Vai trò của Liên bang Nga trong vấn đề an ninh năng lượng của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) từ năm 1991 đến năm 2011

MỤC LỤC

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cuốn “Cộng đồng các quốc gia độc lập - quá tình hình thành và phát triển” của tác giả Nguyễn Quang Thuấn, Nxb KHXH, Hà Nội 2007, đã giới thiệu tổng quan về quá trình phát triển của SNG trên một số khía cạnh như kinh tế, chính trị từ khi ra đời đến năm 2006. Bên cạnh đó là các bài được đăng trên các tạp chí chuyên ngành, báo chí hàng ngày: Như bài “Những động thái mới trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga” của tác giả Nguyễn An Hà, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 10/2010.

Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 1. Nguồn tài liệu nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn phải nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan khác.

NỘI DUNG Chương 1

Bối cảnh quốc tế và khu vực sau Chiến tranh lạnh

Tuy nhiên, với xu thế toàn cầu hóa như phân tích trên thì hòa bình, ổn định hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chính, phổ biến của sự phát triển thế giới kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, “cục diện vừa đấu tranh (thậm chí bằng Chiến tranh lạnh cục bộ hoặc từng phần), vừa hợp tác vẫn là đặc điểm chính chi phối quan hệ quốc tế và trật tự thế giới mới trong nửa phần đầu của thế kỷ tới” [14, 162]. Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong khi địa chính trị có một vẻ ngoài trung lập khi nghiên cứu những đặc điểm địa lý và chính trị của các khu vực khác nhau, đặc biệt là nghiên cứu sự tác động của địa lý đến chính trị, thì địa chiến lược đòi hỏi phải có kế hoạch và đề ra các biện pháp toàn diện để thực hiện các mục tiêu quốc gia hoặc bảo vệ những tài sản có ý nghĩa quân sự hoặc chính trị.

Khái quát về Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) 1. Tổng quan về SNG

Chỉ trong năm đầu thành lập, Cộng đồng SNG đã hình thành khoảng hơn 30 cơ quan phối hợp, trong đó có: Hội đồng các nhà lãnh đạo quốc gia (SGG), Hội đồng các nhà lãnh đạo chính phủ (SGP), tòa án kinh tế, tổ chức liên nghị viện, 16 hội đồng liên quốc gia và liên chính phủ theo các lĩnh vực hợp tác như giao thông, viễn thông,…, 6 lĩnh vực an ninh quốc phòng và 3 lĩnh vực về bảo đảm thông tin. Về kinh tế, sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế của các nước SNG trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga năm 1998, thì đến năm 2000, kinh tế các nước SNG mới bắt đầu hồi sinh và phát triển nhờ có điều kiện tương đối thuận lợi: tình hình kinh tế thế giới ổn định, giá nguyên, nhiên liệu tăng cao, đầu tư nước ngoài tăng, thu nhập quốc dân ổn định nhờ xuất khẩu tài nguyên.

Khái quát về tình hình LB Nga từ sau Chiến tranh lạnh đến nay 1. Thực lực của Liên bang Nga (thế và lực)

Điều quan trọng là những thành quả kinh tế đạt được đã nâng cao mức sống của người dân, giải quyết mâu thuẫn xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, ổn định đất nước, củng cố lòng tự hào dân tộc, và một lần nữa biến Nga thành một thế lực lớn của chính trường quốc tế, “một nước Nga mới đã xuất hiện: có ảnh hưởng hơn, uy thế hơn mọi thời điểm kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ và chắc chắn không thể đóng một vai trò ít quan trọng hơn so với các cường quốc khác. Xuất phát từ những quan niệm như trên, cộng với những toan tính vừa thực tế, vừa thực dụng khác, trong những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, ban lãnh đạo Nga đã khai thác nhiều khả năng, thực hiện nhiều biện pháp, kể cả các nhượng bộ, thỏa hiệp vô điều kiện để nhận được sự giúp đỡ về kinh tế của Mỹ và phương Tây nhằm đưa nước Nga hòa nhập thế giới phương Tây - “đại gia đình các quốc gia văn minh Bắc bán cầu” [14, 105].

