MỤC LỤC
Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động sẽ giúp ta thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn trong các giai đoạn luân chuyển để xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động và tìm mọi biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu đồng trong từng điều kiện cụ thể. Quá trình vận động của vốn lưu động bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm.
Nói cách khác: Với mức luân chuyển vốn không thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn cũng như có thể tiết kiệm được một lượng vốn lưu động để có thể sử dụng vào việc khác. Thực chất của mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn lưu động (tạo ra. một doanh thu thuần lớn hơn) song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động.
M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động (doanh thu thuần) năm kế hoạch. K0, K1: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo, năm kế hoạch. động dự trữ), khâu sản xuất (vốn lưu động sản xuất) đến khâu lưu thông (vốn lưu động lưu thông) và vận động theo những vòng tuần hoàn. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn: có thể tiết kiệm vốn lưu động, nâng cao mức sinh lợi của vốn lưu động.
Thời gian luân chuyển vốn lưu động ngắn, số vòng luân chuyển vốn lưu động lớn khiến cho công việc quản lý và sử dụng vốn lưu động luôn luôn diễn ra thường xuyên, hàng ngày. Với vai trò to lớn như vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu.
Trong lưu thông, vốn lưu động đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Ở nước ta, để hoàn thành đường lối xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, yêu cầu phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của các doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Xét từ góc độ quản lý tài chính, yêu cầu cần phải nâng cao năng lực quản lý tài chính trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một nội dung quan trọng không chỉ đảm bảo lợi ích cho riêng doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa chung đối với nền kinh tế quốc dân.
Tiền mặt bản thân nó là tài sản không sinh lãi, tuy nhiên việc giữ tiền mặt trong kinh doanh rất quan trọng, xuất phát từ những lý do sau: Đảm bảo giao dịch hàng ngày; bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước được của các luồng tiền vào và ra; hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng. Trong các doanh nghiệp lớn, luồng tiền vào ra của doanh nghiệp hàng ngày là rất lớn, nên chi phí cho việc mua bán chứng khoán sẽ trở nên quá nhỏ so với cơ hội phí mất đi do lưu giữ một lượng tiền mặt nhàn rỗi do vậy hoạt động mua bán chứng khoán nên diễn ra hàng ngày ở các doanh nghiệp này.
Các nhân tố khách quan gồm các yếu tố xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp như: Môi trường kinh tế chính trị; Các chính sách về kinh tế của Nhà nước; Đặc điểm, tình hình và triển vọng phát triển của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động…Đây là những nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp nói riêng. Đó là các nhân tố như: Trình độ quản lý vốn của ban lãnh đạo doanh nghiệp, của cán bộ tài chính; Trình độ, năng lực của cán bộ tổ chức quản lý, sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp; Tính kinh tế và khoa học của các phương pháp mà doanh nghiệp áp dụng trong quản lý, sử dụng vốn lưu động….
Như ta đã phân tích, quản lý vốn lưu động gắn liền với quản lý tài sản lưu động bao gồm: quản lý tiền mặt và các chứng khoản thanh khoản; quản lý dự trữ, tồn kho; quản lý các khoản phải thu. Trong khi vận dụng các mộ hình quản lý vốn lưu động khoa học, doanh nghiệp cần phải biết kết hợp các mô hình tạo sự thống nhất trong quản lý tổng thể vốn lưu động của doanh nghiệp.
Tóm lại, qua quá trình phân tích, chúng ta đã thấy được vai trò của vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tuy nhiên phần lớn đều mang tính định hướng, việc áp dụng giải pháp nào, áp dụng giải pháp đó như thế nào còn tuỳ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
Đây là một sự cải thiện đáng kể trong hiệu quả sử dụng vốn lưu động nếu so sánh với năm 2001, tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, Công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ có thế mới đảm bảo được một chỗ đứng vững chắc và một sự phát triển lâu dài của Công ty. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý vốn lưu động của Công ty Từ những phân tích cụ thể về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Sông Đà 10 cũng như đã nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động phần này ta sẽ tổng hợp và đánh giá tổng thể thực trạng hiệu quả quản lý vốn lưu động nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp trong phần tiếp theo.
Nền kinh tế nước ta trong hơn một thập kỷ qua, với chính sách xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã có nhiều biến chuyển với sự phát triển của nhiền ngành nghề, nhiều thành phần kinh tế. Để hoà nhập với kinh tế thế giới, Nhà nước ta cần nghiên cứu và ban hành chế độ kế toán theo hướng phù hợp với chế độ kế toán quốc tế, tạo môi trường đồng nhất giúp các doanh nghiệp Việt Nam không bị bỡ ngỡ khi giao dịch với nước ngoài.
Song trong môi trường hội nhập kinh tế, sự phức tạp của các hoạt động ngày càng gia tăng khiến những kiếm quyết trong chế độ kế toán của Việt Nam bộ lộ. Bên cạnh đó, Bộ tài chính cần có những quy định cụ thể về công tác lập và nộp các báo cáo tài chính, công khai các chỉ tiêu tài chính nhằm tạo tính minh bạch và thói quen cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Đông thời Nhà nước cần giải quyết quan hệ nợ nần giữa các doanh nghiệp quốc doanh nhằm giải phóng vốn cho các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Sự chồng chéo, nhiều cấp bậc (Từ luật, nghị định, thông tư…) tạo khú khăn trong việc theo dừi và tuõn thủ của cỏc doanh nghiệp, hạn chế sự năng động, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Do vậy, mọi chính sách của Nhà nước cần hướng đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tạo một môi trường kinh tế, chính trị lành mạnh, vững chắc, đảm bảo những bước tiến vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội.