MỤC LỤC
Nghị quyết này mở ra thời kỳ đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề dân tộc, chủ yếu là nhằm phát triển kinh tế - xã hội miền núi trên quan điểm: Phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân; sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa miền núi là sự nghiệp chung của nhân dân cả nước, trước hết là sự nghiệp của nhân dân các dân tộc miền núi và đồng bào miền xuôi lên định cư ở miền núi; nắm vững chủ trương phát triển có kế hoạch nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội; phải phát triển miền núi toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Đảng ta xác định những nhiệm vụ chủ yếu đặt ra là: Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình; tăng cường các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền hướng về cơ sở; thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở và các chương trình giáo dục miền núi, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo; tăng cường cơ sở khám, chữa bệnh, cán bộ y tế cho các xã, bản, thôn, ấp; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số; củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng dân tộc thiểu số; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân; thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng và tôn giáo ở vùng dân tộc và miền núi.
Như vậy, ta thấy rằng những chính sách dân tộc cơ bản của Đảng và Nhà nước ta hiện nay đều thể hiện các nội dung chủ yếu: Có chính sách phát triển kinh tế hàng hóa ở các vùng dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc; tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc, từng bước nâng cao dân trí đồng bào các dân tộc; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của các dân tộc; tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo với tinh thần: “Khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại, kiên quyết đổi mới tư duy kinh tế, phát huy cao độ nội lực, tiềm năng, thế mạnh của vùng đất đỏ Bazan; gắn kết nghành và lãnh thổ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, trước hết là lĩnh vực nông nghiệp, tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn; đẩy mạnh cộng nghiệp chế biến nông- lâm sản và thương mại dịch vụ; thực hiện đồng bộ các biện pháp tổ chức, cơ chế, chính sách, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật”. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản có bước phát triển khá, các làng nghề mộc dân dụng, sửa chữa cơ khí phát triển; sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác tài nguyên ngày càng mở rộng và có hiệu quả, như nhà máy gỗ MDF, cơ sở chế biến sắn… Đầu năm 2007, Nghĩa Đàn xây dựng được 3 làng nghề: Làng nghề mộc mỹ nghệ Nghĩa Quang, làng nghề mộc dân dụng Tân Quyết Thắng - thị trấn Thái Hòa, làng nghề chổi đót tại Nghĩa Hội.
Triển khai và áp dụng có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ sách bút, quần áo cho con em dân tộc các vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn góp phần động viên học sinh đến trường, cụ thể như hỗ trợ học sinh con hộ nghèo theo Quyết định 112/ TTg với vốn được cấp là 4.523,1 triệu đồng trong năm 2010 cấp cho 2.391 học sinh mẫu giáo, 5.700 học sinh phổ thông và 9 người phục vụ học sinh mẫu giáo; Chương trình dự án cấp không thu tiền với vốn được cấp là 88 triệu đồng, Uỷ ban nhân dân huyện giao cho Công ty Thương mại Phủ Quỳ thực hiện và cấp cho 1.324 học sinh tiểu học, với 19.388 quyển vở ở các xã đặc biệt khó khăn năm học 2010- 2011… Vì thế các em học sinh đến tuổi đi học đều được đến trường, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi, tâm lý an tâm cho các em dân tộc thiểu số.
Với đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai trên, Nghĩa Đàn có thế mạnh phát triển đa dạng các loại cây trồng: Địa hình đồi dốc, cao trồng rừng; vùng đồi thoải trồng cây lâu năm, cây công nghiệp hàng năm, màu các loại; nơi thung lũng thấp có thể sản xuất lúa nước, rau màu… Do vậy, hiện tại phần lớn quỹ đất ở Nghĩa Đàn đều đã được khai thác sử dụng có hiệu quả, trong đó đến 80,64% cho phát triển nông nghiệp, 13,52% cho phi nông nghiệp, chỉ còn 5,84% diện tích chưa sử dụng. Ngoài ra, trong huyện còn có tuyến quốc lộ 15A chạy qua từ xã Nghĩa Sơn, qua xã Nghĩa Minh đến thị xã Thái Hoà; có tỉnh lộ 545 từ phường Quang Tiến, qua xã Tây Hiếu (Thái Hoà), đến Nghĩa An, Nghĩa Khánh (Nghĩa Đàn), sang Tân Kỳ; có đường nguyên liệu xuất phát từ nhà máy đường NAT & L (Quỳ Hợp) và được chia làm 2 nhánh, một nhánh chạy qua các xã phía Bắc huyện Nghĩa Đàn sang vùng Tây Bắc huyện Quỳnh Lưu (tỉnh lộ 598), nhánh còn lại chạy vòng phía Tây Nam, qua Nghĩa Đức đến Nghĩa An, Nghĩa Khánh… như một cánh cung liên kết với hầu hết các xã vòng ngoài của huyện. Điều kiện xã hội, kinh tế. Dân cư Nghĩa Đàn được định cư tương đối ổn định và tập trung trên 307 thôn, bao gồm các dân tộc cùng chung sống là Kinh, Thái, Thổ, Thanh và một số ít dân tộc khác. dân số cả huyện) theo đạo Thiên chúa giáo.
Nâng cao nâng cao năng lực, sức chiến đấu và xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền nhà nước; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận trong Đảng và trong xã hội làm động lực lớn cho sự phát triển. Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: đảng bộ huyện đạt danh hiệu vững mạnh suốt nhiệm kỳ, kết nạp Đảng viên mới 150 đồng chí/ năm; chính quyền và 80% các phòng ban chuyên môn cấp huyện được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ hằng năm; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc suốt nhiệm kỳ.
Để thực hiện tốt chính sách giáo dục và đào tạo, nâng cao kiến thức, năng lực cho đồng bào các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện, phòng Giáo dục và đào tạo cần phối hợp với ban dân tộc huyện, bộ đội biên phòng, các ngành hữu quan của địa phương tuyên truyền vận động tất cả con em dân tộc tham gia vào mục tiêu chương trình của quốc gia về phổ cập trung học cơ sở, xây dựng quỹ khuyến học một cách tích cực. Từ thực tế điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ở Nghĩa Đàn, việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ chính quyền; nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc; tiếp tục thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số cho các xã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao vai trò của Mặt trận các cấp, kết hợp các phòng ban, các cơ quan đoàn thể nhân dân trong việc tham gia triển khai thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc là những giải pháp cơ bản để đạt được các mục tiêu, thực hiện tốt nhiệm vụ trong công tác dân tộc.
Cựng với việc nhận định rừ tỡnh hỡnh, tỡm ra nguyờn nhõn, xác định mục tiêu và phương hướng cụ thể trong việc tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, dự án về vấn đề dân tộc là điều hết sức quan trọng. Nghĩa Đàn cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong thực hiện chính sách dân tộc, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng vùng, xã khác nhau để có sự điều chỉnh, áp dụng các giải pháp một cách hiệu quả nhất.