Chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường đến 2010 và định hướng phát triển đến 2020

MỤC LỤC

Định hướng Chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường đến 2010 và định hướng đến 2020

Định hướng giai đoạn từ 2008 đến 2010

    Trong giai đoạn này sẽ tập trung vào các lĩnh vực hợp tác về thể chế và tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý môi trường các cấp. Các chương trình hợp tác này nhằm đáp ứng các yêu cầu về đổi mới tổ chức của cơ quan quản lý môi trường từ cấp trung ương đến địa phương. 1) Hoàn thiện khung pháp lý và thể chế cho công tác quản lý môi trường Đây là lĩnh vực rất quan trọng cần sự hợp tác quốc tế để cải thiện công tác xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam. Việc hoàn thiện khung pháp lý và thể chế cho công tác quản lý môi trường là hết sức quan trọng. Đây là một trong các yếu tố tác động đến năng lực quản lý và thực thi Luật bảo vệ môi trường ở tất cả các cấp. Trong phần này sẽ tập trung ưu tiên vào:. 1 Từ các kết quả rà soát việc thực hiện các cam kết trong các công ước quốc tế của Việt Nam, xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật và các văn bản cần thiết để thực hiện các cam kết trong Công ước đã ký, góp phần bảo vệ môi trường và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một nước thành viên tham gia Công ước. 2 Hoàn chỉnh Luật đa dạng sinh học và các văn bản dưới luật liên quan;. 3 Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cải thiện khung pháp lý để tăng cường sự tham gia của các tổ chức NGOs vào các hoạt động bảo vệ môi trường. 4 Xây dựng và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật cho công tác tham vấn cộng đồng đối với các dự án môi trường. 2) Xây dựng mới, chỉnh sửa các tiêu chuẩn môi trường liên quan nhằm tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ môi trường. Các tiêu chuẩn chỉnh sửa, bổ sung:. - Rà soát các tiêu chuẩn môi trường về không khí xung quanh, khu vực sản xuất để bổ sung các thông số ô nhiễm mới, chỉnh sửa các giới hạn của các thông số cũ cho phù hợp với lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam;. - Rà soát các tiêu chuẩn môi trường về chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước thải để bổ sung các thông số ô nhiễm mới, chỉnh sửa các giới hạn của các thông số cũ cho phù hợp với lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam;. - Rà soát các tiêu chuẩn môi trường về chất lượng đất để bổ sung các thông số ô nhiễm mới, chỉnh sửa các giới hạn của các thông số cũ cho phù hợp với lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam;. - Xây dựng và ban hành các định mức kinh tế và kỹ thuật cho các hoạt động nghiên cứu, điều tra, xử lý trong lĩnh vực môi trường. Các tiêu chuẩn xây dựng và ban hành mới. - Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn giới hạn các thông số ô nhiễm chỉ tiêu kim loại nặng và hoá chất trong đất;. - Xây dựng và ban hành ngưỡng giới hạn cho phép tiêu chuẩn môi trường không khí xung quanh cho các vùng cụ thể trên cả nước: khu công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch và giải trí, vùng đệm giữa khu công nghiệp và khu dân cư. - Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể cho các công trình xử lý môi trường: Các công trình xử lý chất thải nguy hại, các công trình xử lý khí thải. - Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật cho các hoạt động điều tra, kiểm kê, đánh giá chất lượng môi trường nước, không khí, đa dạng sinh học, chất thải rắn. Đặc biệt các thông số môi trường mới cần bổ sung như chỉ tiêu PCB, POPs. 3) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý môi trường. Việc thay đổi cơ cấu tổ chức của các các cơ quan quản lý môi trường như hiện nay và xu hướng trong những năm tới, đòi hỏi các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý môi trường cho các cấp, các ngành và các địa phương là rất cần thiết. Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo trong giai đoạn này cần tập trung vào:. - Đào tạo nâng cao trình độ quản lý môi trường cho các cán bộ quản lý chủ chốt tại các cơ quan quản lý môi trường thuộc ngành tài nguyên và môi trường. Chương trình này cần tập trung đào tạo về kỹ năng quản lý môi trường. - Đào tạo đội ngũ chuyên gia chuyên sâu về các lĩnh vực thẩm định công nghệ môi trường, xử lý chất thải;. - Đào tạo kỹ năng quản lý cho các cán bộ các khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia nhằm tăng cường hiệu quả quản lý tại các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia. - Đào tạo kỹ năng xây dựng các đề xuất và triển khai các dự án tài trợ quốc tế về bảo vệ môi trường cho các tổ chức NGOs về môi trường và các địa phương. - Đào tạo kỹ năng quản lý dự án. - Đào tạo các kỹ năng trong công tác truyền thông môi trường cho các tổ chức NGOs, các tổ chức chính trị xã hội, báo, đài. 4) Xây dựng và ban hành các công cụ kinh tế nhằm thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp. - Nghiên cứu xây dựng các loại phí bảo vệ môi trường (chất thải rắn, khí thải, thuế môi trường, cô ta ô nhiễm). Tập trung vào nước thải và khí thải. - Xây dựng các chính sách ưu đãi, công cụ kinh tế nhằm thúc đẩy các hoạt động đầu tư và kinh doanh dịch vụ trong các lĩnh vực tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải tại nguồn. 5) Hoạt động xây dựng các đề xuất dự án môi trường.