Đối với vấn đề an ninh - chính trị của SNG 1. An ninh quân sự

Bởi, sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là nước được kế thừa phần lớn di sản quân sự của Liên Xô: 3 trong 4 Hạm đội (Hạm đội biển Bắc, Hạm đội Ban Tích, Hạm đội Thái Bình Dương, còn hạm đội biển Đen đang tranh chấp với Ucraina) là của Nga, ngoài ra còn có phân đội hải quân Caxpi và căn cứ hải quân Xanh Pêtécbua, hải quân Nga có 52 tàu ngầm mang tên lửa có cánh, 153 tàu ngầm đa năng (trong đó có 84 tàu nguyên tử)…với tiềm lực quân sự hùng hậu như vậy, Liên bang Nga là cường quốc duy nhất có khả năng đối trọng về quân sự, trong việc gìn giữ hòa bình, trong việc chống lại các lực lượng khủng bố, các mối đe dọa từ bên ngoài vào khu vực. Ngày 27/2/2005, Cưrơgưxtan tiến hành bầu cử Quốc hội, ngày 28/2, con trai của Tổng thống Akayev được bầu vào làm Chủ tịch Quốc hội, nhưng tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) cho rằng cuộc bầu cử này không tuân thủ đúng các tiêu chuẩn quốc tế. Ngày 5/3, dân chúng phía Nam biểu tình tố cáo Tổng thống Akayev gian lận trong bầu cử và yêu cầu Tổng thống phải từ chức. Ngày 18/3, những người biểu tình đã chiếm hai thành phố, đến ngày 24/3, họ đã cướp dinh Tổng thống và Tổng thống Akayev phải tuyên bố từ chức. Như vậy, trong vòng chưa đầy 15 tháng đã liên tiếp nổ ra 3 cuộc cách mạng màu sắc với những kịch bản tương tự nhau, là phe đối lập tố cáo gian lận trong bầu cử, không chấp nhận kết quả bầu cử, tập trung lực lượng biểu tình phản đối chính phủ, ủng hộ thủ lĩnh của phe đối lập và cuối cùng dẫn tới sự lật đổ chính quyền của Tổng thống đương nhiệm, đưa thủ lĩnh phe đối lập lên nắm quyền. Rừ ràng, cỏch mạng màu sắc nổ ra ở cỏc nước SNG ở trờn, ngoài nguyên nhân sâu xa xuất phát từ những sai lầm của chính quyền các nước về đường lối đối nội, đối ngoại khiến cho người dân ngày càng mất niềm tin vào Đảng cầm quyền, vào sự điều hành của chính phủ và người đứng đầu đất nước, sự trì trệ của nền kinh tế và nạn tham nhũng, tội phạm gia tăng, đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ…, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do sự can thiệp của Mỹ và phương Tây thông qua cái gọi là “Tây hóa” Liên Xô và Đông Âu đang trong quá trình chuyển đổi mô hình để phân hóa SNG, cô lập và kiềm chế Nga. Do vậy, nhìn toàn cục, cách mạng màu sắc không chỉ đe dọa tiến trình an ninh khu vực SNG mà còn liên quan trực tiếp đến vai trò đầu tàu của Nga đối với sự tồn vong của SNG. Bởi, trong những cuộc cách mạng màu sắc được Mỹ ủng hộ tại các nước SNG trong thời gian qua, có thể nhận thấy Mỹ đã thu được một số kết quả nhất định như đã thiết lập được chính quyền thân Mỹ ngay tại một số nước, từng bước làm cho Nga mất ảnh hưởng ở khu vực truyền thống của họ, đứng trước mối đe dọa chỗ dựa an ninh chiến lược bị chặt dứt, khi “chỉ vẻn vẹn trong hơn một năm, làn sóng cách mạng màu sắc đã lan nhanh từ ngoại Kazkav ở Tây Nam SNG, rồi từ phía Tây lan sang Trung Á ở phía Đông, gặm nhấm và làm rung chuyển toàn bộ khu vực SNG” [4, 56]. Trước tình hình đó, Nga buộc phải có một loạt biện pháp đối phó. Căn cứ trên những chênh lệch về thực lực khá xa giữa Mỹ và Nga, vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước xảy ra các cuộc cách mạng màu sắc nói riêng và tất cả các nước SNG nói chung, Nga đã không chấp nhận khoanh tay đứng nhìn sự phân hóa trong SNG, đặc biệt là “không vứt bỏ những nước xảy ra cách mạng màu sắc” [8], tích cực tranh thủ vị trí nước lớn trong khối SNG, cố gắng làm cho Ucraina không rời bỏ không gian kinh tế thống nhất. Đồng thời Nga cùng các nước còn lại trong Cộng đồng SNG liên kết ngăn chặn làn sóng cách mạng màu sắc. Quan hệ sâu sắc hơn với Bêlarút đã trở thành trung tâm trong chính sách đối với SNG của Nga. Ngoài ra, Nga còn cùng với các nước Trung Á khác như: Cadắcxtan, Udơbêkixtan tăng cường đối thoại và bàn bạc về tình hình khu vực. Mặt khác, Nga đẩy mạnh đầu tư kinh tế, lấy hợp tác kinh tế để ngăn chặn “khuynh hướng ly tâm” trong và ngoài SNG. Để không cho các nước SNG xa rời mình, Nga đã một lần nữa thực hiện chính sách “tiếp máu” về kinh tế. Bởi, với các nước không tiến hành cách mạng màu sắc thì họ không có thay đổi nhiều, nhưng với các nước đã tiến hành cách mạng màu sắc với hy vọng, đó là “liều thuốc tiên” tạo ra “sự thay đổi dân. chủ” và cải thiện đời sống ở các quốc gia này. Tuy nhiên, nhiều năm đã trôi qua, những thành quả của những cuộc cách mạng này không ngọt ngào như người ta mong đợi, trái lại, tình hình an ninh và kinh tế - xã hội ở các nước này đang có xu hướng ngày càng tồi tệ. Ví như, tình hình tại đất nước của. “cách mạng cam”: mâu thuẫn gay gắt giữa Tổng thống Victor Yuchenco và Thủ tướng Yulia Timosenko - những người hùng và đồng minh thân cận trong cuộc xuống đường hồi tháng 10/2004, đang góp phần làm cho tình hình chính trị ở Ucraina “rối như canh hẹ”. Bên cạnh đó, nền kinh tế của nước này đang có nguy cơ sụp đổ do hoạt động sản xuất trong nước gần như ngưng trệ, đồng thời nội tệ mất giá hơn 50%.. tình hình căng thẳng trong nước đã khiến người dân xuống đường biểu tình đòi chính phủ và Tổng thống từ chức. số phiếu ủng hộ).

