MỤC LỤC
+ Tổ chức nghiên cứu chiến lược và đề xuất các vấn đề cóm liên quan đến tài chính doanh nghiệp; dự báo khả năng động viên tài chính từ doanh nghiệp, qua đó xây dựng các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp, chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn tại doanh nghiệp, chế độ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và các chế độ khác có liên quan đến quản lý tài chính doanh nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ tài chính;. Tham gia ý kiến về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp trọng điểm, các tổng công ty nhà nước; tham gia xây dựng và thông báo chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước hàng năm của doanh nghiệp theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ tài chính; tham gia các phương án giá sản phẩm và dịch vụ do nhà nước quy định giá; tham gia việc xây dựng đơn giá, quỹ tiền lương và xếp hạng doanh nghiệp theo quy định của nhà nước;.
Trong hai năm 1997 và 1998, Nhà nước đã đầu tư thêm vào một số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thông qua việc cấp bổ sung một lượng vốn đáng kể (khoảng 3000 tỷ đồng) cho các doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao và có thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp đã biết kết hợp vốn ngân sách với các nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Số vốn tự bổ sung của một số ngành chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn chủ sở hữu và cũng tăng về số tuyệt đối liên tục qua các năm, ví dụ: ngành Hàng hải, Bưu điện, Hàng không. Kết quả thống kê của Cục tài chính doanh nghiệp cho biết: Quy mô vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua tăng. Tuy nhiên, việc cấp vốn của nhà nước vẫn còn những hạn chế. Hiện tượng thiếu vốn trầm trọng tại số đông các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay là một minh chứng cho sự chưa hợp lý trong việc cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước. Tình trạng chung của các doanh nghiệp nhà nước ta hiện nay là tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước đầu tư thành lập nhưng vốn nhà nước không đủ mức tối thiểu cho sản xuất kinh doanh. Có tới 60% doanh nghiệp nhà nước không đủ vốn pháp định theo Nghị định 50/CP. Trên 50% các doanh nghiệp nhà nước chưa đủ vốn lưu động tương ứng với quy mô hoạt động kinh doanh. Tổng công ty nhà nước được ưu tiên các điều kiện vật chất, nguồn lực để phát triển song hiện vẫn có tới gần 80% số Tổng công ty có mức vốn nhà nước dưới mức vốn bình quân của các Tổng công ty, trong đó 35% Tổng công ty có mức vốn nhà nước dưới 1000 tỷ đồng. Con số này chứng tỏ có tình trạng chênh lệch về vốn khá lớn giữa các Tổng công ty và số Tổng công ty thiếu vốn, ít vốn là chiếm đa số. Bên cạnh nguồn vốn nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý, sử dụng, nguồn vốn huy động được bằng việc sử dụng các khoản nợ, đặc biệt là các khoản vay cũng được quản lý khá chặt chẽ do nó ảnh hưởng đến cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Ở nước ta, các khoản nợ phải trả cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước. tổng nguồn vốn). Ngoài ra, giám sát doanh nghiệp còn để đánh giá việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ tài chính, chuẩn mực kế toán hiện hành và đánh giá tổng thể về tình hình hoạt động sản xuất kinh đoanh của doanh nghiệp để phục vụ cho việc ban hành, hoàn thiện các chính sách vĩ mô và chế độ đối với doanh nghiệp trong từng ngành, từng lĩnh vực, thực hiện sự hỗ trợ đối với trường hợp cần hỗ trợ của nhà nước nhằm khắc phục những khó khăn tạm thời và phát triển doanh nghiệp.
Công tác giám sát cần giúp cho việc đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, như việc phát hiện doanh nghiệp bị thua lỗ, doanh nghiệp đầu tư lãng phí, công nghệ thiết bị lạc hậu, khả năng tiêu thụ sản phẩm, giá thành sản phẩm và khả năng thu hồi vốn không được tính toán kỹ. Thứ tư, kênh thông tin từ doanh nghiệp lên các cơ quan tài chính cũng như trong hệ thống cơ quan tài chính doanh nghiệp thường phải nhanh, đầy đủ.