    Giai đoạn từ 2011 đến 2020

    - Nghiên cứu xây dựng các đề xuất dự án sử dụng các năng lượng tự nhiên (năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt) để phát điện nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Loại dự án này đang được ưu tiên tài trợ cao;. - Xây dựng kế hoạch tổng thể bảo vệ môi trường Việt Nam, tập trung vào ba vùng kinh tế trọng điểm. các dự án đề xuất cho các lĩnh vực xử lý và khắc phục ô nhiễm. Đặc biệt các dự án này sẽ do khu vực tư nhân hoặc các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm để gắn trách nhiệm trong công tác hoàn trả nguồn vốn vay tín dụng cho các nhà tài trợ. Ngoài ra, các hoạt động hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ xử lý môi trường, phát triển ngành công nghiệp môi trường cũng rất quan trọng trong giai đoạn này. Đặc biệt trong giai đoạn này cần có sự hợp tác quốc tế để phát triển các mô hình cộng đồng bảo vệ môi trường tại các khu vực nông thôn, miền núi nhằm cải thiện chất lượng môi trường cho các khu vực này. Cụ thể các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ trong giai đoạn này như sau:. 1) Hoạt động nâng cao nhận thức môi trường và truyền thông môi trường. - Nâng cao nhận thức hiểu biết về Luật Bảo vệ môi trường, cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng ;. - Tăng cường năng lực cho cơ quan truyền thông môi trường cấp quốc gia thông qua các hoạt động đào tạo tăng cường năng cho cán bộ truyền thông và hỗ trợ trang thiết bị truyền thông ;. 2) Hoạt động xây dựng các đề xuất dự án môi trường. Trong giai đoạn này, các đề xuất dự án cần tập trung vào các khu vực ưu tiên như sau:. - Xây dựng các mô hình dự án trình diễn về tiêu thụ và sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, bền vững ;. - Tăng cường năng lực quản lý môi môi trường trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm và khắc phục các sự cố môi trường. - Tăng cường sự tham gia của các tổ chức NGOs vào các hoạt động bảo vệ môi trường của Việt Nam. - Bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm trong lĩnh vực vật nuôi nhằm đem lại các lợi ích kinh tế cộng đồng và giá trị đa dạng sinh học. - Bảo tồn và phát triển những nguồn gen quý hiếm trong lĩnh vực cây trồng nhằm đem lại các lợi ích kinh tế cho cộng đồng và giá trị đa dạng sinh học. 2) Hoạt động chuyển giao công nghệ xử lý môi trường. Hiện tại các công nghệ tái chế chất thải ở Việt Nam còn rất lạc hậu, kém hiệu quả. Bởi vậy các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm chuyển giao công nghệ hiện đại, thân htiện môi trường trong lĩnh vực này vào Việt Nam là. rất cần thiết. Các công nghệ cần xem xét lựa chọn để chuyển giao như sau:. - Công nghệ tái chế các chất thải dạng nhựa. - Công nghệ tái chế các chất thải ngành công nghiệp điện tử. - Công nghệ tái chế các loại pin, ắc quy 3) Chương trình cảnh báo sớm về thiên tai. Việt Nam vẫn còn thiếu các công cụ và nguồn lực trong công tác cảnh báo sớm về các thiên tai. Bởi vậy cần có các hoạt động hỗ trợ các tổ chức quốc tế trong công tác tăng cường năng lực cảnh báo sớm các thiên tai:. - Tăng cường tiềm lực trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác cảnh báo sớm thiên tai cấp quốc gia;. - Khảo sát lựa chọn một địa phương điển hình để thực hiện dự án trình diễn về cảnh báo sớm thiên tai. 4) Các yêu cầu bảo vệ môi trường khi quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng môi trường cho các khu đô thị và các khu thể thao, du lịch, giải trí. Thực tế Việt nam đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường tại các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn. Do thiếu các kiến thức cũng như các công cụ để quản lý và thực thi các quy hoạch này. Bởi vậy, cần có sự hợp tác quốc tế nhằm cải thiện môi trường cho các khu vực này:. - Xây dựng và ban hành các hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các quy hoạch hạ tầng môi trường tại các khu đô thị;. - Xây dựng và ban hành các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với quy hoạch phát triển đô thị. - Thí điểm mô hình quy hoạch đồng bộ hệ thống hạ tầng môi trường cho một khu đô thị và rút kinh nghiệm nhân rộng cho các khu vực khác. -Xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật đối với quy hoạch hệ thống hạ tầng môi trường khu thể thao, du lịch và giải trí. 5) Đánh giá hiệu quả thực thi các luật, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường. Dự kiến sau 05 năm thực thi các Luật, văn bản quy phạm pháp luật về môi trường sẽ phải tiến hành đánh giá tính hiệu quả của các văn bản này và các bất cập cần khắc phục. Bởi vậy đây là hoạt động cũng rất cần sự hợp tác của các tổ chức quốc tế có tính chuyên môn hoá cao, có kinh nghiệm để hỗ trợ thực hiện đánh giá và đưa ra các khuyến nghị. - Triến khai các chương trình đánh giá các luật và các văn bản pháp luật liên quan về môi trường và đề xuất các khuyến nghị. - Sửa đổi hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật liên quan về bảo vệ môi trường trên cơ sở các kết quả phát hiện từ các hoạt động đánh giá. 6) Đào tạo, tăng cường năng lực quản lý môi trường. - Đào tạo tăng cường năng lực cho các tổ chức NGOs để tham gia đảm nhận các dịch vụ như: đánh giá tác động môi trường; đánh giá môi trường chiến lược; thực hiện kiểm soát ô nhiễm; tham gia giám sát việc tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường;. - Thí điểm hỗ trợ mô hình tăng cường năng lực cho 06 tổ chức NGOs tại 03 khu vực trên cả nước trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. 7) Thí điểm các mô hình thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Bởi vậy, để tránh các hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường cần có các chương trình dự án trình diễn trong các mô hình hoạt động canh tác nông nghiệp, các quy hoạch sử dụng đất tại một số khu vực nhằm thích ứng với các tác động biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các rủi ro về môi trường.

