổng số doanh nghiệp liên doanh trong ngành công nghiệp của tỉnh nhà, trong những năm sau hình thức này dần suy giảm và trong suốt giai đoạn 2006-2008 chỉ có hai dự án liên doanh được ký kết.

Xếp sau Trung Quốc là các nhà đầu tư đến từ Đài Loan và Hồng Kông, mặc dù có số dự án thấp hơn so với Trung Quốc, nhưng các dự án từ hai quốc gia này thường thường tập trung vào ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ.cho nhưng tập đoàn lớn lên tỷ trọng trong vốn đầu tư đăng ký của hai quốc gia này chiếm tỷ trọng cao hơn Trung Quốc. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất kinh nổi phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.Đi vào hoạt động từ năm 1998, đến nay công xuất sản xuất của nhà máy đạt 500 tấn thuỷ tinh lỏng/ngày, tương đương 30 triệu m2 kính/năm (quy tiêu chuẩn 2mm) hay 145.000 tấn kính/năm, sản phẩm kính nổi Việt Nhật đã dược xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ, Phi-lip-pin, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Đài Loan, Thái Lan, Băng-la- đét, Bra-xin, Hồng Kông, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Sing-ga-po, Nam Phi,.  Công ty TNHH Mitac Precision technology (Đài Loan) : Là một doanh nghiệp vệ tỉnh của nhà máy sản xuất máy in laze của Canon, công ty TNHH Mitac đã đến với Bắc Ninh năm 2005 với tổng vốn đầu tư đăng ký ban đầu là 15 triệu USD, cùng với sự phát triển của Canon doanh nghiệp đã liên tục tăng vốn đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, năm 2006 tăng 18 triệu USD, năm 2008 tăng.

Bảng 1.11 : FDI trong ngành công nghiệp Bắc Ninh
Bảng 1.11 : FDI trong ngành công nghiệp Bắc Ninh

Những nhân tố tác động tới tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp Bắc Ninh

Chính sự phát triển của hệ thống hạ tầng thông tin cũng như chính sách phát triển CNTT của tỉnh đã góp phần thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển ngành công nghiêp có giá trị gia tăng lớn này.Trong báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2008, Bắc Ninh xếp thứ 5 về chỉ số công nghệ thông tin sau chỉ sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Năng, và Bình Dương. Trong những năm đầu thu hút đầu tư, quan điểm của tỉnh là thu hút đầu tư theo hướng gia tăng về số lượng, Bắc Ninh đã chủ động ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều sai phạm, nhiều ưu đãi đầu tư trái với quy định của pháp luật, nhiều dự án được cấp ưu đãi lớn đã làm rối loạn định hướng thu hút đầu tư cảu nhà nước. Với chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao, hướng vào xuất khẩu., những dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, trong những năm qua số dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tăng dần qua các năm với những dự án có quy mô vốn ngày càng cao, có công nghệ hiện đại vào những ngành kỹ thuật cao.

Với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, Bắc Ninh đã đạt được những kết quả đáng kể, trong báo cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2008 của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam thì Bắc Ninh xếp thứ bảy về môi trường đầu tư so với cả nước và đứng thứ ba khu vực phía Bắc sau Hà Nội và Vĩnh Phúc.Tuy nhiên môi trường đầu tư tỉnh vẫn còn nhiều điều phải làm để rút ngắn khoảng cách với tốp đầu, thu hút được nhiều hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh.

Bảng 1.17: Chỉ số thành phần của bốn tỉnh trong PCI năm 2008
Bảng 1.17: Chỉ số thành phần của bốn tỉnh trong PCI năm 2008

Đánh giá chung về kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp Bắc Ninh

Chỉ tính riêng năm 2008, trong khi các khu vực khác có vẻ chững lại do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như sự tăng giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào, nhưng do có sự chủ động và nắm bắt thị trường tốt hơn các khu vực khác về nguồn vốn và thị trường nên hoạt dộng sản xuất kinh doanh của khu vực này vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao với mức tăng trưởng là 40,7%. Trong những năm qua cùng với tốc độ phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của khối doanh nghiệp FDI ngành công nghiệp thì hoạt động thu ngân sách từ khu vực này cũng đạt kết quả tốt, năm 2003 thu ngân sách từ khu vực này mới chỉ đạt 40,3 tỷ đồng thì đến năm 2008 đã tăng lên 376,86 tỷ đồng tăng 336,56 tỷ đồng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những tác dộng tiêu cực do các doanh nghiệp FDI ngành công nghiệp gây ra đối với môi trường và sức khẻo của người dân, phần lớn các nhà máy, xí nghiệp đều không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của các hộ dân xung quanh.Trong cuộc khảo sát về môi trường do Sở Tài nguyên môi trường Bắc Ninh tiến hành năm 2007 tại các khu công nghiệp cho thấy môi trường nước thải tại các vị trí lấy mẫu đều vượt tiêu chuẩn về chất lượng nước thải của Việt Nam.

Mặc trong những năm vừa qua Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng trong cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục cho các dự án đầu tư, tuy nhiên cơ sở hạ tầng của Bắc Ninh vẫn còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp chưa được đầu tư một cách hoàn thiện, vẫn đề thiếu điện trong sản xuất kinh doanh vẫn còn diễn ra và chưa có biện pháp khắc phục, hạ tầng cho phát triển các khu đô thị phục vụ cho đời sống nhân công trong các khu công nghiệp còn thiếu và chưa được quan tâm đúng mức.

Bảng 1.18 : cơ cấu GTSXCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008
Bảng 1.18 : cơ cấu GTSXCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008