Đối với vấn đề kinh tế của khu vực SNG

Để thuyết phục hơn về lời nhận xét trên, tờ báo tạp chí kinh tế ra ngày 13/1/2000 với nhan đề “nước Nga đã giúp đỡ các nước SNG như thế nào?” đã nêu lên rằng: mặc dù nước Nga mới vừa ra đời cũng phải vật lộn với muôn vàn khó khăn, nhất là sau những thất bại trong chính sách “định hướng Đại Tây Dương”, thì nước Nga với vai trò “đầu tàu”, quốc gia kế tục Liên Xô, hàng năm phải cung cấp cho các nước Liên Xô cũ trên 25 triệu tấn dầu và hơn 80 tỷ m3 gas (hơn 1/3 số gas xuất khẩu). Như thế, căn cứ vào những số liệu trên, người ta có cơ sở để lạc quan hướng tới tương lai của SNG, về vai trò của Liên bang Nga đối với Cộng đồng, tuy rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định sự khởi sắc nền kinh tế ở SNG sẽ ổn định lâu dài và các nước trong Cộng đồng sẽ toàn tâm toàn ý, một lòng liên kết đưa kinh tế nói riêng và các lĩnh vực khác trong cộng đồng phát triển dưới sự dìu dắt, bảo trợ của người đầu tàu Liên bang Nga.