    Các giải pháp triển khai chương trình

    - Triến khai các chương trình đánh giá các luật và các văn bản pháp luật liên quan về môi trường và đề xuất các khuyến nghị. - Sửa đổi hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật liên quan về bảo vệ môi trường trên cơ sở các kết quả phát hiện từ các hoạt động đánh giá. 6) Đào tạo, tăng cường năng lực quản lý môi trường. - Đào tạo tăng cường năng lực cho các tổ chức NGOs để tham gia đảm nhận các dịch vụ như: đánh giá tác động môi trường; đánh giá môi trường chiến lược; thực hiện kiểm soát ô nhiễm; tham gia giám sát việc tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường;. - Thí điểm hỗ trợ mô hình tăng cường năng lực cho 06 tổ chức NGOs tại 03 khu vực trên cả nước trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. 7) Thí điểm các mô hình thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Các tác động của biến đổi khí hậu trong những năm tới đã được các nhà khoa học cảnh báo. Bởi vậy, để tránh các hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường cần có các chương trình dự án trình diễn trong các mô hình hoạt động canh tác nông nghiệp, các quy hoạch sử dụng đất tại một số khu vực nhằm thích ứng với các tác động biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các rủi ro về môi trường. Các chương trình ưu tiên trong hoạt động này sẽ tập trung vào:. - Nghiên cứu và triển khai 03 mô hình trình diễn tại 03 khu vực miền Trung, miền Bắc, miền Nam về thích ứng với biến đổi khí hậu trong các hoạt động canh tác nông nghiệp. - Thực hiện thí điểm 03 dự án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại 3 khu vực bị tác động của biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. hợp với tình hình thực tiễn của đất nước;. c) Xõy dựng cơ chế theo dừi và đỏnh giỏ cỏc dự ỏn ODA về bảo vệ môi trường để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý và sử dụng nguồn vốn này. Các giải pháp về tổ chức:. a) Cục Bảo vệ môi trường chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành và các địa phương để làm việc với các nhà tài trợ tiềm năng nhằm hoàn thiện các đề xuất dự án ưu tiên theo lộ trình đề ra;. b)Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý chương trình, dự án ODA để có thể đảm nhận và triển khai hiệu quả nguồn vốn này;. b) Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý và triển khai thực hiện các dự án ODA về bảo vệ môi trường;. c) Tổ chức các cuộc họp thường niên giữa các nhà tài trợ và cơ quan quản lý môi trường cấp quốc gia để xác định các ưu tiên hàng năm. Các giải pháp về tăng cường năng lực thu hút và sử dụng ODA:. a) Nâng cao trình độ hiểu biết của lãnh đạo và cán bộ quản lý nghiệp vụ thực hiện các chương trình, dự án ODA ở các cấp về chính sách, quy trình và thủ tục ODA của Việt Nam cũng như của nhà tài trợ;. b) Nâng cao năng lực xây dựng các đề xuất dự án ODA trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thông qua cơ chế, chính sách để huy động các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước tham gia xây dựng các đề xuất ưu tiên bảo vệ môi trường theo lộ trình đề ra trong Chương trình;. c) Đào tạo tăng cường năng lực cho các cán bộ của Ban quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn viên trợ. Các giải pháp về công khai, minh bạch. a) Xây dựng hệ thống các tiêu chí làm cơ sở lựa chọn các chương trình, dự án đề xuất