Hiện nay ở nhiều nước, cơ quan trực tiếp tiến hành công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn nhà nước nói riêng đối với doanh nghiệp cũng là cơ quan trực tiếp hoặc gián tiếp ban hành các chính sách, chế độ quản lý vốn tại doanh nghiệp (thông qua việc dự thảo các chính sách trình cơ quan có thẩm quyền ký ban hành). Việc giám sát tại chỗ có thực sự phát huy hiệu quả, nghĩa là thấy và phản ánh được kịp thời những khó khăn mà doanh nghệp đang gặp phải để tìm cách tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư doanh nghiệp đang thực hiện..Đồng thời các cơ quan quản lý phải tổ chức việc giám sát tại chỗ cho phù hợp, không gây cản trở đối với hoạt động của doanh nghiệp và không để cho một số cán bộ lợi dụng việc giám sát ngay tại doanh nghiệp để làm lợi cho riêng mình.
Từ đây có thể thấy, việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước tuy đã tập trung gọn lại về một đầu mối là Cục tài chính doanh nghiệp nhưng trên thực tế thì việc quản lý các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự được tập rtung và đó là một trong các nguyên nhân gây ra sự phát triển không đồng đều giữa các doanh nghiệp nhà nước. Sự tác động gián tiếp của chính sách quản lý của nhà nước tới hoạt động quản lý vốn nhà nước thể hiện ở chỗ: các chính sách quản lý của nhà nước có tạo ra được một môi trường thuận lợi cho công tác quản lý vốn nhà nước hay không, hay tạo khó khăn cho công tác quản lý?.
Một hệ thống chính sách quản lý đúng đắn, đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ngược lại, một hệ thống chính sách quản lý chưa đầy đủ, không đồng bộ, còn thiếu sót sẽ làm giảm hiệu quả của công tác quản lý. Cựng với việc khụng ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước (căn cứ để quản lý), việc tổ chức thực hiện đó cho thấy những dấu hiệu tớch cực rừ rệt.
Mỗi phân xưởng và ngành sản xuất một hoặc một nhóm sản phẩm: Phân xưởng len 1 sản xuất len thảm, phân xưởng len 2 sản xuất len cao cấp Acrylic đan áo từ xơ hoá học, phân xưởng nhuộm- in hoa nhuộm, in vải hoa gia công các loại theo yêu cầu của khách hàng, ngành cơ điện sản xuất phụ trợ cho các phân xưởng trong nhà máy. Có thể kể tên một số khách hàng lớn của Nhà máy trong 2 năm qua gồm có: Công ty TNHH Hoàng Dương (60 tấn len Acrylic mỗi năm), Công ty cổ phần kinh doanh len Sài Gòn (20 tấn len Acrylic mỗi năm), Công ty TNHH Đông Đô (20 tấn len thảm), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Nam Định (6 tấn len thảm).
