Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

Các công cụ quản lý Nhà nước các dự án đầu tư

- Quy hoạch phát triển kinh tế và xã hội theo các ngành nghề, lĩnh vực và vùng lãnh thổ dựa trên điều kiện thực tế của đất nước, số liệu điều tra nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước cũng như dựa vào các mục tiêu phát triển đã đề ra thể hiện ở chủng loại cơ cấu sản phẩm và dịch vụ trên những nét lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển. - Hệ thống pháp luật và quy định có liên quan đến quản lý đầu tư như: Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, luật Đấu thầu, luật Ngân sách, Luật Đất đai, Luật Môi trường, luật Doanh nghiệp, luật lao động, luật bảo hiểm, luật thuế, luật phá sản, và một loạt các văn bản dưới luật kèm theo về quản lý hoạt động đầu tư như các quy chế về quản lý tài chính, vật tư, thiết bị, lao động, tiền lương, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên khác….

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG

Giới thiệu khái quát về tỉnh Hải Dương và các doanh nghiệp của tỉnh Hải Dương

    Trong những năm 2007 - 2008, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bị suy thoái, giá cả thị trường trong và ngoài nước biến động mạnh, lạm phát gia tăng, thị trường chứng khoán không ổn định đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Đến năm 2009, là năm nền kinh tế cả nước chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, tuy nhiên GDP của Hải Dương tăng 5,9% và cao hơn mức tăng trưởng chung 5,32% của cả nước.

    Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2005 - 2009
    Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2005 - 2009

    Phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án tại Hải Dương 1. Đặc điểm chung về các dự án trên địa bàn tỉnh Hải Dương

      Trong tổng số vốn đầu tư phân theo lĩnh vực thì đầu tư cho lĩnh vực giao thông chiếm tỷ trọng lớn nhất (27,54%) trong giai đoạn này, chiếm tỷ trọng lớn như vậy là do trong thời gian qua tỉnh đã tập trung đầu tư cho một số tuyến đường trọng điểm như: thi công tuyến đường sắt Lim - Phả Lại, nâng cấp các tuyến quốc lộ 393, 188, 191 với quy mô cấp III đồng bằng, thi công các cầu trên quốc lộ 37, thi công phần nền đường giai đoạn 1 của tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đoạn đi qua địa phận Hải Dương hoàn thành công tác khảo sát hướng tuyến và triển khai công tác bồi thường GPMB tuyến cao tốc Nội Bài-Cái Lân; duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo giao thông trên các tuyến Quốc lộ 5A, 18, 183, 10, ngoài ra còn cải tạo, duy tu các tuyến đường tỉnh lộ, đường huyện, đường đô thị và giao thông nông thôn. Tiếp theo là cho lĩnh vực phát triển đô thị chiếm (15,15%), trong giai đoạn này tỉnh Hải Dương đã triển khai quy hoạch mở rộng địa giới hành chính thành phố Hải Dương đi đôi với tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo điều kiện để thành phố Hải Dương được công nhận là đô thị loại II vào năm 2009: xây dựng xong các tuyến đường nối trung tâm thành phố với khu đô thị phía Tây, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng khu đô thị phía Tây, khu dân cư Đông Ngô Quyền (giai đoạn II), khu du lịch sinh thái và dịch vụ thành phố Hải Dương, khu dân cư lắp máy 69-3. Do đó vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ đưa công trình vào sử dụng với những dự án có khả năng hoàn thành trong năm; với các công trình chuyển tiếp, trong khi đây là nhóm công trình có giá trị khối lượng cần thực hiện lớn nhất thì lại không được ưu tiên, do đó không đảm bảo được tiến độ vừa trả nợ khối lượng đã hoàn thành nghiệm thu năm trước vừa đẩy nhanh tiến độ thi công năm kế hoạch.

      Nổi cộm nhất là công tác giải phóng mặt bằng của Dự án xây dựng khu công nghiệp tàu thủy của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) ở xã Lai Vu, huyện Kim Thành; việc giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền, huyện Cẩm Giàng và Dự án Nhà máy luyện phôi thép vuông của Công ty cổ phần B.C.H tại thôn Cổ Phục, xã Kim Lương, huyện Kim Thành.