theo Danh mục xin tài trợ theo lộ trình đề ra trong Chương trình;. b) Có cơ chế, chính sách mở rộng diện thụ hưởng ODA đối với các đối tượng ngoài khu vực nhà nước để tham gia các chương trình, dự án phục vụ các lợi ích bảo vệ môi trường trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật pháp liên quan tới thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn. c) Công khai hoá toàn bộ thông tin và tài liệu về Chương trình Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường tới các Bộ, ngành và các địa phương, các tổ chức NGOs để làm cơ sở tìm kiếm các đơn vị xây dựng các dự án đề xuất sử dụng nguồn vốn này phục vụ cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Các giải pháp về thông tin, giới thiệu Chương trình. a) Duy trì một trang Website nhằm cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho các hoạt động ưu tiên về bảo vệ môi trường trong Chương trình;. b) Tăng cường giới thiệu các nội dung Chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường nhằm tìm kiếm các nhà tài trợ, các nhà xây dựng đề xuất dự án để triển khai hiệu quả các nội dung đề xuất trong Chương trình;. c) Có chế độ khen thưởng đối với những cá nhân và tập thể trong nước, tổ chức quốc tế trong việc tài trợ, xây dựng đề xuất, tham gia triển khai hiệu quả các chương trình ưu tiên trong kế hoạch góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Các giải pháp về tăng cường quan hệ đối tác với các nhà tài trợ:. a) Tăng cường đối thoại giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Bảo vệ môi trường với các nhà tài trợ thông qua Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ về môi trường cho Việt Nam thường niên và giữa kỳ;. b) Nâng cao tính chủ động của Cục Bảo vệ môi trường và các địa phương, các tổ chức tư vấn trong việc vận động ODA và xây dựng các đề xuất dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường theo lộ trình đề ra trong Chương trình;. c) Hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để thực hiện Tuyên bố Hà Nội. d) Thúc đẩy các nhà tài trợ cùng làm việc với nhau trên cơ sở lợi ích chung và hài hoà quy trình thủ tục nhằm giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả viện trợ;. đ) Xây dựng và ban hành các quy định nhằm hài hoà quy trình thủ tục giữa Chính phủ và các nhà tài trợ trong các khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dừi, đỏnh giỏ chương trỡnh dự ỏn ODA cho cỏc hoạt động bảo vệ môi trường.

    Tổ chức thực hiện kế hoạch

    Lồng ghép nội dung của chương trình vào kế hoạch phát triển của ngành tài nguyên môi trường đến 2010 và định hướng đến 2020

    Các đơn vị trong ngành tài nguyên môi trường căn cứ các nội dung của Chương trình để xây dựng các chương trình, dự án ODA, lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị mình trong từng giai đoạn.

    Theo dừi, bỏo cỏo và cập nhật kết quả triển khai Chương trỡnh

    Hỗ trợ rà soát các tiêu chuẩn môi trường về chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước thải và bổ sung các thông số ô nhiễm mới, sửa đổi các giới hạn của các thông số cũ cho phù hợp với lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam;. Hỗ trợ triển khai dự án đào tạo tăng cường năng lực cho các tổ chức NGOs về đánh giá tác động môi trường; đánh giá môi trường chiến lược; thực hiện kiểm soát ô nhiễm; tham gia giám sát việc tuân thủ pháp luật bảo vệ môi.