MỤC LỤC
Các lễ hội diễn ra trên quê hương Phú Thọ diễn ra rất đa dạng, phong phú, mang nét văn hóa đặc sắc của các bản làng như: hội Đền Hùng, hội phết – Hiền Quan, Hội bơi chải – Bạch Hạc, hội rước voi – Đào Xá, hội rước chúa Gái – Hy Cương, hội ném còn đồng bào dân tộc Mường,…Phú Thọ còn có một kho tàng thơ ca, hò, vè rất đặc sắc, những làn điều hát Xoan, hát Ghẹo, hát Đối, hát Ví mang âm hưởng của miền quê Trung du. Đến nay, núi Hùng vẫn giữ được vẻ nguyên sơ, rừng cây rậm rạp, xanh tươi và có khoảng 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn có loại cây đại thụ như Chò, Thông, Lụ,.và một loài giống cây có sơ như Kim Giao, Thiên Tuế,.Trong khu di tích lịch sử Đền Hùng là quần thể di tích có kiến trúc cổ xưa như: Cổng đền được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2, cổng xây theo kiểu vòm cuốn, hai tầng tám mái, lợp giả ngói ống; Đền Hạ được tương truyền là nơi Mẹ Âu Cơ đã hạ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con chính là tổ tiên của các dân tộc Việt; Đền Trung là nơi các vua Hùng cùng các lạc hầu, lạc tướng bàn bạc việc nước; Đền Thượng là nơi hàng năm vua Hùng làm lễ tế trời đất, thờ Thần Lúa, đây cũng là nơi vua Hùng lập đền thờ Thánh Gióng sau khi đánh tan giặc Ân và cũng chính là nơi an nghỉ của vua Hùng thứ 6.
Đây là dịp các đội cồng chiêng của các làng hòa chung trong một bản sắc văn hóa Mường nói riêng và văn háo Việt nói chung. + Nghề làm nón lá Sơn Nga, Sài Nga, Thanh Nga: Nón lá Phú Thọ có nét thanh tú, hài hòa, bình dị, bền đẹp rất phù hợp với khách du lịch quốc tế. + Ủ ấm Sơn Vi: Sơn Vi là một ngôi làng nhỏ thuộc huyện Lâm Thao, là quê hương của sản phẩm độc đáo này.
Mỗi chiếc ấm là đồ dùng trang trí đẹp, giữ nhiệt, làm đậm đà cho những ấm nước chè xanh, lá vối, nhân trần,…trong suốt bốn mùa. + Làng mộc Minh Đức: Thuộc xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông, cùng với thời gian, sản phẩm mộc Minh Đức đã có mặt ở mọi miền đất nước.
Nhìn chung các cơ sở này có quy mô tương đối lớn, có chất lượng, tuy nhiên các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm chưa thường xuyên được kiểm tra nên nhiều hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra như việc sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh tại các khách sạn trong thành phố Việt Trì những năm vừa qua…; bên cạnh đó, thực đơn phục vụ chưa phong phú, ít món mang tính chất đặc sản của địa phương nên chưa tạo được nhiều ấn tượng đối với du khách. - Các tiện nghi thể thao, vui chơi, giải trí: Đến năm 2005 trên toàn tỉnh Phú Thọ có 13 bể bơi (trong đó, có 8 bể bơi ở thành phố Việt Trì), 89 điểm massage, 58 phòng karaoke,…, các tiện nghi này góp phần tạo nên sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch và kéo dài thời gian lưu trú, khuyến khích nhu cầu chi tiêu của du khách. Năm 2008, thành phố Việt Trì đã cải tạo xong sân vận động tỉnh, xây dựng mới sân vận động mini trong truờng Chuyên Hùng Vuơng để phục vụ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, một nhà thi đấu và đầu năm 2009 đã hoàn thành thêm một bể bơi thành phố; công viên Văn Lang là một công viên lớn, quy mô nhất của tỉnh Phú Thọ đang đuợc triển khai xây dựng tại trung tâm thành phố Việt Trì.
Đã hình thành và phát triển rộng khắp các dịch vụ Internet, hộp thư thoại,…Chất lượng thông tin liên lạc của tỉnh có bước tiến vượt bậc, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; mạng điện thoại di động đã phủ sóng đến hầu hết các xã; 100% doanh nghiệp, cơ quan của tỉnh được trang bị máy tính, kết nối Internet, nối mạng nội bộ. Hệ thống cấp nước sạch của tỉnh Phú Thọ còn rất hạn chế, chủ yếu nhờ vào 2 nhà máy nước Việt Trì và Phú Thọ, một số thị trấn cũng có trạm cung cấp nước nhưng công suất nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu nước sạch như: nhà máy nước Thanh Sơn, nhà máy nước Đoan Hùng, nhà máy nước Hưng Hóa, nhà máy nước Lâm Thao và nhà máy nước Hạ Hòa.
