MỤC LỤC
Theo M.I.Konzacov, “QL giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và tính hướng đích của chủ thể QL ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em” [Trích từ Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQL Giáo dục &. Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể khái quát như sau: QL giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho hệ vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất.
Nhà nghiên cứu Đặng Quốc Bảo quan niệm: “QL giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phù hợp với lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội (..) cho nên QL giáo dục được hiểu là sự điều hành của hệ thống giáo dục quốc dân” [1, 8]. Ở cấp độ vi mô, quan niệm này cũng thống nhất với ý kiến của Phạm Minh Hạc khi ông cho rằng “QL giáo dục là QL trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình”.
Vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và XH, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa tình cảm và trách nhiệm.Trong điều kiện hiện nay, cần đặc biệt giúp các em phân tích, đánh giá các hiện tượng XH, các thang giá trị đang có những diễn biến không đơn giản, biết ủng hộ, bảo vệ cái đúng, phản đối ngăn chặn cái sai. Ở tuổi HS THPT, quan hệ bạn bè chiếm vị trí hơn hẳn so với lứa tuổi khác, do lòng khao khát muốn có một vị trí bình đẳng trong cuộc sống, các em được sinh hoạt với các bạn cùng tuổi, cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm.
Văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định: "Nhiệm vụ mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, CNH-HĐH đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức kỷ luật cao là những con người kế thừa và xây dựng CNXH vừa hồng vừa chuyên".[12]. [21] Tỏc giả Phạm Minh Hạc trong cuốn “Phát triển con ngời toàn diện thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc” chỉ rừ: “Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức giáo dục đạo đức trong các trường học, củng cố ý tưởng giáo dục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho con người,kết hợp chặt chẽ giáo dục đạo đức với việc thực hiẹn nghiêm chỉnh luật pháp của cơ quan thi hành pháp luật; tổ chức thống nhất các phong trào thi đua yêu nước và các phong trào rèn luyện đạo đức, lối sống cho toàn dân, trước hết cho cán bộ đảng viên, cho thầy cô các trường học; xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất toàn xã hội về giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức cho mọi người” [16].
Trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục. Vì vậy, một trong nội dung của việc quản lý công tác GDĐĐ là phải thường xuyên có kế hoạch bố trí, sắp xếp huy động các nguồn lực tài chính để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ dạy học và GDĐĐ HS.
Nội dung quản lý hoạt động tự quản của HS bao gồm: Xác định cho HS thấy tầm quan trọng của hoạt động tự quản, giúp HS nâng cao ý thức tự giác rèn luyện đạo đức, tự giác học tập, xây dựng nội dung, tổ chức học tập phổ biến nội quy đến từng lớp, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động quản lý cho đội ngũ cán bộ lớp; chỉ đạo GVCN thực hiện vai trò cố vấn và hướng dẫn HS trong các hoạt động tự quản, giáo dục HS vi phạm nội quy, khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích trong học tập và rèn luyện. - Việc kiểm tra, đánh giá phải mang tính chất quá trình, đánh giá kết quả GDĐĐ phải thể hiện được sự tiếp nối giữa những chuẩn mực cũ - mới và sự vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của HS để xử lý các tình huống ĐĐ, đặc biệt là kinh nghiệm ứng xử, hành động trong cuộc sống của HS, nhờ vậy GV có thể hình dung được quá trình học tập, rèn luyện của HS trong và ngoài giờ học để có.
Hiệu trưởng phải nghiên cứu và nắm bắt đặc điểm tâm lý - nhân cách của CB-GV-NV và HS, những yêu cầu về đạo đức, nghề nghiệp, hứng thú, những phẩm chất ý chí thuộc các lứa tuổi khác nhau, để có những biện pháp tác động thích hợp, giúp GV trở thành tấm gương sáng cho HS noi theo và giúp HS hình thành những nhân cách theo mục tiêu đã định. Trong quản lý công tác GD đạo đức cho HS, không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào, tùy theo tình huống cụ thể mà nắm vững và vận dụng ưu thế cũng như hạn chế tối đa nhược điểm của từng phương pháp, kết hợp khéo léo để đạt mục tiêu đề ra.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 20,1%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực ( thương mại- dịch vụ:50%; công nghiệp- xây dựng:37%; nông- lâm- ngư:13%), thu ngân sách đạt khá, thu nhập bình quân đầu người đạt 26,2 triệu đồng, nhiều chỉ tiêu sản lượng cây trồng đều đạt hoặc vượt kế hoạch, văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh chính trị, an toàn xã hội được giữ vững. Đặc biệt Nghị quyết cũng nờu rừ: “Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết TW II (Khoá VIII) và Luật giáo dục, xây dựng xã hội học tập, chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu qủa GD-ĐT, đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực phát triển KT – XH, nâng cao chất lượng đội ngũ GV và CBQL, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, tăng cường công tác GDĐĐ, lối sống, giáo dục pháp luật trong các nhà trường, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường, khắc phục cơ bản những yếu kém, bức xúc về kỷ cương trong giáo dục”.
Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn những học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức (mà chúng tôi đã trình bày ở bảng 2.6) thường là con cái của các gia đình có hoàn cảnh như : Mức sống thấp, thiếu hiểu biết nờn bố mẹ không có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con cái; Hoặc có điều kiện kinh tế khá giả nên nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái khiến trẻ trở nên ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ, ỷ lại hoặc quá cô đơn mà dẫn đến chai lỳ. Đảng và nhà nước ta đang chủ trương xây dựng một xã hội học tập nhưng một bộ phận HS chối bỏ quyền được học của mình, bởi thực tế quyền lợi của một số người học hành đến nơi đến chốn chưa được quan tâm bảo vệ một cách đầy đủ: Có nhiều người tốt nghiệp loại khá giỏi mà vẫn không tìm được việc làm phù hợp trong khi “con ông cháu cha” chỉ dạo qua trường Cao đẳng, Đại học vài vòng với danh nghĩa tại chức hay đào tạo từ xa là được lót chỗ ấm êm.Tình trạng này khiến một số trẻ mất niềm tin vào cuộc đời.
Như vậy, GDĐĐ HS ở các trường THPT Thị xã Thái Hòa, chủ yếu vẫn là dùng các giải pháp hành chính, nặng về yêu cầu HS thực hiện một cách bắt buộc, chưa phong phú, linh hoạt, cần phải quan tâm hơn nữa về việc nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, HS về GDĐĐ; bồi dưỡng đội ngũ GVCN, xây dựng tập thể HS tự quản và phải có tự phối hợp tốt giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS. Nhưng số liệu trên lại lệch với số liệu khảo sát khác khi chúng tôi thăm dò ý kiến của 115 người (gồm CBQL, GV, CB Đoàn) có 83% cho rằng tình trạng đạo đức của HS ngày càng sa sút và việc xếp loại đạo đức cho HS trong nhà trường là không phản ánh đúng thực tế đạo đức của HS bởi tâm lý “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” của CB, GV.
Những tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma túy, văn hoá phẩm có nội dung đồi trụy, rượu bia…hàng ngày tác động tới nhận thức, hành vi của HS, phá vỡ niềm tin, tình cảm và thói quen tốt của các em, dẫn đến hình thành niềm tin, quan niệm sai lệch và không nhận thức thấy tác hại, trách nhiệm về hành vi của mình; một số HS coi trọng giá trị tiền bạc, vật chất hơn lý tưởng, hoài bão, ước mơ chân chính… HS THPT dễ dàng bị cơn lốc thị trường cuốn theo, nếu sự chăm lo giáo dục của nhà trường - gia đình và xã hội bị buông lỏng. Các trường đầu tư kinh phí cho công tác GDĐĐ cho HS còn thấp; chỉ chú trọng vào việc dạy đội tuyển HS giỏi, văn nghệ, thể dục thể thao… để dành thành tích cho nhà trường nên không tổ chức được các hội nghị, các buổi tổng kết kinh nghiệm GDĐĐ, khen thưởng, động viên, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, năng lực công tác cho đội ngũ CBQL và đội ngũ GVCN… Do vậy, cần làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để có nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác GDĐĐ.
Để đảm bảo tính khoa học, các giải pháp quản lý công tác GDĐĐ vừa phù hợp với lý luận quản lý giáo dục và các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước phải phù hợp với thực tiễn nhà trường, đặc điểm văn hoá địa phương và tâm lý lứa tuổi HS. Các giải pháp nêu ra phải đảm bảo tính toàn diện, sự thống nhất giữa các mục tiờu, nội dung, phương phỏp giỏo dục, cú sự phõn cụng rừ ràng, tạo được ý thức tự giác, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và cá nhân tham gia công tác GDĐĐ, tạo điều kiện cho công tác quản lý tiến hành thống nhất và đồng bộ nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
Lựa chọn đúng, bồi dưỡng tốt nhằm xây dựng được một đội ngũ GVCN giỏi có phẩm chất ĐĐ, chuyên môn vững vàng, nhân cách hoàn thiện, có tâm huyết với nghề, thương yêu HS, có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, có kiến thức hoạt động và những kỹ năng vận dụng những tri thức khoa học giáo dục vào thực tiễn sinh động và đa dạng trong quá trình GDĐĐ HS. Nhà trường THPT phải tổ chức các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng, phù hợp với tâm sinh lý đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của HS, tạo nên sự hấp dẫn thu hút HS tham gia tự giác tích cực, tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực bản thân, tự quản sáng tạo và phát triển những phẩm chất đạo đức, các hành vi thói quen đạo đức và ý thức vươn lên hoàn thiện nhân cách nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất, nhân cách HS.
Chúng tôi đã trực tiếp trao đổi với một số đối tượng khảo sát thì nhận được sự giải trỡnh rằng: Xõy dựng tập thể HS tự quản để theo dừi, giỳp đỡ nhau là cần thiết, nhưng hầu như số đông học sinh hiện nay ý thức tự giác học tập học tập rèn luyện không cao bởi nhiều tệ nạn có sức cuốn hút lớn nên đã có hiện tượng hình thành. - Tóm lại, mặc dù ý kiến của các đối tượng về 8 giải pháp có tỷ lệ về mức độ cần thiết, phù hợp và khả thi khác nhau, không hoàn toàn tương thích theo tỷ lệ thuận; Nhưng cả 8 giải pháp đều có sự nhất trí cao về cả hai mục đích của giải pháp là cần thiết và khả thi, chứng tỏ các giải pháp được đề xuất là phù hợp, chặt chẽ, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa thực tiễn.