Nghiên cứu và đánh giá cảnh quan tỉnh Quảng Ngãi phục vụ phát triển kinh tế bền vững

MỤC LỤC

Những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu 1. Các quan niệm về cảnh quan

Theo Nguyễn Thượng Hùng “NCCQ thực chất là nghiên cứu về các quá trình tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên, nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và quy luật phân hoá của tự nhiên nhằm phát hiện và phân chia ra các thể tổng hợp tự nhiên, các đơn vị CQ có tính đồng nhất tương đối trong lãnh thổ làm cơ sở đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN và KT-XH để lập quy hoạch SDHL, phát triển KT-XH và BVMT” [42, tr.5], [59, tr.8]. Theo Lê Đức An, ĐGCQ hay đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN là “xác định mức độ thuận lợi của các tổng thể lãnh thổ tự nhiên (về tất cả hoặc một số các hợp phần) cho các mục đích hoạt động đời sống và kinh tế, phục vụ công tác quy hoạch, tổ chức sản xuất lãnh thổ” [1, tr.123].

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 1. Các quan điểm nghiên cứu của luận án

Việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá được dựa trên kết quả phân tích vai trò của chúng với đối tượng đánh giá; Việc xác định trọng số cho chỉ tiêu cũng được tiến hành trên cơ sở phân tích tổng hợp mức độ ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu; Việc phân chia cấp thuận lợi (thích hợp) của từng CQ đối với một loại hình sử dụng được dựa vào kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu; Kết quả phân tích tổng hợp mức độ thuận lợi của từng CQ đối với các loại hình sử dụng khác nhau cũng là hệ thống các kết quả đánh giá cho từng đối tượng. Cùng với quan điểm hệ thống – tổng hợp, phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống giúp NCS chỉ ra được ngành sản xuất nào là tối ưu nhất và cần được ưu tiên phát triển theo các đơn vị CQ (sau khi đã đánh giá mực độ thuận lợi của ĐKTN cho từng ngành sản xuất), cũng như đưa ra hệ thống định hướng khai thác và sử dụng các loại tài nguyên theo từng đơn vị CQ một cách toàn diện, tổng hợp và đồng bộ vì mục tiêu PTVB cho lãnh thổ nghiên cứu.

Phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan

3 - Từ kết quả NCCQ và ĐGCQ, kết hợp với quy hoạch tổng thể, hiện trạng phát triển KT-XH địa phương, luận án đề xuất định hướng khai thác, SDHL tài nguyên và không gian phát triển các ngành sản xuất, định hướng BVMT tỉnh Quảng Ngãi theo hướng PTBV; không gian ưu tiên phát triển cây cao su huyện Bình Sơn. Để xây dựng hệ thống phân loại CQ cho lãnh thổ nghiên cứu, luận án kế thừa hệ thống phân loại của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997), tham khảo các hệ thống phân loại của các tác giả trong và ngoài nước; Đồng thời, căn cứ vào kết quả phân tích vai trò các nhân tố thành tạo CQ; đặc điểm phân hóa tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi và tỉ lệ bản đồ CQ được thành lập.

Hình 1.3:  Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu

Phương pháp luận đánh giá cảnh quan

Luận án đã chứng minh NCCQ ở Việt Nam được ứng dụng nghiên cứu từ những chương trình lớn của đất nước: phân vùng CQ, phân vùng ĐLTN, phân vùng sinh thái… hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế lớn (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch), quy hoạch đô thị, bảo tồn thiên nhiên… đến quy mô nghiên cứu nhỏ hơn: ĐGCQ phục vụ phát triển một loại cây trồng, vật nuôi, trên diện tích nhỏ (làng, xã hoặc các huyện) ở tỉ lệ bản đồ lớn. Trên Thế giới cũng như ở Việt Nam hiện tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về CQ, nhiều hệ thống phân loại, nhiều phương pháp đánh giá… Quá trình nghiên cứu và tổng quan lí luận NCCQ giúp NCS lựa chọn cơ sở khoa học để vận dụng lí luận chung vào nghiên cứu ở tỉnh Quảng Ngãi, nhằm xác định quy luật phân hóa CQ, cấu trúc CQ Quảng Ngãi, đánh giá mức độ thuận lợi của ĐKTN cho phát triển các ngành kinh tế của tỉnh ở bản đồ CQ tỉ lệ 1:100.000 và vận dụng lí luận ĐGCQ cấp dạng cho phát triển cây cao su huyện Bình Sơn ở bản đồ CQ tỉ lệ 1: 50.000 phục vụ cho việc đề xuất định hướng SDHL tài nguyên, BVMT lãnh thổ Quảng Ngãi.