Các cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động hiệu quả, đúng pháp luật; các điểm du lịch từng bước được tôn tạo và đi vào khai thác; an ninh trật tự và vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch được quan tâm, đảm bảo phát triển du lịch được bền vững. Cơ cấu vốn đầu tư biến động theo hướng tích cực, giảm dần sự hỗ trợ từ phía trung ương, tăng dần sức mạnh nội tại của địa phương cũng như từ khu vực tư nhân. Sự gia tăng này cho thấy khu vực tư nhân đang ngày càng quan tâm đến tiềm năng du lịch của tỉnh Phú Thọ, tạo điều kiện cho.
Giai đoạn vừa qua tỉnh Phú Thọ đã có những thay đổi rất tích cực trong chính sách quản lý đối với hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh. Các dự án này đều thuộc lĩnh vực khai thác tiềm năng du lịch như xây dựng nhà hàng, khách sạn, dịch vụ massage, tắm xông hơi, sân tennis, phòng tập thể hình,…Các dự án này đều tập trung trên địa bàn thành phố Việt Trì.
Kết quả là hiện nay, cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ cho du lịch đã tương đối hoàn thiện, hệ thống đường giao thông, nhất là đường bộ đã khá đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, hệ thống điện, nước cung cấp đủ cho sinh hoạt và kinh doanh, hầu hết các xã, thôn đã có điện và nước sạch để dùng,…trong khi đó thì cơ sở vật chất kỹ thuật khác như hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí lại quá thiếu. - Công tác chuẩn bị đầu tư, thẩm định và xét duyệt các dự án đầu tư đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa được nhanh chóng và hiệu quả, mang tính chắp vá, thụ động và còn mang nhiều yếu tố chủ quan. - Các chính sách thu hút đa dạng các nguồn vốn, đặc biệt là chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch chưa đạt có sức hấp dẫn, các chính sách ưu tiờn chưa cụ thể, rừ ràng, tạo tõm lý e ngại cho nhà đầu tư, đó khiến một số nhà đầu tư phải rút lui sau khi đã có ý định đầu tư vào ngành du lịch của tỉnh.
- Việc quản lý vốn đầu tư phát triển đặc biệt là vốn NSNN cho việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội còn nhiều yếu kém gây tình trạng thất thoát và lãng phí vốn, kế hoạch phân bổ vốn chưa hợp lý, vốn đầu tư dàn trải theo kiểu chia phần nên việc đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm. Tóm lại, một số hạn chế tồn tại trong hoạt động đầu tư xây dựng CSHTDL tỉnh Phú Thọ là: Quy mô vốn huy động còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của ngành; sự mất cân đối trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng CSHTDL; công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng CSHTDL còn nhiều yếu kém.
Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại. bình cả nước), tỷ lệ hộ nghèo 22%, có 50 xã đặc biệt khó khăn,…Nguồn lực hạn chế như vậy trong khi phải lo đầu tư cho nhiều lĩnh vực quan trọng khác nên điều tất yếu là nguồn lực đầu tư cho phát triển CSHTDL là rất hạn chế. Tóm lại, các nhân tố khách quan đang là thách thức đối với sự phát triển du lịch Phú Thọ là: bối cảnh kinh tế thế giới biến động mạnh mẽ, sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực du lịch, sự hạn chế về nội lực của tỉnh Phú Thọ và hạn chế do bản chất của đầu tư du lịch. - Yếu kém trong quản lý đầu tư: mọi dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng đều lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và các dự án này hầu hết đều do tỉnh Phú Thọ làm chủ đầu tư trong khi năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo tỉnh còn yếu và thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch.
Nhân dân tỉnh Phú Thọ từ xưa tới nay vẫn sống trong tâm lý của một vùng đất nông nghiệp, khó khăn, họ chỉ quen với việc nhà nông hoặc là đi làm công nhân trong các nhà máy lớn như nhà máy Giấy Bãi Bằng, hóa chất Lâm Thao, Z21,…Mọi người chưa nhân thức được tiềm năng to lớn của tỉnh về du lịch và chưa có kinh nghiệm trong việc làm giàu từ du lịch. Như vậy, ngoài những thách thức được kể đến ở phần trên, tỉnh Phú Thọ còn phải đối mặt với những yếu kém trong nội tại bản thân của tỉnh, đó là: sự hạn chế trong công tác quy hoạch, trong công tác quản lý hành chính Nhà nước, sự yếu kém trong công tác quản lý hoạt động đầu tư, thiếu hợp tác giữa các cấp quản lý và sự nhận thức chưa đầy đủ của người dân trong tỉnh về phát triển du lịch.