      Đồ thị số 2.4: Tổng hợp đầu tư bằng vốn NSNN của tỉnh Hải Dương trong  giai đoạn 2005 - 2009
      Đồ thị số 2.4: Tổng hợp đầu tư bằng vốn NSNN của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2005 - 2009

      Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước dự án đầu tư 1. Thành tựu đạt được

      Thực tế tại Hải Dương hiện nay, công tác đấu thầu trong nước đối với các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước tuy trình tự cơ bản được thực hiện theo các quy định nhưng kết quả đạt được còn hạn chế, chủ yếu mới chỉ đạt được về lựa chọn được nhà thầu, còn hiệu quả kinh tế đạt được trong đấu thầu không đáng kể và đã xuất hiện hiện tượng lợi dụng công tác đấu thầu để hợp thức những kết quả trúng thầu chứa đựng những sai phạm làm thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước. - Tình trạng đấu thầu hình thức, thông tin về đấu thầu chưa được cung cấp đầy đủ để đăng tải công khai; việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu chưa thực hiện đúng quy định; lạm dụng hình thức chỉ định thầu; chưa nghiêm túc thực hiện xử lý vi phạm; chưa tuân thủ theo các mốc thời gian trong đấu thầu làm chậm trễ quá trình đấu thầu; đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu còn thiếu và năng lực hạn chế. (Điển hình như vụ đấu thầu gây xôn xao dư luận đó là việc tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án khu đô thị mới phía Đông mở rộng thành phố Hải Dương. Bên mời thầu đã vi phạm quy định do chính mình ban hành, đồng thời vi phạm nghiêm trọng Luật Đấu thầu khi nhà đầu tư không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu, không đăng ký tham gia đấu thầu nhưng lại có tên trong biên bản mở thầu).

      Có nhiều chế độ chính sách mới trong quản lý đầu tư như Luật Xây dựng, luật Đấu thầu, luật Đầu tư… các thay đổi về chế độ tiền lương, về thuế và giá cả, vật tư… vì chưa có thông tư hướng dẫn kịp thời của các Bộ ngành liên quan nên các địa phương, đơn vị rất lúng túng và khó khăn dẫn tới tình trạng chậm trễ trong việc thực hiện dự án, một số chủ đầu tư không hoàn thành kế hoạch được giao.

      MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

      Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương

      Cần thiết phải giao các ngành chức năng rà soát lại toàn bộ quy hoạch bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ, thành phố, các huyện thị, các quy hoạch chung đã được duyệt trước đây để điều chỉnh, bổ sung duyệt lại quy hoạch chung cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh để bãi bỏ và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn về những cái không hợp lý. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển - kinh tế xã hội: nâng cao tầm nhìn và định hướng chiến lược trong công tác quy hoạch để đầu tư có hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch; rà soát điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, đặc biệt đối với công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn; xây dựng cơ sở dữ liệu chính xác phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội, quan tâm công tác dự báo. Một giải pháp cũng rất quan trọng tại nông thôn hiện nay đó là đầu tư phát triển hệ thống hướng nghiệp và dạy nghề, nhất là nghề cho nông dân tại khu vực thu hồi đất nông nghiệp; đa dạng hoá các loại hình dạy nghề, phát triển nhanh đào tạo nghề dài hạn; thực hiện liên kết trong đào tạo giữa các trung tâm đào tạo nghề với các doanh nghiệp; gắn đào tạo với sử dụng lao động.

      Phân cấpvà thực hiện phân cấp quản lý trong các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua đã tạo sự chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp quản lý, qua thực tiễn đã chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả của nó, vì vậy cần được tổng kết đánh giá nghiêm túc để tiếp tục thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. Từ thực trạng trên cho thấy, nhu cầu đào tạo về kiến thức quản lý xây dựng, quản lý đô thị cho cán bộ chuyên môn các cấp, đặc biệt là ở xã, phường, thị trấn rất cần thiết, phải tạo điều kiện cho họ thường xuyên cập nhật và nâng cao nghiệp vụ quản lý, chế độ chính sách mới trong lĩnh vực xây dựng cơ bản bao gồm quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, từ đó hạn chế những sai sót trong việc phát triển hệ thống đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Những kiến thức tiếp thu được thông qua các chuyên đề sẽ giúp cho cán bộ cấp xã, phường nắm vững nội dung của quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng; đồng thời nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chức năng quản lý trong quá trình đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho họ có đủ chuyên môn nghiệp vụ để kiểm tra và phát hiện xây dựng sai phép, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong công tác này.