Hình 1.4: Sơ đồ khái quát nội dung quá trình đánh giá tổng hợp
Hình 1.4: Sơ đồ khái quát nội dung quá trình đánh giá tổng hợp

ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH QUẢNG NGÃI

Đặc điểm, vai trò các yếu tố thành tạo cảnh quan Quảng Ngãi 1. Vị trí địa lí

Khí hậu là yếu tố động lực của CQ, chi phối hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên: Các tâm mưa lớn > 3000mm/năm (Trà Bồng, Sơn Giang…) có lượng nước dồi dào, quyết định cường độ xói mòn mạnh trên các sườn dốc của Trà Bồng, Sơn Tây, Tây Trà (thuộc lớp CQ núi), gây ngập úng và bồi đắp phù sa ở lớp CQ đồng bằng, cửa sông. Những phân tích trên đã chứng tỏ vai trò to lớn của yếu tố thủy văn Quảng Ngãi trong thành tạo CQ: những CQ miền núi bị xói mòn, rửa trôi mạnh; các CQ thung lũng và đồng bằng có quá trình tích tụ, bồi đắp phù sa; các CQ cửa sông, ven biển bị xâm nhập mặn định kì hàng năm, CQ phía Đông Nam có mùa khô sâu sắc….

Bảng 2.4. Đặc trưng thủy văn một số sông chính của tỉnh Quảng Ngãi
Bảng 2.4. Đặc trưng thủy văn một số sông chính của tỉnh Quảng Ngãi

Đặc điểm cảnh quan tỉnh Quảng Ngãi

Hạng CQ sơn nguyên với lớp phủ bazan trên núi trung bình có bề mặt đồi, lượn sóng, quá trình thống trị là rửa trôi bề mặt, hình thành trên sơn nguyên với lớp phủ bazan bề mặt đồi, lượn sóng, có 1 nhóm loại CQ trên đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính (Fu) ở phía nam Ba Tơ (xã Ba Xa, Ba Tô và Ba Lã), có 2 loại CQ (số 25 và 26) với hiện trạng thảm thực vật là RKTX và rừng kín thứ sinh. Các hoạt động như phục hồi rừng, trồng rừng làm gia tăng sinh khối cho CQ, hạn chế lượng đất bị rửa trôi trên địa hình dốc, ngăn chặn cát bay, di chuyển của dải cồn cát…, tạo ra sự cân bằng tự nhiên và cải thiện MT cho lãnh thổ nghiên cứu, điển hình như các CQ số 8, 12, 19, 121, 124… Ngăn thuỷ triều và nước mặn xâm nhập vào nội đồng, cải tạo CQ ngập mặn đưa vào sử dụng (trồng lúa, trồng hoa màu, nuôi trồng thuỷ sản) đã biến những vùng đất hoang thành các CQ có năng suất sinh học cao, phục vụ nhu cầu con người.

Bảng 2.9: Phân hoá theo độ cao và diện tích các phụ lớp cảnh quan
Bảng 2.9: Phân hoá theo độ cao và diện tích các phụ lớp cảnh quan

Đặc điểm cảnh quan huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Trong đó, một số khoanh vi thuộc hạng CQ dãy và khối núi bóc mòn thạch học, cấu tạo chủ yếu bởi đá macma xâm nhập, bị chia cắt mạnh, sườn dốc, quá trình trượt lở, đổ vỡ thống trị, thuộc núi trung bình, ở độ cao gần 1000m. Vì vậy, chúng được con người khai thác và sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, hàng năm, cây lương thực như lúa, hoa màu… Những nơi trũng thấp vùng cửa sông ven biển được nuôi trồng thủy sản.

Phân tích thực trạng sử dụng cảnh quan ở Quảng Ngãi

Lãnh thổ Quảng Ngãi nằm trong hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa, thuộc phụ hệ CQ nhiệt đới ẩm gió mùa không có mùa đông lạnh, bao trùm trên toàn lãnh thổ là một kiểu CQ RKTX nhiệt đới mưa mùa, gồm 3 lớp CQ, 7 phụ lớp, 16 hạng và 139 loại CQ. Đó cũng là lí do cần phải tiến hành các hoạt động ĐGCQ nhằm xác định tiềm năng ở mỗi khu vực tự nhiên của tỉnh nhằm điều chỉnh hoạt động khai thác CQ phù hợp với quy luật tự nhiên, hướng tới phục hồi, tái tạo tài nguyên, BVMT vì mục tiêu PTBV cho địa phương.

ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG

Đánh giá cảnh quan Quảng Ngãi cho phát triển các ngành kinh tế 1. Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông nghiệp

Vùng núi phía tây của tỉnh có nhiều dạng địa hình, nhiều phong cảnh đẹp, do có chế độ mưa ẩm phong phú nên hệ thực vật nhiệt đới đa dạng có tính hấp dẫn đáng kể, trên những làng người Ca Dong, Cor, Hrê sinh sống có khí hậu mát mẻ là điểm thu hút khách du lịch tham quan, nghỉ dưỡng… Quảng Ngãi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch. Trên cơ sở số liệu về số ngày khô nóng ở Quảng Ngãi [41], có tham khảo một số kết quả nghiên cứu về sự phân hóa của số ngày khô nóng trong mối liên hệ với độ cao địa hình [41], số ngày khô nóng ở vùng nghiên cứu được chia thành 3 cấp: Rất thuận lợi - không bị ảnh hưởng bởi khô nóng, quan sát thấy ở những khu vực vùng núi có độ cao địa hình khoảng 700m trở lên; Thuận lợi – chịu ảnh hưởng không nhiều của gió khô nóng (khoảng trên dưới 20 ngày khô nóng/năm); Ít thuận lợi – chịu ảnh hưởng nhiều của gió khô nóng, hàng năm có khoảng 40 – 50 ngày.

Bảng 3.2: Đánh giá riêng các chỉ tiêu của loại CQ đối với sản xuất nông nghiệp
Bảng 3.2: Đánh giá riêng các chỉ tiêu của loại CQ đối với sản xuất nông nghiệp

Đánh giá cảnh quan huyện Bình Sơn cho phát triển cây cao su 1. Đặc điểm sinh thái của cây cao su

+ Độ đá lẫn (đ): Cao su có rễ cọc, nếu đá lẫn, tầng sỏi, hoặc bị laterit trong phạm vi độ sâu 80cm cách mặt đất, ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ và mức độ tăng trưởng của cây. + Thành phần cơ giới: Liên quan đến độ tơi xốp, độ thoáng khí, khả năng giữ nước, giữ phân và chất dinh dưỡng cho đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây, mức độ sinh trưởng của cao su.

Bảng 3.13. Bảng đánh giá riêng các chỉ tiêu đối với cây cao su huyện Bình Sơn
Bảng 3.13. Bảng đánh giá riêng các chỉ tiêu đối với cây cao su huyện Bình Sơn

Một số giải pháp chung

Thông qua nghiên cứu sự phân hóa CQ và đánh giá CQ ở tỷ lệ 1:100.000 luận án đã làm sáng tỏ những đặc điểm đặc thù tiêu biểu cho lãnh thổ Quảng Ngãi – một thiên nhiên thu nhỏ của VN với 3/4 diện tích là đồi núi, CQTN đa dạng và khá phức tạp nhưng có quy luật phân hóa chung (sự thay đổi từ CQ vùng núi xuống CQ đồi và đồng bằng, từ CQ khô hạn ở phía Đông Nam lên CQ ẩm ướt ở phía Tây và Tây Bắc) và tất cả đều thay đổi theo mùa – động lực phát triển của CQ Quảng Ngãi. Cụ thể là sự phân hóa phức tạp của các giá trị cực trị tạo nên sự tương phản sâu sắc giữa các CQ trong tỉnh nhưng lại thống nhất giữa các CQ đối lập trên cùng lãnh thổ: CQ có mưa lớn trên các dãy núi cao nhất tỉnh (thuộc Trà Bồng, Tây Trà, Ba Tơ…) và CQ ít mưa, có số tháng khô hạn gay gắt nhất tỉnh ở sát ven biển (Sa Huỳnh); giữa các CQ quanh năm thừa ẩm trên núi và các CQ có độ ẩm không khí thấp ở các thung lũng (do gió tây khô nóng hoạt động liên tục nhiều ngày liền); giữa các CQ sườn núi bị sạt lở, trượt lở mạnh với các CQ bãi bồi ven sông và CQ đồng bằng phù sa sông Trà Bồng, Trà Khúc… Kết quả phân tích đặc trưng từng loại CQ, cho phép luận án xác định chức năng của chúng trên lãnh thổ nghiên cứu: điều tiết dòng chảy, điều hòa khí hậu, phòng hộ đầu nguồn và ven biển; sản xuất nông nghiệp, nông - lâm kết hợp, phát triển công nghiệp – dịch vụ, làm muối.

Kiến nghị

Luận án thực hiện được các mục tiêu đề ra: làm sáng tỏ đặc điểm và quy luật phân hóa CQ lãnh thổ Quảng Ngãi, tiềm năng tự nhiên và thực trạng khai thác tài nguyên, đề xuất được định hướng khai thác, SDHL một số loại CQ, BVMT và kiến nghị bố trí không gian phát triển đối với các ngành kinh tế chiến lược cho tỉnh. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Khanh Vân, Dương Thị Nguyên Hà, Trần Hải Vũ (2012), Nghiên cứu đa dạng cảnh quan tỉnh Quảng Ngãi – Cơ sở sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường, Hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ VI, tháng 09/.