- Nhà máy cho thuê hoạt động các TSCĐ thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình (những TSCĐ tạm thời chưa dùng đến) để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập, đồng thời vẫn đảm bảo theo dừi và quản lý được TSCĐ. Nhà mỏy đó lập phương án trình Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam duyệt trước khi thực hiện. Nhà mỏy và bờn thuờ TSCĐ đó lập hợp đồng thuờ TSCĐ trong đú núi rừ loại TSCĐ, thời gian thuê, tiền thuê phải trả và trách nhiệm hai bên. Hiện mỗi năm Nhà máy thu hơn 200 triệu đồng tiền thuê. Trong thời gian cho thuê, Nhà máy vẫn tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ này vào chi phí kinh doanh trong kỳ. bán 1 số TSCĐ gắn với Nhà in hoa thu 11 triệu đồng); Nhà máy cũng đã thanh lý những tài sản lạc hậu hư hỏng không có khả năng phục hồi, tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng, tài sản sử dụng không có hiệu qủa và không thể nhượng bán nguyên trạng. Qua kiểm tra kiểm toán nhà nước phát hiện thấy việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi 13.539.300 đồng năm 2000 không hợp lệ do Nhà máy đã không thành lập Hội đồng xử lý công nợ (hồ sơ thiếu thủ tục cần thiết) nên đã yêu cầu Công ty len Việt Nam điều chỉnh lại, xoá bút toán lập dự phòng, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và tăng lãi năm 2000; phân tích cơ cấu vốn của Nhà máy thấy việc điều chuyển khoản vốn 7.478.889.093 đ (trước đã được Công ty len Việt Nam quyết. định điều chuyển khỏi Nhà máy nhưng Nhà máy chưa chuyển mà vẫn để lại ở tài khoản 336- phải trả nội bộ) không hợp lí đã kiến nghị lên Công ty điều chuyển lại số vốn đó cho Nhà máy và đến năm 2002 đề xuất đó mới được Công ty len Việt Nam thực hiện.
Thứ ba, hàng tồn kho có một lượng lớn đang bị xuống cấp nghiêm trọng hiện không thể đưa vào sản xuất (hoặc do không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật, hoặc do chúng phục vụ cho việc sản xuất những sản phẩm mà Nhà máy đã ngừng sản xuất thời gian trước); giá trị thực tế của chúng theo đánh giá lại chỉ bằng một nửa so với giá trị ghi trên sổ sách, song Công văn xin giảm vốn và biện pháp xử lý số hàng này (đã gửi Công ty len Việt Nam trình lên Tổng công ty dệt may Việt Nam từ lâu) đến nay vẫn chưa được duyệt; Nhà máy hiện không có điều kiện phân bổ phần giảm giá này vào chi phí kinh doanh do giá bán sản phẩm hiện tại của Nhà máy đã cao hơn hàng của Trung Quốc 2000 đ/cân (nếu tiếp tục tăng giá sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ) và Nhà máy vẫn còn số lỗ luỹ kế hơn 170 triệu đồng;. Thứ hai, từ tổ chức bộ máy quản lý, trực tiếp sử dụng tài sản nhà nước nhưng do là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty len Việt Nam, Nhà máy len Hà Đông không có quyền tự quyết nhiều vấn đề liên quan đến việc quản lý các tài sản đó, trách nhiệm cá nhân trong quản lý chưa được phân định rạch ròi cũng như việc hạn chế sự chủ động sáng tạo của Nhà máy, thêm vào đó, hiện đang là đơn vị đi đầu trong số các thành viên Công ty len Việt Nam, các nguồn lực của Nhà máy (được cấp và tự làm ra) bị Công ty len Việt Nam điều tiết để duy trì sự tồn tại của các thành viên ốm yếu, những điều đó đã làm giảm hiệu quả quản lý tài sản Nhà nước đầu tư vào Nhà máy.
Nhà máy phải nhập từ nước ngoài về, giá cả biến động theo quan hệ cung-cầu hàng hoá đó trên thị trường thế giới nên nếu không có dự báo tốt sẽ rất dễ gây ra tổn thất cho Nhà máy, chẳng hạn trong những tháng đầu năm 2003 giá một loạt nguyên vật liệu tăng dẫn đến Nhà máy luôn bị lỗ (giá thành vượt quá giá bán trong điều kiện Nhà máy len Hà Đông không thể tăng giá vì len của Trung Quốc hiện đã rẻ hơn len của Nhà máy 2000 đ/kg, nếu tiếp tục tăng giá nữa thì sản phẩm sản xuất ra sẽ không thể tiêu thụ được). Ba là, Công ty len Việt Nam nên xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại Nhà máy, đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng giúp xác định hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (vì vốn nhà nước làm mẫu số trong nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước giao của doanh nghiệp nhà nước), đồng thời giúp nhà quản lý tạo cho nhà máy một cơ cấu vốn (nợ-vốn chủ sở hữu) phù hợp.