Vai trò trong vấn đề an ninh năng lượng

Theo nhận định của V.Putin thì đề án sẽ có bước phát triển với chất lượng mới, mở ra triển vọng to lớn cho sự phát triển kinh tế, tạo ra khả năng cạnh tranh mới, cho phép các nước trong khu vực tham gia vào nền kinh tế và hệ thống thương mại toàn cầu, đồng thời tham gia trực tiếp vào quá trình soạn thảo và quyết định về quy tắc cuộc chơi trong tương lai. Mặt khác, các chuyên gia năng lượng cho rằng, tình hình ly khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố ở khu vực SNG, nhất là qua sự kiện xung đột Nga - Grudia vào tháng 8/2008 cho thấy, nó có thể đe dọa các kế hoạch của Mỹ trong việc tiếp cận sâu hơn tới những nguồn năng lượng của Trung Á, như nhận xét của nhà phân tích Cleff Chan của Tập đoàn dầu khí Eurasia là.

Bước đầu nhận xét về vai trò của LB Nga đối với Cộng đồng SNG Đã hơn 20 năm trôi qua kể từ khi Liên Xô cũ tan rã, thay cho một Nhà

Tuy nhiên, sau những thất bại, vỡ mộng vì ảo tưởng vào phương Tây, Nga nhận thấy “trong chiến lược địa - chính trị cũng như kinh tế của Nga, SNG là không gian quan trọng hàng đầu, nơi không chỉ đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế cho Nga mà còn giúp Nga khôi phục vị thế cường quốc của mình trên trường quốc tế” [8, 191]. Đành rằng, trong thời đại ngày nay mọi nước đều đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu, nhưng cũng phải thấy được đúng vị thế của nước mình (căn cứ vào vị trí địa - kinh tế, địa - chính trị, vào sức mạnh - tiềm lực quốc gia) trong khu vực và trường quốc tế để có đối sách hợp lý trong quan hệ với các nước, nhất là các nước láng giềng hay nước lớn.

Triển vọng vai trò của LB Nga đối với SNG

Vì vậy, để có thể xác định được triển vọng phát triển và hợp tác giữa Nga với các nước thành viên SNG khác, thiết nghĩ cần dựa trên hai yếu tố, chủ yếu là đánh giá khuynh hướng phát triển của từng thành viên trong SNG, và thứ hai, khả năng gắn bó của các thành viên qua các thành tố được gọi là “chất keo dính”, mà ở đây là các thiết chế kinh tế, an ninh chính trị, văn hóa, cũng như các yếu tố khác như ý thức tự nguyên hợp tác của SNG với Nga. Tình huống này có thể xảy ra nếu Nga có những biến động chính trị, kinh tế - xã hội rất lớn, dẫn đến hậu quả nước Nga suy yếu đến mức không kiểm soát được tình hình nội bộ của mình, hoặc, nếu nước Nga không suy yếu, thậm chí mạnh lên rất nhiều, nhưng lại không có những chính sách hợp lý để thúc đẩy liên kết SNG, thì tâm lý e ngại về sự tái xuất hiện một nước Nga Sa hoàng trong lịch sử sẽ bị nhiều nước thành viên SNG, EU và NATO đẩy lên cao.

Một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong quan hệ với ASEAN

Các khó khăn này có những nguồn gốc từ sự chờnh lệch rừ rệt về tầm vúc - vốn là kết quả của cả một quá trình lịch sử phát triển lâu dài liên quan tới các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, quân sự, chính trị, ngoại giao… dẫn đến quan niệm về bản sắc nước lớn - nước nhỏ và từ đó đưa ra những đặc thù về hành vi nước lớn - nước nhỏ, theo đó nước lớn thường có tâm lý “đại quốc” và do vậy có hành vi coi thường, chèn ép “tiểu quốc”. Trong quá trình ấy, Việt Nam luôn giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ, hòa bình, hòa hiếu, vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh “làm bạn với mọi nước dân chủ, không gây thù oán với một ai” như cuộc trả lời phỏng vấn của Người với một nhà báo Mỹ những năm 1940, vào thời điểm thành lập Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và khi Chiến khu kháng chiến Việt Bắc đã thông thương với Trung Quốc và Liên Xô.